Tổng hợp những cuốn sách hồi ký, tùy bút, truyện ngắn hay làm lay động lòng người

0
1964
Sách hồi ký tùy bút hay nhất

Tổng hợp những cuốn sách thể loại hồi ký, tùy bút, truyện ngắn hay làm lay động lòng người

1. “Bánh mì thơm, cà phê đắng” của tác giả Ngô Thị Giáng Uyên

bánh mỳ thơm cà phê đắng

Bánh mì thơm cà phê đắng của tác giả Ngô Thị Giáng Uyên

Bánh Mì Thơm, Cà Phê Đắng như một cuốn sách tản mạn về những câu chuyện ăn uống nơi phương Tây lạnh giá, đồng thời còn là khám phá về những cảnh vật xung quanh, những con đường, những hàng phố, những dãy cây, những tòa nhà, kể cả những khung trời lộng gió trên tòa chung cư cao ngút.

Cuốn sách như những hương vị bất chợt thổi bùng các giác quan và lắng đọng cảm xúc khi tác giả dùng xong các món ăn mới. Đó như là sự kết nối những xúc cảm cực kì rung động, đánh thức những hưởng thụ những tưởng tượng và sự hài hòa đơn thuần trong hương vị “thơm” và “đắng” của tiêu đề, một sự quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam.

Không riêng gì những món ăn quê hương mà quyển sách còn ghi chú thêm về những thức ăn bản địa mà cô có dịp thưởng thức.

Không hề màu mè hay dài dòng, những điều đặc sắc cũng tự nhiên xuất hiện trong tâm trí ta, ta như ngửi được mùi thơm thoang thoáng, thấy được sắc màu đa dạng của chúng.

Đọc rồi mới thấy mình yêu đời hơn và sự cần thiết trong việc lên kế hoạch tận hưởng từng hương vị của cuộc sống, không lãng phí bất kỳ giây phút nào. Sách hồi ký tùy bút hay

2. “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng

những ngày thơ ấu

Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng

Người ta hay giấu giếm và che đậy sự thật, nhất là sự đáng buồn trong gia đình. Có lợi ích gì không?

Những ngày thơ ấu mà Nguyên Hồng kể lại, tôi không muốn biết là có nên hay không, tôi chỉ thấy trong những kỉ niệm cứ đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn.

Trên những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của con người. Sách hồi ký tùy bút hay

3. “Cát bụi chân ai” của tác giả Tô Hoài

cát bụi chân ai

Cát bụi chân ai của tác giả Tô Hoài

Mở đầu bằng mối giao tình giữa Tô Hoài và Nguyễn Tuân. Kết thúc bằng cái chết của Nguyễn Tuân. Giữa hai nhà văn đó là những kiếp nhân sinh chập chờn như những bóng ma chơi. Giữa hai nhà văn đó là không khí ngột ngạt của văn nghệ, kháng chiến, cách mạng và chính trị. Giữa hai nhà văn đó, cho tới khi có một người nằm xuống, đã một nửa thế kỷ trôi qua… (Hoàng Khởi Phong).

Tô Hoài đã khắc họa thành công các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt Tô Hoài không tô vẽ cầu kỳ, không thiêng liêng hóa hình tượng Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tuân không vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng. Chỉ điểm xiết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất… Sách hồi ký tùy bút hay

4. “John đi tìm Hùng” của tác giả Trần Hùng John

john đi tìm hùng

John đi tìm Hùng của tác giả Trần Hùng John

Trần Hùng John là cái tên đã trở nên khá quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam bởi chàng trai mới ngoài 20 tuổi này đã hai lần đi bộ xuyên Việt không mang theo tiền. Chuyến đi thứ nhất kéo dài 80 ngày để trải nghiệm và cảm nhận về đất nước con người Việt Nam và chuyến đi thứ hai kéo dài 40 ngày để kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay hỗ trợ vun đắp tương lai cho học sinh và cải thiện đời sống nông dân nghèo Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên ở Mỹ trong một gia đình gốc Việt, bố mẹ li dị từ nhỏ, Trần Hùng John cũng phải trải qua biết bao khó khăn, tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống trong một đại gia đình đông con nhiều cháu. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, Đại học Berkeley, Trần Hùng John sang Việt Nam tháng 8 năm 2012 du học theo chương trình trao đổi văn hóa. Đây là lần đầu tiên Hùng John tới Việt Nam.

Trước khi sang Việt Nam, hình ảnh về đất nước con người Việt Nam trong cậu đều qua những lời kể của bà của mẹ – đó là hình ảnh một đất nước Việt Nam vừa trải qua chiến tranh còn nghèo khó, cơ cực. Sau gần 2 năm sống ở Việt Nam, tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, tháng 5 năm 2012, Trần Hùng John quyết định đi bộ xuyên Việt không mang theo tiền để tự mình cảm nhận và trải nghiệm về đất nước, con người Việt Nam. Cậu học theo triết lý trong câu danh ngôn “Đừng nói với tôi bạn giỏi như thế nào, hãy kể cho tôi nghe bạn đã đi được những đâu”. Theo cậu, một người đi nhiều nơi sẽ có nhiều cơ hội nhìn thấy những điều mà không cuốn sách hay bức tranh nào có thể kể tả được, và những trải nghiệm đó có thể làm thay đổi một con người. Và cuốn sách John đi tìm Hùng là kết quả của chuyến đi này.

Đồng hành cùng Hùng John trong hành trình nhiều thú vị nhưng không kém phần mạo hiểm này, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy nhiều trải nghiệm mới mẻ về chính mảnh đất nơi mình từng sinh sống; hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam qua lăng kính của một chàng trai sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Sách hồi ký tùy bút hay

5. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của tác giả Đặng Thùy Trâm

nhật ký đặng thùy trâm

Nhật ký Đặng Thùy Trâm của tác giả Đặng Thùy Trâm

Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”. Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

6. “Hà Nội 36 phố phường” của tác giả Thạch Lam

hà nội 36 phố phường

Hà Nội 36 phố phường của tác giả Thạch Lam

Đặt trong bối cảnh đương thời thì Hà Nội băm sáu phố phường là một tác phẩm rất có ý nghĩa. Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 70 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường.

Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội băm sáu phố phường vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được”.

7. “Xách ba lô lên và đi” của tác giả Huyền Chip

xách balo lên và đi

Xách ba lô lên và đi của tác giả Huyền Chip

“Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” – “Châu Á là nhà. Đừng khóc!” có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã.

Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn đến cùng cực, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền.

Với “Đừng chết  ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.”

8. “Ba phút sự thật” của tác giả Phùng Quán

ba phút sự thật

Ba phút sự thật của tác giả Phùng Quán

Ba phút sự thật không phải chỉ ngắn ngủi để người đọc có thể đọc trong ba phút, cũng không xuề xoà hay tương đối như cái cách người ta vẫn hay nói đến sự thật. Ba phút sự thật – thật đến trần trụi, gai góc và đau lòng.

Trong sự thật ấy có một triết gia kỳ quặc, cô độc trong căn hộ bề bộn chỉ mải lo cho những vấn đề về con người và triết học mà quên béng đi thực tại, cũng quên luôn cả cơm áo gạo tiền hay danh vọng, địa vị. Đến nỗi cho đến lúc chết, hàng xóm của ông vẫn chẳng tin ông là người được truy điệu mà tivi đưa tin.

Trong sự thật ấy có một nhà thơ trong buổi kháng chiến nghèo khổ bộn bề đã đứng thẳng lưng, ngẩng cao đầu, can đảm, quyết liệt chống lại hiểm hoạ tham nhũng tàn phá đất nước.

9. “Vũ Trung tùy bút” của tác giả Phạm Đình Hổ

vũ trung tùy bút

Vũ Trung tùy bút của tác giả Phạm Đình Hổ

Vũ trung tùy bút, hiểu theo nghĩa tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là “muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc”

Tuyển tập những cuốn tùy bút, hồi ký, truyện ngắn hay

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 4.7]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Một đời thương thuyết – Phan Văn Trường
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ – Trác Nhã

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây