Tóm tắt & Review sách Cú hích – Richard H. Thaler & Cass R. Sunstein

0
284
Cú hích

Tóm tắt và review sách Cú hích của Richard H. Thaler và Cass R. Sunstein

1. Giới thiệu tác giả

Richard H. Thaler là Giáo sư Kinh tế và Khoa học Hành vi của Charles R. Walgreen tại Trường Kinh doanh của Đại học Chicago, nơi ông là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quyết định. Ông cũng là một Phó Nghiên cứu tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, nơi ông đồng chỉ đạo dự án kinh tế học hành vi.

Cass R. Sunstein là Giáo sư Đại học Robert Walmsley tại Trường Luật Harvard, nơi ông là người sáng lập và giám đốc Chương trình về Kinh tế Hành vi và Chính sách Công. Ông là giáo sư luật được trích dẫn nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Từ năm 2009 đến 2012, ông phục vụ trong chính quyền Obama với tư cách là Quản trị viên của Văn phòng Thông tin và Điều tiết Nhà Trắng

2. Giới thiệu sách

Đây là một trong những cuốn sách hấp dẫn và kích thích tư duy sáng tạo nhất trong những năm gần đây.

“Cú hích” rất có giá trị và tạo nên sự khác biệt sâu sắc. Một cuốn sách mà theo Steven Levitt – đồng tác giả cuốn Kinh tế học kỳ quái – Freakonomics “là tác phẩm đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới quan của tôi”.

“Bạn đã từng đọc một cuốn sách nhiều ý tưởng cảm hứng, thú vị và thực tế chưa? Đây chính là một cuốn sách như vậy! Bên trong quyển sách này là viên ngọc sáng nhất của kinh tế học hành vi. Đây là cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ những ai muốn tạo nên sự khác biệt và làm cho những sự việc xung quang chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn thông minh hơn và làm cho cuộc sống chính bạn sáng tạo, tốt đẹp hơn.”

3. Tóm tắt nội dung sách Cú hích

Chương 1: Định Kiến Và Sự Ngớ Ngẩn

Chương này mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về khả năng sai lầm trong nhận định của con người. Có lẽ bức tranh nổi lên trong đầu bạn bây giờ là hình ảnh một người bận rộn giữa một thế giới phức tạp. Do đó họ không có khả năng suy nghĩ thấu đáo trước từng chọn lựa phải thực hiện. Người ta chấp nhận các quy tắc phổ quát một cách cảm tính đến mức đôi khi họ lạc lối. Vì con người quá bận rộn nhưng lại thiếu tập trung, họ chấp nhận vấn đề đặt ra như một sự thật hiển nhiên hơn là cố gắng tìm hiểu xem câu trả lời của họ có thể khác đi trong các ngữ cảnh hay tình huống khác nhau.

Điều cốt yếu theo cái nhìn của chúng tôi, con người là loài sinh vật có thể sai lầm. Những lựa chọn của họ, thậm chí trước những quyết định quan trọng nhất trong đời, bị ảnh hưởng bởi những cách mà họ không thể tiên đoán bằng bất cứ khung tham chiếu chuẩn mực nào về mặt kinh tế.

Chương 2: Chống Lại Cám Dỗ

Đối với mỗi người chúng ta, các tài khoản tâm lý có thể hết sức quý giá bởi chúng bảo đảm cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn và an toàn hơn. Chúng ta có thể hưởng lợi rất nhiều từ những tài khoản “tích cốc phòng cơ” và những tài khoản “vui chơi giải trí”. Việc hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của tài khoản tâm lý còn góp phần hoàn thiện các chính sách công. Như chúng ta có thể thấy, nếu muốn khuyến khích tiết kiệm, điều quan trọng là phải hướng các khoản tiết kiệm vào một tài khoản tâm lý (hoặc tài khoản thật). Làm được như thế thì vấn đề chi tiêu sẽ không còn là một cám dỗ đáng lo ngại nữa.

Chương 3: Tâm Lý Bầy Đàn

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức và nguyên nhân các tác động xã hội ảnh hưởng đến con người. Sự hiểu biết về những ảnh hưởng đó là rất quan trọng trong phạm vi cuốn sách này vì hai lý do: Một là, hầu hết mọi người học từ người khác và điều đó thường là tốt. Học hỏi lẫn nhau là cách để từng cá nhân và cả xã hội phát triển. Tuy nhiên, những khái niệm sai lầm nhất cũng xuất phát từ kiểu học hỏi này. Khi tác động xã hội làm con người có những niềm tin sai lệch hay định kiến, chính những cú hích sẽ phát huy tác dụng. Hai là, một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra những cú hích là thông qua tác động xã hội.

Trong vụ Jonestown, tác động đó mạnh đến mức cả một cộng đồng chấp nhận tự tử tập thể. Nhưng trên tất cả, tác động xã hội tạo ra những phép màu. Tại nhiều thành phố lớn, những người dắt chó đi dạo thường mang theo túi ni lông và việc đi vòng quanh công viên đã trở thành một thú vui mang tính xã hội. Người ta luôn mang theo túi ni lông, dù khả năng bị phạt vi cảnh (nếu những chú chó cưng của họ làm bẩn công viên) gần như bằng 0. Các nhà kiến tạo sự lựa chọn của con người phải biết khuyến khích các hành vi xã hội có ích của người khác, đồng thời ngăn cản những vụ việc tồi tệ như từng xảy ra ở Jonestown.

Tác động xã hội

Tác động xã hội đến từ hai yếu tố chính, mà yếu tố thứ nhất liên quan đến thông tin. Nếu nhiều người cùng nghĩ về một điều gì đó hay cùng làm một chuyện gì đó, suy nghĩ và hành động của họ sẽ truyền tải thông tin về những gì tốt nhất để bạn nghĩ và làm theo. Yếu tố thứ hai thuần túy là áp lực xã hội. Nếu bạn quan tâm đến những gì người khác nghĩ về bạn (có lẽ do nhận thức sai lầm rằng họ chú ý đến việc bạn đang làm), khi đó bạn sẽ đi theo đám đông để tránh sự tức giận hay để làm vui lòng họ.

Chương 4: Khi Nào Chúng Ta Cần Một Cú Hích?

Trong chương này chúng tôi sẽ cố gắng đưa vào các minh họa thực tế cho những luận điểm trên. Chúng tôi bắt đầu xác định các loại tình huống mà con người dường như ít có những lựa chọn đúng. Sau đó, chúng tôi sẽ quay lại các vấn đề về ma lực tiềm ẩn của thị trường, từ đó đặt câu hỏi khi nào các thị trường tự do và cạnh tranh tự do sẽ có khuynh hướng gia tăng, chứ không giảm nhẹ, các tác động của nó đối với tính dễ bị cám dỗ của con người. Điểm chính yếu ở đây là với tất cả các mặt tốt của nó, thị trường thường mang lại cho các công ty những lợi ích to lớn để phục vụ và thu lợi nhuận từ sự dễ bị cám dỗ của chúng ta hơn là cố gắng tiệt trừ hay tối thiểu hóa tác động của chúng.

Chương 5: Kiến Trúc Lựa Chọn

Chúng ta đã thảo luận toàn bộ sáu nguyên tắc thiết kế lựa chọn hiệu quả. Để giúp các bạn nhớ lại những gì đã đọc, chúng tôi muốn tặng bạn một thiết bị luyện trí nhớ, đặc biệt để ghi nhớ sáu nguyên tắc nói trên, bạn chỉ cần nhớ chữ NUDGES (những cú hích), cụ thể như sau:

  1. iNcentives – Lợi ích
  2. Understand mappings – Hiểu rõ sự tương hợ
  3. Defaults – Mặc định
  4. Give feedback – Cung cấp thông tin phản hồi
  5. Expect Error – Lỗi kỳ vọng
  6. Structure complex choices – Thiết kế các lựa chọn phức tạp

Nếu lưu ý tới sáu cú hích nói trên, các nhà kiến trúc lựa chọn có thể cải thiện đáng kể kết quả lựa chọn cho những đối tượng Con người của họ.

Chương 6: “Ngày Mai Còn Tiết Kiệm Nhiều Hơn”

“Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” là một phương pháp kiến trúc lựa chọn được thiết kế dựa vào năm nguyên tắc tâm lý học cơ bản là nền tảng giải thích hành vi con người. Đó là:

  • Nhiều người tham gia nói rằng họ nghĩ mình cần tiết kiệm nhiều hơn và lên kế hoạch dành dụm tiền bạc, nhưng họ chỉ nói mà không bao giờ hành động.
  • Những hạn chế về mặt tự chủ sẽ dễ chấp nhận hơn, nếu chúng xảy ra trong tương lai. (Nhiều người trong chúng ta từng hăm hở lập chương trình ăn kiêng, nhưng không phải bắt đầu từ hôm nay).
  • Tính không thích bị mất mát: Người ta thường không thích nhìn thấy phiếu lương của mình giảm đi (dù là những khoản khấu trừ vì sự an toàn trong tương lai của chính họ).
  • Ảo tưởng tiền bạc: Mất mát được đo lường bằng giá trị của tiền tệ (nghĩa là, nếu không kể đến lạm phát, một đô-la năm 1995 phải bằng một đô-la năm 2005).
  • Sức ỳ tâm lý là một lực cản lớn.

Chương 7: Đầu Tư Chất Phác

Thật khó mà lập và quản lý một danh mục đầu tư trong thời gian dài. Hầu hết các công ty thường tổ chức một nhóm các chuyên viên nội bộ với sự trợ giúp của các nhà tư vấn bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ này đối với các tài sản mà họ quản lý. Tuy nhiên, những người tham gia là cá nhân lại tự tiến hành nhờ tư vấn của đồng nghiệp, bạn bè hay người thân – những người có chút ít trực giác, nhưng không được huấn luyện đầy đủ về hoạt động đầu tư. Kết quả cuối cùng tương tự như kết quả chúng ta có thể kỳ vọng khi tự chúng ta cắt tóc cho mình: một đống hổ lốn. Hầu hết mọi người đều cần sự hỗ trợ và khi đó kiến trúc lựa chọn tốt cùng những cú hích được chọn lựa kỹ lưỡng mới có thể đi cùng với nhau.

Chương 8: Thuốc Bán Theo Toa

Bài học từ Mục D trong chính sách bảo hiểm y tế Hoa Kỳ tương tự cuộc cải tổ an sinh xã hội của Thụy Điển.

Trước những tình huống phức tạp, câu thần chú “Chỉ cần tối đa hóa các lựa chọn” không đủ để tạo ra một chính sách tốt. Càng nhiều lựa chọn càng làm phức tạp thêm tình hình, điều quan trọng hơn là có một kiến trúc lựa chọn rõ ràng, phù hợp. Để thiết kế một giao diện thân thiện với người dùng, nhà kiến trúc cần hiểu rõ cách thức giúp đỡ Con người. Các kỹ sư phần mềm và kỹ sư xây dựng đều sống theo phương châm đã được kiểm chứng qua thời gian: càng đơn giản, càng hiệu quả. Nếu một tòa nhà được thiết kế quá phức tạp về công năng, cách tốt nhất để sử dụng hiệu quả là gắn bên trong (và cả bên ngoài) thật nhiều bảng chỉ dẫn (!). Các nhà kiến trúc lựa chọn cần thuộc nằm lòng những bài học này.

Chương 9: Cách Nào Để Tăng Số Lượng Người Hiến Tạng?

Chiến dịch truyền thông trực tuyến kêu gọi hiến tạng, hiến mô của chính quyền bang Illinois.

Chúng tôi cho rằng trang web này là một ví dụ xuất sắc về việc tạo cú hích hiệu quả. Đầu tiên, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề về mặt tổng thể (97.000 người đang trong danh sách chờ) và đưa vấn đề quốc gia về địa phương và từng gia đình của Illinois (4.700 người trong danh sách đó ở Illinios).

Thứ hai, các chuẩn mực xã hội được đưa vào ngữ cảnh để tạo ra tác động xã hội: 87% người dân ở Illinios cho rằng đăng ký trở thành người hiến tạng là điều đáng làm và 60% người trưởng thành của Illinois đã đăng ký tham gia. Hãy nhớ lại quy tắc con người thích làm những điều mà đa số người khác nghĩ rằng đúng, hoặc đang làm. Chính quyền tận dụng các chuẩn mực xã hội đang tồn tại bằng cách hướng dư luận vào hành động cao đẹp: cứu người. Họ kêu gọi người dân lựa chọn mà không ép buộc bất cứ ai. Thứ ba, trang web này được kết nối với trang web xã hội rộng lớn MySpace, nơi mọi người có thể tự hào thể hiện rằng mình là một công dân tốt.

Trang web của Illinois đã cứu sinh mạng biết bao người và rất đáng để các bang khác tham khảo thực hiện.

Chương 10: Hãy Cứu Lấy Hành Tinh Chúng Ta!

Thành công của các chương trình nói trên mang lại những bài học giá trị trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với những người đặc biệt quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu, bài học là rất rõ ràng. Bất kể chính phủ có áp dụng chính sách lấy lợi ích làm nền tảng hay không, nhưng bằng một cú hích, họ có thể khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng và qua đó giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Những người thi hành công vụ nhà nước thường không để ý tất cả mọi việc, nhưng đôi khi họ nắm trong tay nhiều thông tin hữu ích và các công ty có thể hưởng lợi từ đó. Kết quả là họ không những có thể làm tốt, mà còn làm một cách xuất sắc.

Chương 11: Tăng Quyền Lựa Chọn Giáo Dục

Vấn đề chủ yếu và mối quan tâm lớn nhất của chúng ta ở đây là có phải điều gì đúng trong đầu tư cũng đúng trong giáo dục? Không lấy gì bảo đảm rằng tạo ra thật nhiều lựa chọn thì các bậc phụ huynh sẽ có những quyết định khôn ngoan. Các trường cần đặt cha mẹ học sinh vào vị thế phải suy nghĩ thấu đáo khi lựa chọn và thực hiện quyền tự do của họ, hơn là dựa vào các mặc định có sẵn. Cả phụ huynh lẫn con em họ cần có những lợi ích đúng đắn. Câu nói của cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt “Mọi công dân Hoa Kỳ đều có quyền được hưởng một nền giáo dục tốt” không phải là một phần của Hiến pháp Mỹ, nhưng đã trở thành một cam kết văn hóa mà chỉ một vài cú hích đơn giản cũng có thể tạo ra nhiều thuận lợi cho trẻ em, giúp các em được nhận đầy đủ quyền đó.

Chương 12: Nên Chăng Buộc Bệnh Nhân Mua Vé Số?

Theo quan điểm của chúng tôi, các nhà làm luật cần suy nghĩ nghiêm túc về việc gia tăng quyền tự do giao kết hợp đồng trong lĩnh vực điều trị bệnh. Điều đó giúp họ kiểm chứng việc giảm chi phí y tế mà không giảm chất lượng khám chữa bệnh. Tăng quyền tự do giao kết hợp đồng không giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng của nền y tế công của Mỹ, nhưng nó ít nhiều có hiệu quả và trong lĩnh vực này thì mọi nỗ lực đều đáng trân trọng.

Chương 13: Những Cú Hích Đáng Ghi Nhớ

  1. “Ngày mai còn cho đi nhiều hơn”
  2. Hoàn thuế tự động
  3. Stickk.com
  4. Bỏ thuốc lá mà không cần sử dụng miếng dán cai thuốc
  5. Tự cấm bài bạc
  6. Đôi bên cùng có lợi
  7. Đèn đỏ hữu ích
  8. Sơn chống cắn móng tay
  9. Kiểm tra độ lịch sự

Chương 14: Những Ý Kiến Trái Chiều

Dù sao, chúng ta đã biết rằng chi phí phát sinh từ chủ nghĩa gia trưởng tự do có thể không bằng 0, vì thế sẽ là không thành thật nếu chúng ta nói rằng chúng ta luôn phản đối một cách mạnh mẽ các quy định làm tăng chi phí từ gần-như-bằng-0 thành chi phí ở mức khiêm tốn. Hoặc cá nhân chúng ta không chống lại những quy định bắt buộc. Nhưng quả thật là rắc rối khi phải quyết định dừng lại ở đâu, và khi nào thì một cú hích được gọi là một cú đẩy mạnh.

Khi các quan điểm bắt buộc xen vào và các lựa chọn không có sẵn thì những tranh cãi kiểu “con dốc trơn” có thể bắt đầu tỏ rõ giá trị, đặc biệt khi các nhà thi hành luật làm mạnh tay. Chúng tôi đồng ý những cấm đoán cứng nhắc có thể chấp nhận được trong một vài ngữ cảnh, nhưng chúng làm xuất hiện những quyền lợi liên quan đặc biệt, và nói chung, chúng tôi thích những can thiệp mang tính tự do cao hơn và ít xâm phạm hơn.

Chương 15: Lựa Chọn Tối Ưu

Trước tất cả những khác biệt đó, người có đầu óc tự do và cả người bảo thủ bắt đầu nhận ra các quan điểm nền tảng này. Các nhà làm luật cũng có thể tạo ra và sử dụng những cú hích hướng người dân vào những gì có thể làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Tính phức tạp tuyệt đối của cuộc sống hiện đại và sự lớn mạnh đáng kinh ngạc của những thay đổi công nghệ đã làm xói mòn những lý lẽ bảo vệ các quy định bắt buộc hay những học thuyết giáo điều. Mọi kế hoạch phát triển xã hội hiện hành phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự do lựa chọn, bắt đầu từ những cú hích nhẹ nhàng vừa được trình bày trong quyển sách này.

4. Cảm nhận và đánh giá

“Sách này rất hay và ý nghĩa lắm ạ, chúc cho người viết quyển sách này có thật nhìu sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong cuộc sống.”

                                                                                             Độc giả Độ Đạt

Mỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ. Lý do, theo các tác giả, là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, mà lắm lúc chúng làm ta trở nên thật ngớ ngẩn.

Thaler và Sunstein mời chúng ta bước vào thế giới của những lựa chọn, một thế giới xem nhân tính là một vật phẩm được ban tặng.

Các tác giả cho thấy bằng cách tìm hiểu suy nghĩ của người khác, chúng ta có thể thiết kế các môi trường lựa chọn giúp họ dễ dàng tìm được những gì tốt nhất cho mình. Sử dụng nhiều ví dụ sống động từ những mặt quan trọng nhất trong đời sống, Thaler và Sunstein cho chúng ta thấy làm thế nào một” kiến trúc lựa chọn” tinh tường có thể hích con người theo những hướng có lợi mà không hạn chế quyền tự do lựa chọn của chúng ta.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Cú hích

Tóm tắt & review sách Cú hích – Richard H. Thaler và Cass R. Sunstein

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 4]
Bài trướcNhững cuốn sách thiếu nhi hay nhất của Neil Gaiman
Bài tiếp theoTóm tắt & Review Harry Potter và hòn đá phù thủy – J. K. Rowling

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây