Tóm tắt & Review sách Sự náo nhiệt khi ở một mình – Doãn Duy An

0
183
Sự náo nhiệt khi ở một mình

Tóm tắt & Review sách Sự náo nhiệt khi ở một mình – Doãn Duy An

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả của cuốn sách là Doãn Duy An.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Sự náo nhiệt khi ở một mình” – cuốn sách giúp chúng ta hiểu ra rằng trước tiên, bạn phải yêu thương bản thân, sau đó mới yêu thương người khác, thế rồi bạn sẽ nhận được yêu thương. Đây sẽ là một mối quan hệ phát triển dần dần, từng bước. Chúng ta cần tới cảm xúc độc thân. Không phải là single (độc thân) hay lonely (cô độc) mà là alone (một mình).

3. Tóm tắt nội dung sách Sự náo nhiệt khi ở một mình

Tôn trọng và trân trọng sự yếu đuối, nhạy cảm của bản thân

Hãy biến trái tim tan vỡ của bạn thành nghệ thuật.

Hồi nhỏ, hầu hết chúng ta đều được dạy là phải sống kiên cường, không được khóc, không được lùi bước, không được chịu thua, cứ như thể khóc lóc và buồn bã là một điều đáng xấu hổ. Nhưng thực ra, đây là cảm xúc hết sức bình thường của con người.

Vui vẻ không có nghĩa là “đúng”, buồn bã không có nghĩa là “sai”. Cảm xúc buồn vui vốn là lẽ thường, giữ cho bản thân luôn đạt được trạng thái cân bằng, không hưng phấn không đau thương là được. Nếu niềm vui và nỗi buồn của bạn đều có giá trị như thế thì chi bằng hãy đón nhận năng lượng mà chúng mang lại.

Thực ra, nhạy cảm cũng là một năng khiếu. Người ta có thể nhận thức được cuộc sống và tâm trạng của mình một cách toàn diện và sâu sắc bằng cách sống tinh tế và tỉ mỉ hơn. Rất nhiều nhà nghệ thuật, tác giả, những người cần suy ngẫm và biểu đạt đều là người nhạy cảm.

Đừng một mực theo đuổi sự cộng hưởng mà hãy thử cảm nhận điều khác biệt

Mấy bữa trước, tôi đăng một dòng trạng thái lên Weibo, đại ý là: Hồi nhỏ, chúng ta rất hay kết bạn vì sự cộng hưởng nhưng khi lớn dần, bạn sẽ nhận ra những điều mà chúng ta có thể cộng hưởng ngày càng ít, chủ yếu là sự thấu hiểu và bao dung lẫn nhau.

Không thể đoán trước quỹ đạo cuộc đời của mỗi người, cũng không tồn tại sự thu hút tuyệt đối. Thế nên, tôi bắt đầu hưởng thụ sự khác biệt giữa bạn bè (tôi đang nói về các quan niệm khác nhau), đồng thời chia sẻ quan điểm mới của từng người. Thực ra, cảm giác nhận được gợi ý từ người khác không tồi tệ như chúng ta tưởng. Bạn sẽ thấy “Ồ, hóa ra trên đời còn có người nghĩ như vậy”, niềm vui khi đó giống như lúc bạn nhận ra “Ồ, hóa ra cậu cũng giống tôi à”.

Đầu tiên, chúng ta phải có “ốc đảo tâm hồn” thuộc về riêng mình, vậy thì những chú chim của chúng ta mới có chốn nghỉ ngơi.

Thực ra, việc trở thành người “được bản thân yêu mến” khó gấp trăm lần so với việc trở thành người “được người khác yêu mến”.

Đời người ngắn ngủi là thế, tại sao không “sửa sang”, “cắt gọn” thời gian của mình, phân loại và sắp xếp chúng rồi dành chúng cho những người, những việc, những thứ xứng đáng hơn?

Nếu nói mỗi kiếp nhân sinh là quá trình hoàn thành một bức tranh, vậy bạn muốn bức tranh của mình được vẽ như thế nào? Lột tả điều gì? Bạn có thể nghĩ một cách rõ ràng hoặc không cũng được. Tóm lại, chúng ta không mô phỏng mà chúng ta đang sáng tác. Bạn cần tạo ra những thứ mà bạn cho là tốt đẹp, như vậy bạn mới có cơ hội được người khác công nhận.

Tôi chỉ khâm phục hai kiểu bạn bè:

  1. Không ngủ quên trên chiến thắng, luôn luôn xuất chúng, ưu tú dài lâu.
  2. Sẵn sàng ngủ đông chờ thời cơ, kiên định với mục tiêu của mình, sau đó kiên trì phấn đấu để đi tới đích.

Những người này đều có điểm chung là không rơi vào khủng hoảng vì quá hâm mộ người khác, không dao động trước những tiêu chuẩn đo lường “đơn điệu và vụ lợi” của xã hội. Alfred Adler đã nói rằng đời người là hành trình vượt lên bản ngã trong sự tự ti khiếp nhược. Ngày nay, hình thức giao lưu qua mạng thường khiến chúng ta ảo tưởng quá mức hoặc hết sức tự ti, song những điều này đều không đủ để tạo ra động lực thúc đẩy chúng ta tiến bộ.

Một cuộc đời thành công theo tiêu chuẩn của người khác hoặc của xã hội thường không phải mục tiêu cuối cùng của bản thân chúng ta. Tự ti vì bạn đồng trang lứa giỏi giang hơn mình là điều rất bình thường, vì tuổi tác là một tín hiệu ngầm của thời hạn. Nhưng chúng ta đừng quá lo lắng, hãy giữ cho quỹ đạo của bản thân không bị nghiêng lệch và nhớ rằng trở thành người tuyệt vời hơn bằng cách vượt qua chính mình mới là sự siêu việt thực thụ.

Trong quá trình theo đuổi kinh nghiệm, chúng ta thường đánh giá thấp vai trò của thời gian, nhưng trong hành trình theo đuổi thành công, chúng ta lại đánh giá quá cao vai trò của thời gian.

Người tiến bộ nhanh nhất khi biết mình muốn đi tới đâu và muốn làm điều gì.

Tuổi 20, không thấu hiểu điều này.

Ở tuổi 20, bạn chính là một chiếc túi mềm mại, không chứa một thứ gì thì bạn sẽ không thể đứng lên được. Nhưng giữa thời đại mà người ta luôn nhấn mạnh hiệu suất và công dụng, người trẻ phải tìm được một sách lược vẹn toàn để áp dụng trọn kiếp, từ đó sống có ích cả đời, thành công cả đời. Khi bạn chưa hiểu thấu, bạn sẽ tìm cách cho đồ đạc vào trong túi. Một khi nhận được “câu trả lời”, nó sẽ như nút thắt hoặc khóa kéo khiến miệng túi thu nhỏ, đồ đạc trong túi cũng sẽ không thay đổi nữa.

Khi tôi bắt đầu coi việc viết lách là nhiệm vụ trong cuộc sống, tôi học cách tự nhủ, thậm chí là ép buộc bản thân. Phải mở chiếc túi kia ra, cho những cái mới vào, hơn nữa tôi sẽ tìm kiếm khắp nơi để liên tục thêm vào những thứ mới mẻ.

Trong quá trình tìm kiếm, tôi sẽ học được cách suy ngẫm, dần dần bỏ đi tính sĩ diện và chịu cúi đầu tiếp thu.

Không cần tìm ra câu trả lời chắc chắn, cũng không cần theo đuổi sự ổn định nhạc, sự ổn định quá sớm nếu bạn không muốn 20 năm sau hồi tưởng lại cuộc sống của mình, mở các ngăn túi ra nhưng không thấy nổi một lá thư, không có album ảnh về núi tuyết, về rừng rậm hay đại dương, thậm chí không có lấy một cuốn nhật ký để mà hoài niệm, nhung nhớ. Nhìn lại nhịp sống cứ lặp đi lặp lại, bạn chợt nhận ra quá khứ của mình – Xin đừng để bản thân của 20 năm sau cũng không có gì để nói với chính bạn.

Mỗi chuyện mà chúng ta làm trong hiện tại đều vì ngày mai có thể bình thản thốt ra câu: “I’ve missed me, too.”

4. Đánh giá sách Sự náo nhiệt khi ở một mình

“Đôi lúc bạn sẽ tự hỏi, ở một mình có buồn không?

Có chứ. Buồn chẳng phải vì không có bạn bè, mà vì sống một mình quá lặng lẽ, thiếu vắng cái vị con người, không có hơi thở cuộc sống, dường như mọi thứ đều trở nên trống vắng.”

Tôi như nhìn thấy chính mình của hiện tại và trong tương lai gần qua những câu chuyện mà tác giả mang đến. Một cuốn sách thật sự đã từ nội dung đến hình thức. Bìa của cuốn sách rất đẹp, hút mắt. Cỡ chữ của sách vừa phải, dễ đọc không bị qua nhỏ. Bố cục rõ ràng, dễ theo dõi.

Gấp lại cuốn sách, có một điều gì đó đọng lại thôi thúc mình cố gắng tiến về phía trước và cũng không quên trân trọng hiện tại.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Khí chất bao nhiêu hạnh phúc bấy nhiêu

Tóm tắt & Review sách Sự náo nhiệt khi ở một mình – Doãn Duy An

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Tiệm Tạp Hóa Lưu Động Của Tama-Chan – Akio Morisawa
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Khám phá và chữa lành 16 kiểu tính cách qua MBTI – Kim So Na, Lee Se Jin

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây