Tóm tắt & Review tiểu thuyết Hoàng hôn cuối – Trần Hoài Sơn

0
168
Hoàng hôn cuối

Tóm tắt & Review tiểu thuyết Hoàng hôn cuối – Trần Hoài Sơn

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả Trần Hoài Sơn, sinh ngày 25/7, quê Phú Thọ. Anh đã tốt nghiệp MBA tại trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Thông tin khác không được chia sẻ nhiều.

2. Giới thiệu tác phẩm

Cuốn sách “Hoàng hôn cuối” được phát hành vào tháng 3 năm 2021. Với cuốn sách này, tác giả Trần Hoài Sơn đã chọn một chủ đề đang ẩn sâu trong góc tối xã hội mà có lẽ nhiều người không biết để chắp bút cho quyển tiểu thuyết đầu tay của mình. Tác giả kể cho độc giả nghe về cuộc đời của một người con gái bị bán sang Trung Quốc. Cuộc đời của nhân vật chính trong truyện tác giả đặt tên là “nàng” nghe nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng số phận nàng lại như một chuyến tàu xuyên qua mười tám tầng địa ngục, chỉ vì một quyết định sai lầm, bước nhằm lên chuyến tàu định mệnh ấy. “Hoàng hôn cuối” ngay cái tựa đề tác giả đặt đã nói lên cuộc đời của nhân vật sẽ chẳng thể nào là một cái kết thúc có hậu như bao quyển tiểu thuyết ngôn tình khác.

3. Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Hoàng hôn cuối

PHẦN TRUYỆN

Phần đầu cuốn sách là một câu chuyện đời, như cách tác giả trình bày bằng những con chữ thản nhiên, nhưng đầy xót xa, như chuỗi domino lỗi một nhịp mà đổ rạp cả hàng. Nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Hoàng hôn cuối – mới vào những trang đầu đã khiến người đọc chuẩn bị tâm thế để bước vào một câu chuyện dài, mà địa ngục có mười tám tầng, và nàng mới bước xuống tầng thứ nhất.

Tầng thứ nhất, hay lần lượt từng tầng cho đến tầng mười tám, đều dường như quanh quất đâu đây những số phận của hiện thực cuộc sống. Dường như họ không có lối thoát. Dường như họ bị bỏ rơi, như chuỗi hạt nhân gian bị đứt tung, văng đâu đó, cô đơn quạnh quẽ…

Đây là câu chuyện của thực tế. Những người phụ nữ bị bán qua biên giới, bị ép làm gái mại dâm, bị ngược đãi. Chọn cốt truyện này, tác giả đã mạnh dạn phơi bày những ẩn sự phía sau xã hội Việt Nam hiện đại, trong hành trình xây dựng phát triển. Nơi có chỉ số hạnh phúc cao. Nhưng cũng là nơi có những số phận éo le, do cuộc đời xô đẩy vào những vùng khuất tối; không tự vượt thoát, hay không muốn vượt thoát; do thói quen, hay do sự trì níu của thói quen? Có thể thấy tính cách thụ động của nhân vật qua những miêu tả của tác giả: “Không cầu xin. Không dông dài. Hỏi gì đáp nấy. Dù tâm có đau đớn cách mấy nàng cũng ý thức được hoàn cảnh của mình. Nàng đã bị lừa bán vào động quỷ rồi…

Và tác giả đặt nhân vật nàng giữa những luồng vô năng vô định cõi hỗn mang, đẹp mà u tối, bền gan nhưng thụ động, hiểu biết nhưng đưa chân. Tác giả, với khả năng nhận thức giáo lý Nhà Phật, đã lý giải nhân sinh theo cách của mình: “Nàng – cũng như bao kiếp người, như một câu hỏi muôn thuở mãi vẫn chưa có câu trả lời trong Phật Giáo: “Nếu tự tại tạo tác ra chúng sinh, thì ai tạo tác ra tự tại? Nếu tự tại tự tạo tác lấy mình, thì không phải, cũng như vạn vật không thể tự tạo tác lấy mình được. Nếu có kẻ khác tạo tác ra mình thì không gọi được là tự tại nữa. Nếu là tự tại tạo tác ra vạn vật, thì tạo tác vạn vật ở chỗ nào?”. Đứng trước số phận, kỳ thực, ai cũng phải cúi mình, bất lực trước vô thường…”

Nhân vật nàng bị bán qua biên giới để làm gái bán hoa. Với những cảnh luống xảy ra trên đất người. Với những nhân vật đồng lúc trình diện bản chất hình hài, mỗi người mỗi số phận. Nhưng đều thuộc hạng bần cùng dưới đáy xã hội. Dù vẻ ngoài của họ được đeo bọc vàng bạc, xa hoa. Hay những trăn trở, hy vọng, đau khổ, mơ hồ, chấp nhận… của những cô gái bán hoa rẻ tiền bị trói chặt bằng những thủ đoạn của chủ chứa. Nhưng nàng cũng có được hạnh phúc đích thực. Khi một người đàn ông của định mệnh đã nói câu: Anh muốn dẫn em về ra mắt gia đình anh. Hạnh phúc là điều luôn sáng rỡ, có thật. Chỉ có nàng là không thể đón nhận hạnh phúc đời thường.

Câu chuyện dài được kết thúc bằng hình ảnh nhân vật được giác ngộ, được dẫn dắt hướng tới cõi Niết Bàn: Trong ánh le lói cuối cùng của buổi hoàng hôn, nàng nghe tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng rồi rơi rớt xuống ánh chiều hôm ấy, sau đó tan loãng vào cõi tĩnh tịch hư không. Vạn vật dường như cũng cộng hưởng cùng từng hồi chuông chùa mà lắng đọng một dáng vẻ an nhiên và trầm mặc. Trong cái bao la của đất trời, trước sự vĩnh hằng của vũ trụ, cuộc đời, phải chăng chỉ như một hơi thở rất nhẹ và mong manh, chỉ một thoáng qua là biến mất, tịch không vết tích? Chuông chùa, lại như lời nhắn nhủ của Đức Phật từ bi và thông tuệ: “Tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo duyên diệt”.

PHẦN THƠ

“1.
Niềm khắc khoải mang đầy bóng tối
Bên cuộc đời lạc lối lầm than
Bơ vơ cánh nhạn lục đàn
Phận duyên phủ ngập xuống toàn tại ương

Sao chẳng có ai thương tôi hết
Bộn bề này đủ một mới rồi
Tìm đâu điểm tựa cho tôi
Buông xuôi tất cả thì thôi còn gì?

Hạnh phúc bỏ tôi đi vĩnh viễn
Ủ rũ chờ đưa tiễn linh hồn
Vọng nghe âm hưởng dập dồn
Nhịp buồn ai oán lòng chôn niệm tà

Khi bất chợt ngộ ra “bản ngã”
Cái tát này nghiệt ngã trời ơi
Đau không diễn tả thành lời
Quằn cơn tê dại hỏi Trời tại sao?

Tôi nhớ mẹ cồn cào gan ruột
Nhớ gia đình lạnh buốt tim côi
Đường về giờ quá xa xôi
HIV … đọa đày tôi … kiếp người …”

“2.
Cuộc gặp gỡ năm mười sáu tuổi
Một chiều thu rong ruổi công viên
Gặp anh đàn hát hồn nhiên
Nụ cười lãng tử gieo phiền hồn em

Kể từ đó lòng đem thương nhớ
Đêm với ngày trăn trở hình anh
Đẹp trai đàn giỏi đã đành
Nụ cười giết chết trường thành nữ nhi

Ngây thơ có biết gì phúc họa
Mặc lửa yêu lan tỏa thịt da
Men tinh chuyếnh choáng ngà ngà
Bỏ bê bài vở, sa đà cuộc chơi

Mỉa mai cái sự đợi là vậy
Chán em rồi anh phẩy tay ngay
Bẽ bàng khóc suốt mấy ngày
Hóa ra anh cũng chỉ bày trò thôi.”

“3.
Cũng phải một tháng rồi chẳng thấy
Cái thai này đùn đẩy cho ai
Giam mình phòng kín then cài
Mới mười bảy tuổi mang thai thật à?

Hoang mang sợ gièm pha dị nghị
Miệng lưỡi đời họ phỉ báng cho
Sợ cha mẹ biết lại lo
Tôi ơi ngu dại, con bò còn khôn

Chỉ có thể tan hồn lạc phách
Nhẫn tâm xin đừng trách con ơi
Ra đi cầu nguyện thảnh thơi
Bất nhân như mẹ đạo Trời có dung?

Đêm mộng mị hãi hùng mấy tháng
Con trở về đòi mạng mẹ luôn
Con ơi mẹ cũng đau buồn
Sự rồi biết hỏi ngọn nguồn sao đang?”

“4.
Đâu lắm kẻ sỗ sàng dò hỏi
Phá mấy lần? Đúng thói ăn chơi
Học đòi loại gái lả lơi
Người ta nhục mạ nặng lời sao ngơ?

Vì sao lại ra cơ sự vậy?
Tôi biết còn tin cậy ai đây
Tôi sao suy nghĩ thơ ngây
Nghe lời dị nghị mình đầy vết thương

Ba phẫn nộ: “Ra đường bươn chải
Đâu ra loại con gái như mày
Tao từ màu cút đi ngay
Gia đình đoạn tuyệt từ nay đừng về”

Ôi đau đơn ê chề nhục nhã
Ba đang tâm thóa mạ vậy ư?
Dẫu rằng con gái có hư
Cũng đâu đến nỗi phải từ mặt con

Cuộc đời hỏi tôi còn gì nữa
Bước đường cùng lần lữa điều chỉ
Tà dương khăn gói ra đi
Đâu hay từ đó biệt ly suốt đời

Màn đêm tối rụng với quanh quẽ
Bước chân đi lặng lẽ canh trường
Phũ phòng ánh mắt xem thường
Gia đình bè bạn tuyệt đường mà đau

Giá đừng có gặp nhau ngày ấy
Giá tôi đừng tin cậy nơi anh
Vì tôi bồng bột nên đành
Giấc mơ tuổi trẻ tan tành từ đây

Kết cục dẫu ngập đầy tê tái
Xóa lỗi lầm, làm lại cuộc đời
Xin từ bỏ thói ăn chơi
Ăn năn sám hối mong Trời xót thương.”

“5.
Lên Hà Nội tìm đường bươn chải
Kiếm việc làm, trang trải hằng ngày
Việc gì cũng phải đến tay
Nhọc nhằn khổ sở xưa nay mới từng

Mẹ có dặn: “Đây rừng cạm bẫy
Tự biết mà giữ lấy mình đi
Chờ ba mày ổng nguôi đi
Quay về xin lỗi nằn nì ống tha”

Cũng có kẻ lân la chào gọi
Dân giang hồ lọc lõi mọc mời
Lương cao việc nhẹ rất hời
Chỉ cần đồng ý là đời lên hương

Hiểm nguy chẳng thể lường hết được
Thôi thì phòng tránh trước vẫn hơn
Bưng bê phục vụ chẳng hờn
Minh quang chính đại vẫn hơn nhập nhằng

Mười bảy tuổi không bằng không cấp
Mới ra đời va vấp cũng chưa
Nhọc nhằn mà lại nhớ xưa
Nấu cơm giặt giũ cũng chưa phải làm

Giọt nước mắt tham lam rớt xuống
Ủ rũ người, luống cuống tay chân
Tự mình hủy hoại phá thân
Nghĩ suy dằn vặt tâm thần mê man

Khi tựa cửa nghe màn đêm xuống
Nói cô miên mục ruỗng thở than
Một mình khóc đến giọng khàn
Lặng nhìn phía trước muôn vàn khó khăn

Tôi chẳng biết vách ngăn số phận
Đang âm thẩm tuyệt tận buông rơi
Quỷ sai địa ngục gọi mời
Bức tranh biếm họa cuộc đời thê lương.”

4. Cảm nhận và đánh giá tiểu thuyết Hoàng hôn cuối

Cuốn tiểu thuyết kết thúc bằng chuỗi thiên thơ, như mô tả lại cảm xúc của chính tác giả với nhân vật của mình:

Buổi vô thủy bụi trần rũ sạch Nghiệp âu là, đâu trách chi ai Kiên cường hướng đến ngày mai Nguyện xin núp bóng Phật đài chở che.

Dùng thể loại ngôn tình ngược luyến (tình tiết khiến người đọc rơi lệ, vì nhân vật chịu khổ vì tình, hoặc bị người khác chèn ép ngược đãi không ngóc nổi đầu, mang tâm bệnh…), cây bút trẻ Trần Hoài Sơn lần đầu tiên trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, tự tin câu chữ, quyết liệt ý tưởng, bằng những chương những trường đoạn như những bức tranh phức hợp đan xen; dẫn người đọc đi trên lối đi hẹp, nhưng đầy hỗn mang cõi sống. – Nhà văn Võ Thị Xuân Hà

“Tôi bị cuốn vào nhịp thở của từng đoạn, từng khúc, tới nỗi đắm đuối, tới nỗi ngụp sâu trong cơn đau, trong tủi hờn, trong ánh hoàng hôn đầy xót xa của “Nàng”… Lâu lắm rồi mới có một cây bút trẻ tái hiện chân thực và nghệ thuật đến thế về cuộc đời của nhân vật. Giọng văn rất lạ và mùi thơ thì tinh tế! Tôi không biết anh ấy đã sống cùng tinh thần và cảm xúc của “Nàng” bằng cách nào, nhưng chắc chắn rằng, bất cứ ai đọc “Hoàng hôn cuối” cũng sẽ bị “ám ảnh” như tôi… Một sự ám ảnh phiêu lưu, tưởng mơ hồ mà lại đau đáu nơi lồng ngực…” – Lời bình từ nhà văn Sơn Paris

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Hoàng hôn cuối

Tóm tắt & Review tiểu thuyết Hoàng hôn cuối – Trần Hoài Sơn

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách 10 nghịch lý cuộc sống – Kent M. Keith Ph. D
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Tán tỉnh bất kì ai – Leil Lowndes

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây