Tóm tắt & Review sách Phương pháp luyện não siêu trí nhớ – Vương Phong, Trần Lâm, Lưu Tô

0
53
Phương pháp luyện não siêu trí nhớ

Tóm tắt & Review sách Phương pháp luyện não siêu trí nhớ Từ nhà vô địch giải đấu trí nhớ thế giới – Vương Phong, Trần Lâm, Lưu Tô

1. Giới thiệu tác giả

Vương Phong: Người châu Á đầu tiên đoạt giải quán quân cuộc thi Trí nhớ Thế giới.

  • Giành danh hiệu “Bậc thầy của Trí nhớ Thế giới” suốt đời vào năm 2009.
  • Vô địch “Giải Vô địch Trí nhớ Thế giới” lần thứ 19 và 20, nắm giữ hàng loạt kỷ lục thế giới về trí nhớ:

+ Ghi nhớ chính xác 480 chữ số không theo quy luật trong vòng 5 phút, 200 chữ số tiếng Anh với duy nhất một lần nghe.

+ Ghi nhớ toàn bộ bộ bài Tây trong vòng 24.22 giây (thiết lập kỉ lục mới 19.80 giây vào năm 2015) và toàn bộ từ vựng tiếng Anh cấp 4 trong vòng 2 ngày.

  • Vô địch SIÊU TRÍ TUỆ Trung Quốc vào năm 2014 rồi trở thành đội trưởng đội Siêu Trí Tuệ Trung Quốc suốt 3 năm. Liên tục hạ gục hàng loạt đối thủ đến từ các nước trên thế giới. Trở thành giám khảo cuộc thi Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 1.

Trần Lâm: Huấn luyện viên của Bậc thầy Trí nhớ Thế giới

  • Đại sứ khuyến học cho giới trẻ.
  • Chủ nhiệm giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ quán quân Trí nhớ Thế giới.

Lưu Tô:

  • Nhớ chính xác 218 con số không theo quy luật chỉ trong vòng 1 tiếng tại cuộc thi Trí nhớ Thế giới lần thứ 19.
  • Năm 2021 đoạt Á Quân giải Vô địch Trí nhớ Thế giới lần thứ 20, nhớ chính xác 2640 con số không theo quy luật trong vòng 1 tiếng.

2. Giới thiệu tác phẩm

Cuốn sách bao gồm 12 phương pháp nâng cao trí nhớ có hệ thống kết hợp với 100 ví dụ minh hoạ sinh động do Vương Phong và đồng đội tổng kết ra, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức học tập nhưng vẫn đạt được thành thích cao.

3. Tóm tắt nội dung sách Phương pháp luyện não siêu trí nhớ

Ký ức thực sự chỉ còn 20% sau 31 ngày tiếp nhận?

Bạn có biết rằng lượng kiến thức tiếp nhận chỉ sau 1 giờ chỉ còn 40%? Đúng là như vậy đấy.

Đó là do cơ chế tự vệ xóa bớt những thông tin vô dụng đấy, nếu chúng ta cứ liên tục nạp thông tin thì não sẽ bị quá tải, lúc này não sẽ auto bật chế độ tự vệ để bảo vệ toàn năng quá trình ghi nhớ. Trên thực tế, mọi thông tin khi tiếp xúc lần đầu sẽ được lưu vào khu vực trí nhớ ngắn hạn. Nếu sau một thời gian không được nhắc lại hoặc không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị xếp vào hạng “vô dụng” và bị xóa đi.

Não bộ của chúng ta luôn vận hành hết công suất để ghi nhớ mà tại sao lại chỉ còn sót lại một mẩu thông tin thế kia nhỉ?

Trong biểu đồ Đường quên lãng của Ebbinghaus, chỉ sau 1h đồng hồ não bộ có thể quên đi ½ thông tin vừa thu nạp và 1 tuần sau chỉ có thể nhớ được khoảng 20%.

Thực tế thì chúng ta không thể nhớ được mọi thứ nhưng vẫn có cách để hạn chế tối đa lượng thông tin bị lãng quên. Hãy biến những thông tin tưởng như vô dụng thành hữu dụng bằng việc lặp lại thông tin đó qua 4 lần sau khi tiếp nhận. Lần đầu là ngay sau khi học; 3 lần tiếp theo theo chu kỳ: sau 15 – 20 phút, sau 6 – 8h và sau 24h. Vậy nên. nhớ chú ý sắp xếp thời gian ôn tập hiệu quả để đạt được hiệu quả ghi nhớ nữa nhé.

3 bài tập rèn luyện não bộ giúp bạn hiểu sâu nhớ lâu

Như bạn đã biết, trí nhớ của con người có thể cải thiện theo thời gian rèn luyện. Để có thể nhớ lâu và sâu thì ta cần các phương pháp luyện tập đúng đắn cho bộ não. Các bài tập này tạo cho não bộ có thói quen suy nghĩ và tư duy tích cực, hai bán cầu não trở nên linh hoạt hơn sẽ giúp cho việc ghi nhớ thông tin của bạn ngày càng tiến bộ.

1. Hệ thống thông tin

Trong bất kỳ lĩnh vực nào phân cấp thông tin đều nắm vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cả quy trình. Trong ghi nhớ cũng vậy, phân cấp thông tin chính là bước đầu tiên để bạn thực hiện quá trình ghi nhớ. Bằng cách “quy” những nội dung có liên quan với nhau thành một tổ nội dung rồi từ đó đạt được mục đích suy luận tương đồng.

2. Mã hóa thông tin

Mã hóa là chuyển đổi dữ liệu thành một đoạn mã, liên quan đến việc chuyển đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác. Hình thức mã hóa này khiến chúng ta không phải cố gắng ghi nhớ mà chúng ta có thể phát triển nội dung từ các nội dung thô.

3. Liên hệ chi tiết

Nếu có thể hệ thống một cách có phương pháp tất cả các thông tin cần ghi nhớ, sau đó thành lập mối liên hệ giữa ý nghĩa của các chữ cái thì chúng ta dễ dàng nhớ các chi tiết hơn.

Trên đây là 3 bài tập giúp não bộ vận động một cách khoa học và dần dần thích nghi với việc ghi nhớ, từ đó giảm dần thời gian để ghi nhớ và mang lại hiệu quả cao trong học tập và công việc.

Phương pháp tạo điểm nhấn để ghi nhớ nhanh và hiệu quả

Trong các phương pháp ghi nhớ, có một phương pháp được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả. Đó chính là Phương pháp điểm nhấn – diễn giải rộng các sự vật theo một trình tự nhất định, tạo thành một cái móc câu để liên kết với nội dung cần ghi nhớ.

1. Phương pháp tạo điểm nhấn bằng số học

Phương pháp tạo điểm nhấn bằng số học là phương pháp thường dùng nhất. Phương pháp này sử dụng các con số làm điểm nhấn giúp chúng ta ghi nhớ, cực kỳ thích hợp để nhớ thông tin có trình tự. Dùng phương pháp này bạn có thể nhớ được hết các thông tin một cách có hệ thống.

2. Phương pháp tạo điểm nhấn bằng tiêu đề

Phương pháp tạo điểm nhấn rất đa dạng về chủng loại. Đây là phương pháp dựa vào tiêu đề để nhớ câu trả lời, làm cho tiêu đề và đáp án hình thành mối quan hệ tương ứng.

3. Phương pháp tạo điểm nhấn bằng cơ thể

Đây là phương pháp tạo điểm nhấn sơ cấp, nó yêu cầu chúng ta phải tìm ra một số “điểm nhấn” quen thuộc trên cơ thể để hỗ trợ cho trí nhớ của chúng ta.

Phương pháp có quy tắc như sau: Khi bạn muốn nhớ ký điều gì đó, bạn sẽ liên hệ nó với sự vật, sự việc mà bạn quen thuộc. Vị trí của mỗi bộ phận trên cơ thể là thứu mà chúng ta quen thuộc nhất, thế nên khi muốn nhớ kỹ điều gì thì đều có thể dùng cơ thể của mình để tạo điểm nhấn.

Tuyệt chiêu ghi nhớ các môn Khoa học tự nhiên

Các môn khoa học tự nhiên nhất là môn Hóa lâu nay vẫn là cửa ải khó vượt qua của nhiều bạn học khối xã hội. Cân bằng phương trình hóa học sai tùm lum tè le, giải toán không ra đáp án, … Bạn đã tìm hiểu được lý do tận gốc tại sao việc ghi nhớ công thức lại khó khăn như thế chưa? Và có cách nào giúp vận dụng và “đánh tan nỗi nhọc nhằn” này không?

– Phương pháp hình ảnh sơ lược dùng để ghi nhớ các thí nghiệm vật lý. Nếu bắt gặp đề tài với dạng so sánh và phân tích số liệu thì bạn có thể vận dụng phương pháp này để ghi nhớ. Ví dụ để nhớ “Quy luật tạo ảnh của thấu kính lồi”, sử dụng hình minh họa và phương pháp vần điệu như sau: “Một, phân rõ ảnh ảo và ảnh thật. Hai, phân độ lớn nhỏ của ảnh. Ảnh thật thì đảo ngược, ảnh ảo thì cùng chiều. Vật càng gần ảnh càng lớn, vật càng xa ảnh càng nhỏ”

– Phương pháp sơ đồ tư duy dùng để ghi nhớ đặc điểm của mạch điện: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức > Vận dụng cách lý giải và ký hiệu để ghi nhớ. Thử chuyển đổi số liệu thành hình tượng mã hóa rồi tiến hành liên tưởng ghép đôi xem nhé.

– Phương pháp liên tưởng câu chuyện để ghi nhớ những kiến thức ngắn gọn. Chẳng hạn từ kiến thức về những loại cá “hóa thạch sống” là cá sấu Dương Tử, Ngân Sam, Củng Đồng. Bạn có thể tạo thành một câu chuyện về cá sấu Dương Tử bò lên trên cây Ngân Sam ăn Củng Đồng và tất cả đều hóa thạch.

– Phương pháp liên tưởng ghép đôi để nhớ các chứng bệnh do thiếu vitamin. “Thiếu vitamin E dẫn đến sảy thai, sinh non”, thử mã hóa E thành “ác” và tạo nên câu chuyện về một kẻ ác bắt cô ấy sinh non hoặc sảy thai nhé.

Những cách ghi nhớ trên sẽ được vận dụng phụ thuộc vào mức độ và khối lượng kiến thức.

4. Đánh giá sách Phương pháp luyện não siêu trí nhớ Từ nhà vô địch giải đấu trí nhớ thế giới

Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng 10% khả năng ghi nhớ của mình cho tới cuối đời.

– Bạn gặp khó khăn trong việc nhớ số liên lạc trong danh bạ điện thoại? Thực ra là do bạn chưa chủ động ghi nhớ những con số.

– Cả buổi tối ngồi học từ vựng, sáng mai chữ nghĩa đã bay đi đâu mất? Thực ra là do bạn chưa tìm ra đúng phương pháp ghi nhớ sâu.

– Bạn cho rằng mình là một người “não cá vàng” bẩm sinh? Thực ra là nếu có sự luyện tập, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

Nhớ nhanh – nhớ lâu – nhớ sâu. Khả năng ghi nhớ không phải do năng khiếu, mà chúng ta có thể rèn luyện được. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ nhanh hay tạm thời, chúng ta phải hướng đến việc rèn luyện để có thể ghi nhớ sâu sắc và lâu dài. Đó cũng chính là những gì “Bậc thầy ghi nhớ Thế Giới” Vương Phong đúc rút ra trong cuốn sách “Phương Pháp Luyện Não Siêu Trí Nhớ”.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Phương pháp luyện não siêu trí nhớ

Tóm tắt & Review sách Phương pháp luyện não siêu trí nhớ – Vương Phong, Trần Lâm, Lưu Tô

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Trốn lên mái nhà để khóc – Lam
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Digital Marketing – Chiến lược là lược đi để chiến – Nguyễn Tiến Huy, Hoàng Anh Thư

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây