Tóm tắt & Review sách Ba ơi mình đi đâu – Jean-Louis Fournier

0
425
Ba ơi mình đi đâu

Tóm tắt & Review sách Ba ơi mình đi đâu của tác giả Jean-Louis Fournier: Nỗi đau không thể nhạt phai

1. Giới thiệu tác giả

Jean – Louis Fournier sinh năm 1983 tại Arras trong gia đình có bố làm bác sĩ mẹ là biên tập viên. Ông là nhà văn trào lộng kiêm đạo diễn phim truyền hình, đã thành danh với nhiều tác phẩm. Những tác phẩm của ông đều cuốn hút người đọc, qua tác phẩm  của mình ông đã chứng tỏ tài năng của mình của cây bút trào phúng đen. Ở tuổi 70 với Ba ơi, mình đi đâu? Lần đầu tiên Jean – Louis Fournier viết về hai cậu con trai tật nguyền  của mình, cũng là để dành tặng chúng. Sức mạnh lan tỏa của câu chuyện có thật vô cùng cảm động này đã giúp tác giả giành giải Fémina 2008 và đứng vững trên bảng xếp hạng Bestseller.

2. Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm kể về nỗi đau của tác giả khi có hai cậu con trai tật nguyền. Từng giờ từng phút tác giả sống trong cô đơn, tuyệt vọng. Niềm hi vọng với hai cậu con trai về một tương lai tươi sáng đến đây là chấm dứt. Đối với mỗi bậc phụ huynh chứng kiến những đứa con tật nguyền của mình phải sống không nơi nương tựa khiến những người làm cha làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, cô đơn. Bởi vậy trong tác phẩm này tác giả đã giãi bày những suy tư, trăn trở của mình với độc giả, đồng thời ông bộc lộ sự lo lắng của mình đối với tương lai của hai người con xấu số.

3. Tóm tắt nội dung sách Ba ơi mình đi đâu

Mỗi đứa trẻ được sinh ra là một món quà kì diệu của thượng đế, bởi các em chuyên chở những hi vọng, hoài bão, niềm tin của bố mẹ. Những điều bố mẹ không thể thực hiện ở trong quá khứ thì họ sẽ mong muốn con cái mình thực hiện trong hiện tại. Tuy nhiên không phải tất cả mọi đứa trẻ đều được sinh ra với một cơ thể bình thường với một trái tim bình thường, những đứa trẻ tật nguyền đã bao lần khiến cho bố mẹ phải thất vọng, và cảm thấy bế tắc, chán nản trong cuộc sống chính vì vậy mà họ luôn cầu nguyện cho những đứa bé ấy luôn an lành và sống khỏe mạnh.

Là một nhà văn, một người của công chúng, nhưng khi rơi vào tình trạng như trên, Jean Louis Fournier đã không giấu giếm sự thật là mình có những đứa con tật nguyền, mà ông đã bày tỏ hết tấm lòng yêu thương con cái của mình. Những lời nói dư thừa, những hành động ngốc ngếch  là những chặng đường phát triển của con được ông ghi lại một cách tỉ mỉ, cặn kẽ không bỏ sót chi tiết nào. Với những người con ông không giấu nổi sự xúc động và mềm yếu của mình. “ Người ta dựa vào đâu để nhận ra một đứa trẻ bất thường? Nó giống như một đứa trẻ ngu ngơ, dị dạng. Như thể người ta nhìn nó qua một tấm kính mờ đục. Chẳng có tấm kình mờ đục nào cả. Đứa trẻ đó sẽ không bao giờ sáng sủa”, có những đứa con tật nguyền là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với tác giả, ông cảm thấy xấu hổ mất danh dự, mất lòng tự trọng khi mỗi ngày thức dậy ông lại có cảm giác gánh nặng đè trên đôi vai nhỏ bé của mình. Nỗi đau đó càng nặng nề hơn, khi tác giả nhìn những đứa con và tự giễu chính bản thân mình, một mình phải nuôi hai người con tật nguyền và gánh nặng ngày một tăng thêm: “ Khi ngồi một mình trên ô tô với Thomas và Mathieu, thỉnh thoảng tôi lạo nảy ra những ý tưởng kì quặc. Tôi sẽ mua hai chai rượu, một chai Butagaz và một chai Whisky, và tôi sẽ nốc cạn cả hai chai. Tôi tự nhủ nếu tôi bị tai nạn ô tô nghiêm trọng, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn. Nhất là đối với vợ tôi. Càng ngày tôi càng không sống nổi, bọn trẻ càng lớn càng trở nên khó tính. Thế là tôi nhắm nghiền mắt lại và vừa tăng tốc vừa cố giữ cho mắt nhắm nghiền cầng lâu càng tốt”.

Nỗi đau lớn nhất của mỗi bậc phụ huynh là chứng kiến con mình lớn lên những không được phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Với Jean Louis Fournier nỗi đau đó ngày càng hằn lên rõ rệt trong cuộc sống của ông, ông hoang mang, ông hoảng loạn, ông suy nghĩ vẩn vơ về tương lai của những đứa con mình. Bao trùm lên đó là nỗi sợ một ngày nào đó khi ông mất đi thì những đưa con sẽ mất đi chỗ dựa, sẽ không biết bấu víu vào ai. Điều đó làm chính bản thân ông nhọc lòng. Và từng ngày những đứa trẻ lại càng lớn nhanh như thổi chúng bắt đầu sống hòa nhập với xã hội và cộng đồng, chúng bắt đầu có những biểu hiện bất thường đối với những đứa trẻ bình thường. Nhà văn không cảm thấy xấu hổ với những đứa con của mình nhưng ông cảm thấy đau đớn vì những đứa trẻ không được phát triển bình thường để có thể cảm nhận những vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống.

Khi nhắc đến hai từ tật nguyền ông cảm thấy khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên không vì thế mà ông tránh xa hay ruồng bỏ những đứa con của mình. Trong mắt ông ông vẫn xem chúng là những thiên thần bé bỏng, ông phát hiện ra những điều hay ho ở chúng, những bước phát triển mới trên hành trình trưởng thành của những đứa trẻ: “Các  con tôi rất tình cảm. Khi vào cửa hàng, Thomas muốn ôm hôn mọi người, người trẻ, người già, người giàu, người nghèo, vô sản, tư sản, da trắng, da đen không hề phân biệt. Mọi người hơi khó chịu mỗi lần họ thấy thằng bé 12 tuổi lao bổ vào họ để ôm hôn. Vài người lùi lại, những người khác để kệ và sau đó thì vừa dùng  mùi sao lau mặt vừa nói: Thằng bé dễ thương quá!”

 Nuôi nấng những đứa trẻ tật nguyền là cả một nghệ thuật, một hành trình dài đầy gian nan và đau khổ, nhà văn đã lặng lẽ nén những nỗi đau đó vào trong để tiếp tục sống và tiếp tục hành trình làm cha của mình, ông yêu thương vô bờ bến với những đứa con của mình, ông chăm chút cho chúng nó từ thể chất cho đến tinh thần, ông quan sát kĩ càng những đứa con của mình để nhận ra những đấu hiệu thay đổi tích cực từ chúng. Hành trình đó thật dài và gian khổ nhưng không phải là không thể thực hiện được.

Có những lúc sống trong đau khổ và tuyệt vọng cùng cực, nhà văn đã tưởng tượng những đứa trẻ của mình là những con người khỏe mạnh, lành lặn, ông đã vạch ra những kế hoạch cụ thể để thực hiện với hai người con của mình mình, chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc những suy nghĩ vô cùng tinh tế và hữu ích của ông: “ Nếu các con như nhừng người khác, bac sẽ đưa các con tới bảo tàng….Nếu các con như nững người khác, ba sẽ tặng các con các đĩa nhạc cổ điển….Nếu các con như những người khác ba sẽ dẫn các con tới rạp chiếu bóng…” đó là những khát khao mà chính nhà văn đã vạch ra để làm với những đứa con tật nguyền tội nghiệp của mình. Chúng ta xót thương cho số phận không may mắn của những đứa trẻ và xót thương cho người cha phải một mình chống chọi với những khó khăn, cô đơn trong quá trình nuôi dạy những đứa trẻ đặc biệt. Review sách Ba ơi mình đi đâu

4. Cảm nhận và đánh giá sách Ba ơi mình đi đâu

Ba ơi mình đi đâu? Là một tác phẩm chạm vào trái tim người đọc bởi giọng văn gần gũi, dễ hiểu bởi những cảm xúc chân thực của chính tác giả, cuốn sách đã khơi gợi cho chúng ta niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ tật nguyền cũng những khó khăn vất vả của những bậc phụ huynh có những người con như  thế. Qua đó chúng ta càng thêm hiểu hơn những nỗi suy tư, trăn trở của chính tác giả, những lo lắng bất thường xuất hiện khi viết về những đứa trẻ đặc biệt.

Cuốn sách là thông điệp nhân văn dành cho những bậc làm cha mẹ, hãy yêu quý những đứa con của mình bởi chúng là món quà kì diệu mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Có thể sau khi đọc xong cuốn sách này có nhiều người sẽ nghĩ đây là đơn giản chỉ là cuốn sách dùng để giải trí, mua vui. Nhưng thực chất đây là cuốn cẩm nang nuôi dạy con cái hữu hiệu đối với những bậc làm cha làm mẹ. Cuốn sách thực sự lay động trái tim độc giả, buộc độc giả phải suy nghĩ, phải so sánh đối chiểu phải đặt mình vào tình thế ngặt nghèo của nhà văn thì mới thấu hiểu được những cảm xúc những khổ cực mà chính ông phải chịu khi có những đứa con tật nguyện- bởi điều đó không hề dễ chịu, nó như một mặc cảm khiến con người ta cảm thấy  tự ti, mất bản lĩnh, cảm nhận như thế giới sụp đổ hoàn toàn khi phải đối mặt với sự thật. Cuốn sách thực sự hữu hiệu cho những ai đang gặp phải bế tắc, buộc chúng ta phải lạc quan dũng cảm vì ngoài kia thế giới vẫn có rất nhiều những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Ba ơi mình đi đâu

Tóm tắt & Review sách Ba ơi mình đi đâu – Jean-Louis Fournier by Hoàng Bạch Diệp

Cungdocsach.vn

 

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 3]
Bài trướcTóm tắt & Review Sống thực tế giữa đời thực dụng – Mễ Mông
Bài tiếp theoTóm tắt & Review Bình tĩnh khi ế mạnh mẽ khi yêu – Ellen Fein & Sherrie Schneider

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây