Những cuốn sách tùy bút, tản văn hay nhất

0
3643
Tùy bút tản văn hay nhất

Bảng tổng hợp những cuốn sách tùy bút, tản văn hay nhất

1. Ký ức quỳnh hương – Nguyễn Xuân Hoàng

Ký ức Quỳnh Hương

Ký ức quỳnh hương của tác giả Nguyễn Xuân Hoàng

Nguyễn Xuân Hoàng là một nhà văn nổi tiếng với thể loại bút ký, tùy bút. “Ký ức quỳnh hương” là tuyển tập những bài bút ký, tùy bút đặc sắc nhất của Nguyễn Xuân Hoàng.

Đọc “Ký ức quỳnh hương”, người đọc sẽ được lang thang chậm rãi trên mảnh đất cố đô. Được lắng nghe tác giả kể về những vẻ đẹp rất riêng của Huế như vườn xứ Huế, trăng thành Nội, cầu Trường Tiền… Không chỉ cảnh đẹp, “Ký ức quỳnh hương” còn là những hương vị gợi nhớ gợi thương. Tô bún cá ngừ ngọt thanh, mà để nấu được nồi nước bún cá ngừ ngon phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Tô bún của sự dày công và cả tình yêu mến bạn bè mới làm được. Hay một tách cafe nóng trên sân ga Huế buổi khuya đầy thi vị…

Bạn đọc hẳn sẽ cảm thấy hoài niệm ít nhiều về tuổi thơ, về những gánh hàng rong, khói lam chiều hay hình ảnh mẹ thật thà, yêu thương. “Ký ức quỳnh hương” mang trong mình những ký ức rất đầy xúc cảm và hoài niệm của Nguyễn Xuân Hoàng.

Tác phẩm là những câu chuyện kể vu vơ nhưng đầy chân thực, giản dị, mộc mạc nhưng giàu tình yêu với cái đẹp. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn tùy bút sẽ mang đến cho bạn sự xuyến xao, lắng đọng và cảm xúc khó quên, thì tôi tin chắc rằng, “Ký ức quỳnh hương” sẽ làm được điều đó.

2. Những lối về ấu thơ – Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy

Những lối về ấu thơ

Những lối về ấu thơ của tác giả Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy

“Những lối về ấu thơ” là cuốn tản văn do hai nhà văn trẻ Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy đồng tác giả.

Nửa đầu cuốn sách là các sáng tác của Phạm Công Luận với nội dung tập trung kể về những vẻ đẹp của Sài Gòn và những ký ức, suy ngẫm của tác giả về cuộc sống, về những sự vật nhỏ bé mang đầy ý nghĩa.

Nửa sau cuốn tản văn là các sáng tác của Đặng Nguyễn Đông Vy với nội dung chủ yếu về thời thơ ấu và những điều khiến tác giả nhớ thương.

Hầu hết các sáng tác của Đặng Nguyễn Đông Vy và Phạm Công Luận đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ký ức, mong muốn tuổi thơ với cuộc sống hiện tại. Vì vậy, cuốn tản văn vừa có nét chân thật, vừa gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Lối viết nhẹ nhàng, ít trau chuốt, cách dùng từ gần gũi, cuốn tản văn “Những lối về ấu thơ” như một chuyến xe mà ở đó, tác giả, độc giả đều là những người bạn quay về với thời ấu thơ để được sống, được hạnh phúc.

3. Cái sân vuông và nơi thờ Phật – Lữ

Cái sân vuông và nơi thờ Phật

Cái sân vuông và nơi thờ Phật của tác giả Lữ

Đây là cuốn tản văn của tác giả Lữ. Tên thật là Lữ Thế Cường. Anh hiện đang sinh sống và công tác tại Hà Lan. Nghề viết không phải là công việc chính của Lữ, nhưng bất kỳ tác phẩm nào của anh cũng là một sản phẩm văn học tròn trịa và đầy cảm xúc. “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” là những câu chuyện ngắn về những điều vốn nhỏ xíu và giản đơn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa. Thông qua cuốn tản văn, tác giả gửi đến sự nhắn nhủ với bạn đọc rằng hãy trân trọng giá trị của hạnh phúc và biết cách tạo ra hạnh phúc từ những điều nhỏ nhoi, bình dị nhất. Tôi xin trích ra đây vài đoạn văn mang đậm triết lý của tác giả: “Ta tạo tác nhiều lắm. Và tôi nghĩ, tại sao chúng ta không tạo tác thêm nhiều hạnh phúc ở trong thế giới này?”, “Khi nào một con người thật sự lớn lên? Với tôi, con người chỉ trưởng thành, khi nào biết ra giá trị của hạnh phúc.”.

Cách viết của Lữ là lối viết văn thủ thỉ như kể chuyện, tâm sự cùng bạn đọc. Ở một số bài viết, anh kể một vài mẩu truyện ngắn rồi để người đọc tự suy ngẫm. Ở một vài bài viết khác, anh đặt ra câu hỏi. Có khi cho chính mình, có khi cho bạn đọc rồi dần hé mở câu trả lời. Bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh rất quen mà đôi lúc dường như chính bạn cũng trải qua như tác giả vậy, bởi anh chọn lọc những điều bình dị thường ngày để viết nên “Cái sân vuông và nơi thờ Phật”

4. Mùa về trên ngói – Hồ Minh Thông

Mùa về trên ngói

Mùa về trên ngói của tác giả Hồ Minh Thông

“Mùa về trên ngói” là tác phẩm của Hồ Minh Thông. Cuốn tùy bút này là dòng chảy của cả xưa vày nay. Hồ Minh Thông không đơn thuần chỉ kể về tuổi thơ. Mà cô nhớ về tuổi thơ trong chỉnh thể và suy ngẫm của hiện tại.

Dòng cảm xúc có sự chuyển biến nhuần nhuyễn giữa một đứa trẻ và một người trưởng thành mang đến cái nhìn đa dạng cho người đọc.

Điều đặc biệt của tác phẩm này là những góc nhìn cuộc sống đa dạng của một tâm hồn tươi trẻ, chất chứa yêu thương với con người và cuộc sống.

Cách viết của Hồ Minh Thông mộc mạc, từ ngữ lẫn cách hành văn đều giản dị, giọng văn bình thản. Cuốn tản văn mang đến sự bình yên trong từng câu chữ. Tuy nhiên, với một người đọc khó tính, cuốn tản văn này có thể tạo cảm giác nhàm chán bởi giọng văn đều đều, ít tiết tấu.

5. Mình sinh ra đâu phải để buồn – Iris Cao và Hamlet Trương

Mình sinh ra đâu phải để buồn

Mình sinh ra đâu phải để buồn của tác giả Iris Cao và Hamlet Trương

Đây là cuốn tản văn, tùy bút của hai nhà văn trẻ Iris Cao và Hamlet Trương. Sở hữu hai ngòi bút trẻ trung và tài năng, nổi tiếng trên mạng, “Mình sinh ra đâu phải để buồn” nhanh chóng trở thành đầu sách thu hút các độc giả trẻ. Tuy nhiên, bên ngoài hiệu ứng truyền thông, “Mình sinh ra đâu phải để buồn” thực sự là một tác phẩm mang đầy cảm xúc và trải nghiệm đáng nhớ.

Tựa đề sách cũng là một triết lý hay để mỗi khi nhìn vào, ta có thêm dũng khí để lạc quan, yêu đời.

Cách viết của hai tác giả có sự khác biệt và đặc trưng riêng. Vì thế, không hẳn độc giả sẽ yêu thích toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, những câu chuyện được lồng ghép trong cuốn sách đều là những trải nghiệm thực tế của những người trẻ cả về tình yêu hay cuộc sống.

Phần viết của Iris Cao thiên về chuyện tình yêu. Có những tổn thương, những khờ dại, vấp ngã, nhưng tác giả đều cho thấy cách vượt qua. Sau tất cả, cô vẫn yêu đời, yêu người.

Phần viết của Hamlet Trương bao gồm nhiều câu chuyện tình yêu và cuộc sống. Hamlet Trương rất tinh tế khi mang đến cho người đọc sự an ủi trước những đau buồn của cuộc sống, sự lạc quan và yêu đời. Cách viết của hai tác giả khá nhẹ nhàng, chân thật. Điều khá hay của cuốn sách này là cuối mỗi câu chuyện, mỗi tản văn đều được các tác giả đúc kết lại thành một suy ngẫm ngắn gọn nhưng xúc tích.

Cuốn sách có khả năng kéo cảm xúc tiêu cực trở nên tích cực và vui tươi hơn. Tuy nhiên, do hầu hết các bài viết đều thiên về tình yêu nên sự trải nghiệm cuộc sống ít đa dạng, khiến cho tác phẩm dễ bị nhàm chán. Dù vậy, Mình sinh ra đâu phải để buồn vẫn là một cuốn tản văn đa cảm xúc và giàu triết lý.

Bảng tổng hợp những cuốn sách tùy bút, tản văn hay nhất

Cungdocsach.vn

Tùy bút tản văn hay nhất

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 4.7]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcNhững cuốn sách hay dành cho những cô gái hiện đại
Bài tiếp theoTóm tắt & Review Dám bị ghét – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây