Tóm tắt & Review sách Khi Kẻ Tàn Ác Thường Sống Thảnh Thơi … – Bom-ssok, Seo Je-hak

0
229
Khi kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi

Tóm tắt & Review sách Khi Kẻ Tàn Ác Thường Sống Thảnh Thơi … – Bom-ssok, Seo Je-hak

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả của cuốn sách này Bom-ssok và Seo Ke-hak.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Khi kẻ tàn ác thường sốnb thảnh thơi” là sách tâm lý trong bộ sách tâm lý Hàn Quốc của bộ đôi tác giả Bom-ssok và Seo Je-hak. Bằng những trải nghiệm và rút ra mấu chốt của việc “vượt quá giới hạn” tác giả muốn truyền đạt những kinh nghiệm để “bảo hiểm” cho nỗi thống khổ mà độc giả bất ngờ gặp trên đường đời. Qua thái độ cương quyết và lối hành văn dí dỏm, cuốn sách sẽ giúp bạn tìm kiếm một số phương pháp duy trì giới hạn nội tại – để những bất an, ân hận và bận tâm không còn xâm phạm đến hạnh phúc riêng của bạn nữa.

3. Tóm tắt nội dung sách Khi kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi…

Bạn đang quá mệt mỏi?

Ở vế thứ hai, trưởng phòng coi lời nói đó là tiêu cực và yêu cầu tôi cố gắng tối đa không buột miệng nói ra lời, nhưng tôi nghĩ chính câu “Mệt chết mất” lại là câu cầu cứu thể hiện ý chí tích cực nhất. Nghĩ lại mới thấy trong ngày hôm nay, tôi chưa gặp phải “chuyện thực sự khiến mình mệt đến chết”. Tất nhiên cũng có nhiều ngày tôi bị căng thẳng cao độ và hiện tượng tử vong do làm việc quá sức cũng xảy ra trong đời sống thực tế. Tuy nhiên, thật may là một người sau giờ làm vẫn đủ sức mua và xách 12 lon bia loại 10.000 won/4 lon, trước khi đi ngủ vẫn còn sức mạnh tinh thần bỏ ra tới 40 phút để lựa chọn sẽ xem gì trên Netflix, thì vẫn chưa phải lo tới việc sẽ chết vì quá mệt.

Cuộc sống của chúng ta cũng tương tự hệ thống level trong video game. Nhân vật chính khi đã trải qua thử thách, tiêu diệt được nhiều kẻ địch mạnh và khó khăn thì sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và khi level tăng thì ta sẽ chỉ cần một đòn là tiêu diệt gọn kẻ địch mà bản thân từng sợ hãi lúc mới bắt đầu chơi. Tất nhiên không thể coi thường “vật phẩm dùng tiền mua” trong game nhưng về cơ bản thì mức độ khó của cửa ải và level là tỷ lệ thuận với nhau. Nếu nhân vật chính chỉ vào game để xem khung cảnh đồ họa, dành thời gian vào việc trò chuyện với dân làng trong game thì cuộc sống của người đó không có gì vất vả nhưng sẽ mãi ở lại level thấp mà thôi.

Chúng ta coi câu “Mệt chết mất” như bài ca lao động và khi hoàn thành công việc một ngày, ít nhất ta phải tự nhủ mình đã học được kinh nghiệm nào đó từ sự vất vả và tự khen ngợi bản thân mình. Đó là bí quyết để ta phòng tránh những vấn đề trong cuộc sống, là kiến thức để ta giải quyết dễ dàng hơn khi phải đối diện với các vấn đề và cũng là nội lực để ta hồi phục nhanh chóng sau khi bị tổn thương.

Nhân vật chính là tôi cũng đang suy nghĩ một cách tích cực là mình đã tăng level sau ngày hôm nay và cố gắng sử dụng những vật phẩm giúp hồi phục sức mạnh tinh thần. Tôi sẽ cầm một lon bia, ngồi trước tivi và lẩm nhẩm câu thần chú.

“Ôi trời ơi, mệt chết đi được!”

Lịch sự với người bất lịch sự

Nếu phải kể ra toàn bộ những tai nạn thống khổ mà tôi từng trải qua ở chỗ làm thì có lẽ cuốn sách này sẽ trở thành cuốn tiểu thuyết dài tập, nhưng công ty tôi cũng có một ưu điểm. Đó là không yêu cầu nhân viên mặc trang phục công sở hằng ngày.

Tuy chưa tới mức tự do như một vài công ty ở Bundang cho phép mặc quần cộc, đi dép lê và mang theo thú cưng, nhưng ít nhất mỗi sáng chúng tôi không phải thể hiện số mệnh của mình bằng nghệ thuật trình diễn và thắt cổ bằng cà vạt. Đây chắc chắn là quyền lợi to lớn của những nhân viên công sở vốn chỉ cần lên công ty thôi cũng đã thấy ngột ngạt lắm rồi. Tôi là kiểu người như vậy. Và những hôm có phát biểu quan trọng hoặc đi viếng tang lễ sau khi hết giờ làm thì tôi thường mặc vest đến công ty, nhưng mỗi lúc như vậy, tôi lại bị một tiền bối ác mó trêu đùa thế này.

“Gì thế này? Không phải là cậu định đi phỏng vấn ở đâu đấy chứ?”

“Nếu muốn nghỉ việc thì cậu nhớ nói sớm đấy. Tôi còn phải tìm người làm thay.”

Chính vì những lời nói theo kiểu bông đùa như vậy trước mắt nhiều nhân viên khác trong văn phòng mà hồi đầu mới đi làm, tôi đã co rúm người lo sợ biết đâu sẽ bị nghi ngờ không cần thiết.

“Không… Làm xong tôi phải đi viếng tang lễ. Thật mà!”

Tôi không làm gì sai, vậy mà cả ngày tôi phải lúng túng như thể một tội đồ và để ý thái độ của mọi người trong văn phòng. Một ngày khác, khi tôi có bài phát biểu quan trọng cũng vậy, tiền bối đó lại tiếp tục buông câu đùa dai một cách bất lịch sự. Cứ như thể ông ta ghi vào tờ giấy nhớ nào đó và nghiễm nhiên nói ra không sai một từ nào tới mức khiến người khác phải kinh ngạc. Không biết có phải vì đã kiệt sức với những lời đùa cợt vô nghĩa hay vì ông ta mà trong lòng thực sự nảy sinh ý định nghỉ việc, tôi đã đáp trả bằng một câu đùa tương tự “Vâng. Tôi chỉ còn vòng phỏng vấn với ban lãnh đạo nữa thôi, không biết có ổn không đây ^^”. Trong phút chốc, cả thế gian như ngưng đọng, tiếng kim giây đồng hồ trong phòng nghe rõ một cách lạ thường, chính xác là sau khi kim giây di chuyển 4 lần ông ta mới mở miệng.

“Cậu chán đi làm công ty rồi à? Bây giờ cậu dám đe dọa tôi là sẽ nghỉ việc sao?!”

Chất giọng tức giận của tiền bối nóng bỏng chẳng khác nào nước thịt chảy từ một bên chiếc bánh bao mandu, tôi có cảm giác đầu lưỡi bỏng rát “Á, nóng quá!” Hoang mang trước thái độ nghiêm trọng và to tiếng của ông ta, tôi chỉ còn biết cúi đầu xin lỗi mấy lần. Đúng là một tai nạn thống khổ quá rõ ràng.

Tôi đã làm gì sai? Tôi đâu cần phải đe dọa là nghỉ việc với một người không có quyền điều động nhân sự như ông ta, và thật ra sau khi hết giờ làm, cho dù tôi đi viếng tang lễ hay phỏng vấn chăng nữa thì ông ta cũng không có quyền can dự. Tất nhiên, lời nói đùa về nhảy việc của một hậu bối cũng có thể khiến một người thiếu năng lực như ông ta cảm thấy khó chịu.

Đáng lẽ trước tiên ông ta phải nghĩ được rằng những lời đùa cợt lặp đi lặp lại về việc đi phỏng vấn dành cho một người chưa nghĩ tới chuyện nghỉ việc như tôi là không cần thiết và có thể gieo mầm mống bất an, bất hòa giữa các đồng nghiệp trong công ty.

Bây giờ nghĩ lại mới thấy tôi thật ngây thơ. Khi đối phương phun ra những câu nói với ý đồ xấu, tôi chỉ thấy đó là một hình thức “đùa bỡn” và phán đoán nhầm rằng đó không phải là ác ý. Nhưng trong câu đùa của ông ta hoàn toàn không có sự dí dỏm hay thân thiện, mà rõ ràng tất cả chỉ nhằm công kích và hạ bệ tôi để rồi củng cố chỗ đứng của ông ta. Nó có hàm chứa ý đồ xấu xa. Nếu là bây giờ thì chắc chắn chỉ cần liếc mắt, tôi cũng nhìn rõ ý đồ ấy và không thèm phản ứng lại hoặc đáp trả tương tự.

Khi đối phương phun ra những lời đầy ác ý chẳng khác nào phun nước bọt thì chúng ta không cần phải tiếp nhận. Phép lịch sự đáp lại khi đối phương là tiền bối, cấp trên chỉ áp dụng trong những cuộc đối thoại giữa những người có ý thức. Với những lời ác ý thì chúng ta phải hoàn toàn bỏ ngoài tai hoặc ăn miếng trả miếng. Đó chính là thái độ lịch sự dành cho những kẻ không biết phép lịch sự.

Vài năm trôi qua, bây giờ ông ta tuy chưa nghỉ việc nhưng đã bị thuyên chuyển sang phòng ban khác, và vào những ngày mặc vest đi làm thì ngoài câu “Nhìn cậu có vẻ mặc hơi nhiều áo”, tôi không còn phải chịu thêm bất kỳ câu khó nghe nào nữa. (Một điều hơi buồn: đúng là tôi đã lên cân…) Tóm lại, dù sao mọi chuyện cũng đã qua, hôm nào gặp ông ta ở sảnh, tôi phải hỏi thăm trước mới được.

“Nhìn anh tươi tỉnh quá. Anh đi phỏng vấn ở đâu phải không?”

Người đàn ông biết từ bỏ

“Đúng vậy, tôi là Mitsui Hisashi. Người đàn ông không bao giờ từ bỏ.”

Đây là một trong các câu nói nổi tiếng nhất trong bộ manga Slam Dunk kiệt tác của thời đại mới. Những người bạn trai đồng trang lứa với tôi khi chơi bóng rổ đều từng hét to “Tôi là người không bao giờ từ bỏ!” rồi ném bóng. Tất nhiên quả bóng của họ tạo một đường parabol thật đẹp và thường xuyên bay thật xa so với rổ…

Không từ bỏ là một việc rất ngầu. Đó là không chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào và cố gắng hoàn thành đến cuối ước muốn của mình. Đây là đức tính bắt buộc phải có ở những nhân vật chính trong sách truyện hoặc trên phim truyền hình. Nhưng bây giờ, khi đã nhiều tuổi, thể lực giảm sút, vẫn còn quá nhiều việc phải làm mà thời gian ngày một trôi qua nhanh chóng, tôi đã thử suy nghĩ lại về việc từ bỏ. Có khoảng 3 lý do khiến ta không thể từ bỏ.

  1. Vô cùng thiết tha mong muốn điều gì đó.
  2. Ám ảnh về thời gian, nỗ lực, công sức ban đầu đã bỏ ra cho tới nay.
  3. Cảm thấy hổ thẹn vì từ bỏ, lo sợ ánh mắt phán xét.

Nếu lý do là câu 1 thì tôi vẫn muốn ủng hộ bạn phần nào. Nhưng nếu lý do là câu 2 hay 3 thì tôi thật lòng khuyên bạn hãy nghĩ đến việc từ bỏ.

Thực ra từ bỏ cũng không phải là việc xấu đến vậy. Từ nhỏ chúng ta đã tiếp xúc với truyền thông hay sách vở có xu hướng đồng nhất “Từ bỏ = thất bại”. Tuy nhiên, khác với thất bại, ở từ bỏ thì chủ thể quyết định là bản thân ta, nên đây có thể là một việc ý nghĩa. Thất bại nghĩa là ta ở trạng thái bị động còn từ bỏ nghĩa là ta tự chủ động quyết định, vì vậy điều quan trọng là ta phải hiểu được tầm quan trọng của “từ bỏ một cách thông thái” hơn là cứ “nhất quyết không được từ bỏ”.

Tôi lấy ví dụ về những người đắm đuối với cổ phiếu. Cho dù rất nhiều chỉ số phân tích về tương lai đã chỉ ra tín hiệu cổ phiếu đó sẽ rớt giá, nhưng họ vẫn tiếc nuối “Từ trước tới nay mình đã mất bao nhiêu tiền!”, “Mất bao thời gian!”, “Ít nhất mình phải lấy lại tiền vốn chứ!”. Cứ như vậy, số tiền vốn họ phải tìm lại sẽ ngày một nhiều hơn, vì bỏ lỡ thời điểm có thể dừng lại nên họ càng mất thêm nhiều chi phí cơ hội. Dù bị lỗ một chút nhưng nếu họ phán đoán nhanh nhạy và quyết đoán cắt lỗ để bảo vệ tiền vốn thì sau này khi đầu tư và chỗ khác, biết đâu họ sẽ không bị lỗ mà còn có cơ hội kiếm lãi nhiều hơn.

Một đồng nghiệp ở công ty cũ của tôi đã quyết định từ bỏ công việc ổn định để quay lại thi đại học. Dù khá mệt mỏi với ý kiến từ xung quanh rằng “Không thấy phí thời gian, nỗ lực tìm việc và đi làm trong thời gian qua hay sao?” và những quan điểm tiêu cực như “Phải chăng vì không chịu nổi môi trường làm việc khắc nghiệt nên mới phải trốn chạy?”, cô ấy vẫn can đảm từ bỏ và theo đuổi nghề giáo. Và bây giờ, chỉ cần nhìn vào nụ cười hạnh phúc bên cạnh học sinh mà cô chưa từng một lần thể hiện ở công ty cũ là chúng ta cũng hiểu kết quả của quyết định dũng cảm ấy.

Tóm lại, có thể nói rằng từ bỏ một cách thông thái không những không phải thất bại, mà còn là cơ hội để hướng tới mục tiêu mới. Hãy nhớ một điều rằng – giống như một đứa trẻ hai tay đầy kẹo vẫn muốn lấy thêm kẹo dẻo marshmallow ở đĩa bên cạnh – nếu cứ tiếc nuối, ám ảnh và chần chừ chỉ vì mải để ý thái độ của những người xung quanh thì rất có thể chúng ta sẽ đồng thời bỏ lỡ cơ hội ở quá khứ, hiện tại và tương lai.

Có một câu nói hài hước là “Pogi là từ chỉ dùng khi muối kim chi cải thảo mà thôi.”1. Nhưng trong thời đại ngày nay, thật khó để mỗi người tự muối kim chi ăn. Vì vậy, từ nay chúng ta hãy sử dụng từ “Pogi” này cả trong với nghĩa là đem “muối” hết tất cả những ám ảnh, tiếc nuối, lo lắng về những thứ đang nắm trong tay và đi tìm cơ hội, tương lai, hy vọng mới tốt đẹp hơn.

4. Đánh giá sách Khi kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi…

“Vượt quá giới hạn” đúng là thói quen của những kẻ chuyên gây ra tai nạn thống khổ và giống như việc “không cần phải nếm thử để biết thứ trước mắt là phân hay tương đậu”, chúng ta không cần dính líu tới những kẻ như vậy. Hãy biến những thống khổ gặp phải ở tiếp điểm với họ trở thành yếu tố để rèn luyện sức chịu đựng, đọc sách để trau dồi sự mạnh mẽ của tâm hồn và tập gym để cơ thể thêm cường tráng. Thống khổ là thống khổ, chửi mắng là chửi mắng, stress cũng chỉ là stress mà thôi.

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua nhiều thất bại và vẫn đang rèn luyện để trân trọng và yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Điều quan trọng là hãy luôn là chính mình cả lúc thất bại hay thành công, chỉ cần luôn công nhận và tin tưởng vào bản thân thì chúng ta hoàn toàn có thể chạm tới vạch đích hạnh phúc do mình tự đề ra chứ không phải là thất bại mà xã hội gán ghép.

Cuốn sách “Khi kẻ tàn ác thường sống thành thơi” có nội dung nhẹ nhàng, có nhiều hình ảnh minh hoạ dễ hiểu. Hy vọng rằng kinh nghiệm ứng phó khôn khéo của tác giảvới những kẻ phản diện kể trên sẽ góp ích cho quý độc giả, những người mang tâm hồn lương thiện chẳng may gặp phải nỗi thống khổ tương tự.

“Khi kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi”- Mong bạn có thể chữa lành và tạo ra hạnh phúc của riêng bạn.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Khi kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi

Tóm tắt & Review sách Khi Kẻ Tàn Ác Thường Sống Thảnh Thơi … – Bom-ssok, Seo Je-hak

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Khám phá và chữa lành 16 kiểu tính cách qua MBTI – Kim So Na, Lee Se Jin
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Cẩm Nang Khám Phá Cơ Thể Người – George Ivanoff

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây