Tóm tắt & Review sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn – Ibuka Masaru

0
1035
Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Đến khoảng 3 tuổi trẻ đã hoàn thành 70 – 80% các liên và có trọng lượng não bằng 80% não người lớn. Nếu xem bộ não như một CPU của máy tính thì giai đoạn 0 đến 3 tuổi là thời gian để hoàn thành ổ cứng và từ 4 tuổi trở đi là thời gian để update các phần mềm. Như vậy giáo dục trẻ trong giai đoạn trước 3 tuổi là một việc hết sức quan trọng và có tính chất quyết định lớn tới thành công của trẻ sau này, tránh việc review chờ đến mẫu giáo thì đã muộn để bắt đầu cho trẻ vào nề nếp.

1. Giới thiệu tác giả

Ibuka tốt nghiệp đại học Waseda vào 1933. Sau đó ông làm việc tại Phòng thí nghiệm Photo-Chemical, một công ty chế biến phim điện ảnh, và sau đó phục vụ trong Hải quân Đế quốc Nhật bản trong thế chiến II, nơi ông là thành viên của Ủy ban nghiên cứu thời chiến của Hải quân Đế quốc. Vào tháng 9 năm 1945, ông rời khỏi công ty và Hải quân, và thành lập một cửa hàng sửa chữa Radio tiền thân của tập đoàn Sony hùng mạnh sau này.

2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả

Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn là cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi của tác giả Ibuka Masaru, người sáng lập tập đoàn Sony đồng thời là một nhà nghiên cứu giáo dục. Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, ông đã khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”.

3. Tóm tắt nội dung sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Chương 1: Khả Năng Trí Tuệ Của Trẻ Được Quyết Định Trong Giai Đoạn Từ 0 Đến 3 Tuổi

1.1. Chờ đến khi đi mẫu giáo thì đã muộn

Điều quan trọng nhất ở đây chính là cha mẹ cần nuôi dạy trẻ như thế nào ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, bởi vì sau 3 tuổi tức là sau khi đi mẫu giáo thì đã muộn để phát triển trí tuệ và năng lực của trẻ.

1.2. Đứa trẻ nào cũng sẽ phát triển tài năng khi được giáo dục từ 0 tuổi

Phương pháp giáo dục của thầy Suzuki chỉ là dạy cho trẻ chơi violin. Nhưng khi tôi bắt đầu những nỗ lực nghiên cứu phương pháp giáo dục trẻ tuổi ấu thơ thì tôi nhận ra rằng phương pháp ấy không phải chỉ dành cho môn violin, mà nó có thể áp dụng cho bất cứ môn học nào.

1.3. Giáo dục trẻ tuổi ấu thơ không phải nhằm tạo ra thiên tài

Triết lí cơ bản về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ của tôi là đừng để những đứa trẻ trở thành những loài cây hoang dại, và đừng tạo ra những đứa trẻ bất hạnh như đứa trẻ trong câu chuyện trên. Chỉ có một giải pháp chính xác duy nhất cho suy nghĩ này là giáo dục trẻ từ khi trẻ mới lọt lòng.

Những ví dụ về phương pháp giáo dục trẻ tuổi ấu thơ như cho trẻ nghe nhạc, cho trẻ học violin ngay từ khi còn nhỏ không nhằm mục đích biến trẻ thành những thiên tài âm nhạc. Dạy trẻ tiếng Anh, cho trẻ học chữ Hán cũng không có mục đích tạo ra những thiên tài về ngôn ngữ học. Và giáo dục trẻ tuổi ấu thơ cũng không nhằm mục đích làm bước đệm cho trẻ bước vào những trường chuyên, lớp chọn. Học violin, học tiếng Anh, học chữ chỉ là một phương pháp giúp trẻ phát huy hết những khả năng trí tuệ vô hạn của mình mà thôi.

1.4. Chính vì chưa trưởng thành nên trẻ sơ sinh có những khả năng vô hạn

Để tạo ra tính cách tốt và trí tuệ thông minh cho trẻ thì cha mẹ phải kích thích thật nhiều cho trẻ ở chính giai đoạn mà não của trẻ đang có khả năng vô hạn này, còn nếu cha mẹ chẳng làm gì cứ để mặc trẻ lớn lên thì khả năng vô hạn của trẻ cũng sẽ mãi không bao giờ được phát triển.

1.5. Sự liên kết của tế bào não được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi

Nếu như trước 3 tuổi mà bộ não của trẻ không được rèn luyện để giống như một ổ cứng của máy tính thì sau 3 tuổi nó sẽ chỉ như những phần mềm mà dù có rèn luyện bao nhiêu cũng không thay đổi được nhiều. Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu lí do vì sao chúng ta cần phải giáo dục trẻ từ sớm để phát triển khả năng trí tuệ của trẻ.

1.6. Giáo dục ngày nay đang nhầm giữa “Giai đoạn nuôi dạy nghiêm khắc” với “Giai đoạn để trẻ tự do”

Những người mẹ đã nhầm lẫn giữa hai giai đoạn “nuôi dạy nghiêm khắc” và “nuôi dạy tự do” đều trở thành tâm điểm bị dư luận chỉ trích hoặc chê trách mà gán cho cái tên “Những bà mẹ nhiệt tâm thái quá với giáo dục con cái”, tiếng Nhật gọi là “kyoikumama”. (Báo chí Việt Nam gọi họ là “mẹ Hổ”)

Chính ở thời kì trẻ còn nhỏ việc rèn luyện vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc sẽ là những mầm ươm đầu tiên cho giai đoạn sau 3 tuổi, để rồi sau đó cha mẹ cần phải tôn trọng ý chí của trẻ. Do đó, sự nghiêm khắc của cha mẹ chỉ nên dành cho trẻ ở giai đoạn trước khi đi mẫu giáo. Còn sau khi trẻ đã bước vào mẫu giáo, nếu như chúng ta can thiệp thái quá thì không chừng sẽ chỉ đem lại những hiệu quả ngược lại, đó là trẻ sẽ ngỗ nghịch và không nghe lời.

1.7. Đánh giá của người lớn về “Dễ” và “Khó” không áp dụng đối với trẻ con

Dù không hề biết nói, và chưa chắc đã hiểu hết những lời thoại nhưng trẻ nhỏ cũng không khác người lớn là mấy, chúng vẫn có thể lí giải được tính cách phức tạp của từng nhân vật dưới hình dáng những con thú nhồi bông; và điều quan trọng hơn là hành động đó của trẻ còn ngầm ám chỉ rằng trẻ rất yêu nhân vật này. Một vài ví dụ như trên đủ để các bậc cha mẹ hiểu rằng sự đánh giá “dành cho trẻ con” của mình thực tế lại không đúng với trẻ.

1.8. Trẻ sơ sinh có năng lực tuyệt vời gọi là “nhận thức nguyên mảng”

Vì trẻ con sẽ không cần đến lí giải để ghi nhớ như người lớn mà chúng có năng lực phi thường đó là khả năng nhớ nguyên mảng các sự vật và phân biệt được mỗi sự vật đó ở trong não. Chúng ta hãy thử nhớ lại xem trẻ sơ sinh khi được khoảng vài tháng tuổi là đã có thể nhận biết được khuôn mặt của mẹ rồi. Rất nhiều bé khi bị người lạ bế thì sẽ khóc rất to nhưng chỉ cần quay trở lại vòng tay của mẹ là nín ngay lập tức và còn tươi cười với mẹ nữa. Có thể có một lí do là trẻ có thể cảm nhận được tình thương của người mẹ, nhưng cũng có thể còn lí do khác đó là trẻ đã nhớ theo kiểu nguyên mảng khuôn mặt và cái ôm của người mẹ.

1.9. Với trẻ nhỏ môn Đại số dễ hiểu hơn môn Số học

Đối với trẻ con thì thay vì những công thức tính toán phức tạp của môn số học, chúng có thể dễ dàng hiểu được logic cơ bản của tổ hợp.

Nói như thế không có nghĩa là trẻ hiểu được logic của môn tổ hợp thì sẽ hiểu được lí thuyết của môn đại số. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng chính vì trẻ suy nghĩ rất đơn giản nên có những điều khó hiểu với người lớn, nhưng lại rất dễ hiểu với trẻ con. Người lớn chúng ta thì thường có quan niệm cố hữu rằng môn số học dễ hiểu hơn môn đại số, nhưng nếu chúng ta có suy nghĩ và lí giải như bộ não của trẻ thì có lẽ tổ hợp sẽ không còn là một môn học khó nữa.

1.10. Trẻ 3 tháng tuổi có thể cảm nhận được nhạc của Bach

Một đứa trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận được nhạc của Bach thì chứng tỏ rằng khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ ở giai đoạn ấu thơ này là rất tuyệt vời. Tôi không dám nói tất cả các bản nhạc cổ điển và giao hưởng đều nên cho trẻ nghe, nhưng chúng ta sẽ phải ngạc nhiên mà công nhận rằng trẻ ở tuổi ấu thơ có thể hiểu và cảm nhận được những giai điệu vô cùng phức tạp như nhạc giao hưởng. Người phương Đông chúng ta cảm thấy xa lạ và khó cảm thụ nhạc cổ điển và giao hưởng của phương Tây cũng là bởi vì ngay từ khi còn ấu thơ chúng ta không hề được tiếp xúc với chúng mà chỉ nghe những bài nhạc đồng dao, nhạc dành cho thiếu nhi mà thôi.

1.11. Trẻ 6 tháng tuổi có thể bơi

Học bơi là một cách rất tốt để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn, tăng cường sự phản xạ của hệ thần kinh, tăng cường về thể chất, vận động, và đó chính là một bước để mở ra cánh cửa tài năng của trẻ. Chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe câu nói “Luyện thép lúc còn nóng” bởi vì thép đã nguội rồi thì có gò đến mấy chúng cũng không thay đổi. Đó chính là lí do vì sao muốn trẻ phát triển toàn diện về tài năng thì hãy dạy trẻ ngay từ khi mới lọt lòng.

1.12. Trẻ có thể tiếp thu mọi kiến thức trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi

Bởi vì khả năng tiếp thu của trẻ thơ ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi cao hơn người lớn chúng ta rất nhiều nên những lo lắng như “nhồi nhét quá nhiều” là không cần thiết. Khả năng tiếp thu những kích thích của não trẻ không khác gì một miếng bọt biển, khi nào đã hấp thu đầy đủ thì não sẽ tự nhiên dừng lại. Chính vì thế, từ câu chuyện của gia đình Nagata điều chúng ta cần suy nghĩ không phải là việc nhồi nhét quá nhiều vào đầu trẻ mà là việc cho trẻ tiếp xúc với quá ít những kích thích từ bên ngoài.

1.13. Chỉ có trẻ nhỏ mới có khả năng tiếp thu bất cứ cái gì mà chúng có hứng thú

Trẻ ở giai đoạn 3 tuổi không cần phải vất vả vẫn có thể nhớ và tập trung học bất cứ điều gì nếu trẻ có hứng thú với cái đó.

1.14. Thời kì trẻ thơ nếu trẻ không được dạy cái gì thì sẽ mãi không biết cái đó

Trẻ từ 0 đến 3 tuổi có khả năng nhận thức nguyên mảng nên ngôn ngữ nào trẻ được tiếp xúc ở thời kì này cũng sẽ được lưu lại trong não. Hơn nữa, như phần trên tôi đã giới thiệu, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi đang là quá trình hình thành mạng liên kết giữa các tế bào trong não nên lúc này tiếng mẹ đẻ hay bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đều được hình thành như nhau ở trong não. Chính vì lí do đó mà trẻ đến 3 tuổi có khả năng nói bất kì ngôn ngữ nào mà không gặp khó khăn gì. Ngược lại, nếu như cha mẹ bỏ qua thời kì này thì sau này muốn con cái có được khả năng tiếp thu dễ dàng như thời kì từ 0 đến 3 tuổi sẽ phải nỗ lực rất nhiều, mà nhiều khi nỗ lực ấy cũng không đem lại những kết quả như mong muốn. Có thể mãi mãi ta sẽ không thể phát âm ngôn ngữ đó như người bản địa được.

1.15. Giáo dục sớm cũng có thể giúp trẻ khiếm thính nghe được

Dẫu là trẻ có bị khuyết tật bẩm sinh nhưng nếu cha mẹ nỗ lực thì vẫn có thể phát triển khả năng và trí tuệ của trẻ, đó chính là những triết lí cơ bản của giáo dục trẻ tuổi ấu thơ.

Chương 2: Hãy Tạo Ra Môi Trường Để Trẻ Phát Huy Hết Khả Năng Của Mình

Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về

  • 2.1. Năng lực của trẻ được quyết định bởi môi trường và giáo dục hơn là di truyền
  • 2.2. Không hẳn con của giáo sư thì cũng là giáo sư
  • 2.3. Đứa trẻ sơ sinh lớn lên trong bầy thú sẽ trở thành thú
  • 2.4. “Vẫn còn sớm với nó” chính là câu nói làm cản trở sự phát triển của trẻ
  • 2.5. “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” thể hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn ấu thơ
  • 2.6. Căn phòng yên tĩnh là môi trường có hại cho bé
  • 2.7. Trẻ thơ chịu tác động từ những thứ không ai ngờ
  • 2.8. Trẻ tưởng tượng về truyện cổ tích hay những trang truyện tranh khác hoàn toàn người lớn
  • 2.9. Hãy thận trọng chú ý đến môi trường khi ta giao trẻ cho người khác chăm sóc
  • 2.10. Những trải nghiệm thời thơ ấu là nền tảng của hành động và cách tư duy của trẻ sau này
  • 2.11. Giáo dục trẻ không tồn tại một khuôn mẫu cố định
  • 2.12. Hãy tạo ra “tật xấu” bế trẻ nhiều hơn
  • 2.13. Ngủ chung là cách giao tiếp không thể tuyệt vời hơn với trẻ
  • 2.14. Đứa trẻ được nuôi dạy bởi người mẹ mù âm nhạc đương nhiên sẽ mù tịt về âm nhạc
  • 2.15. Khi trẻ ê a thì hãy trò chuyện
  • 2.16. Không cần dùng ngôn ngữ trẻ con với trẻ
  • 2.17. Có những việc làm của cha mẹ sẽ vô tình gây ra nỗi sợ hãi trong kí ức của con trẻ
  • 2.18. Trẻ sơ sinh có thể hiểu cha mẹ đang cãi nhau
  • 2.19. Tính cách của mẹ sẽ dễ ảnh hưởng đến con nhất
  • 2.20. Cha thờ ơ với việc giáo dục con thì tính cách con sẽ dễ trở nên méo mó
  • 2.21. Gia đình có đông anh chị em sẽ rất tốt
  • 2.22. Mối quan hệ với ông bà là “chất tương tác” tuyệt vời cho trẻ
  • 2.23. Chơi cùng nhau sẽ giúp trẻ xây dựng “tính cộng đồng” và thúc đẩy phát triển trí tuệ
  • 2.24. Cãi nhau sẽ giúp trẻ phát triển “tính cộng đồng” và tính cách tích cực
  • 2.25. Nhận biết người lạ là bằng chứng chứng tỏ khả năng “nhận thức nguyên mảng” của trẻ phát triển
  • 2.26. Dạy con từ thuở còn thơ
  • 2.27. Tức giận, ghen tị là biểu hiện trẻ đang không được thỏa mãn mong muốn của mình
  • 2.28. Cười khuyết điểm của trẻ trước mặt người khác sẽ khiến tổn thương ấy còn mãi
  • 2.29. Khen ngợi trẻ sẽ tốt hơn là la mắng
  • 2.30. Hứng thú là liều thuốc tốt nhất giúp trẻ ham muốn học tập
  • 2.31. Trẻ dễ dàng nhớ những gì có kết hợp vần điệu uyển chuyển
  • 2.32. Trẻ sẽ suy nghĩ tiêu cực khi bị cha mẹ mắng
  • 2.33. Hãy giúp trẻ duy trì lòng hiếu kì với những gì trẻ có hứng thú
  • 2.34. Lặp đi lặp lại là phương pháp tối ưu tạo hứng thú cho trẻ
  • 2.35. Đừng dập tắt những ý tưởng của trẻ nếu muốn trẻ là người có năng lực sáng tạo
  • 2.36. Hãy giúp trẻ phát huy giác quan thứ 6 thay vì dạy lí luận hay kĩ thuật
  • 2.37. Giáo dục trẻ sơ sinh không phân biệt giới tính
  • 2.38. Hãy dạy trẻ về giáo dục giới tính thay vì nói dối
  • 2.39. Quan niệm của trẻ về thời gian được hình thành từ thói quen sinh hoạt đúng quy tắc
  • 2.40. Những bản tin thời sự sẽ giúp trẻ nói tiếng Nhật chuẩn
  • 2.41. Hãy cho trẻ xem những hình ảnh quảng cáo trên tivi
  • 2.42. Hãy dạy trẻ hòa âm trước để có cảm thụ âm nhạc tốt
  • 2.43. Dạy âm nhạc là cách nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ
  • 2.44. Học violin giúp nuôi dạy tinh thần chỉ huy ở trẻ
  • 2.45. Trẻ được học âm nhạc từ nhỏ sẽ có một khuôn mặt đẹp khi lớn lên
  • 2.46 Thơ haiku18 là giáo cụ tốt nhất dạy trẻ khả năng ghi nhớ
  • 2.47. Trẻ giỏi một môn thì sẽ có tự tin với tất cả các môn khác
  • 2.48. Trò chơi tập trung với bài Tây sẽ nuôi dưỡng năng lực tư duy cho trẻ
  • 2.49. Trẻ càng biết cầm bút chì và sáp màu sớm càng tốt
  • 2.50. Giấy cỡ nào thì người hao hao cỡ đó
  • 2.51. Quá nhiều đồ chơi sẽ làm trẻ có tính lơ đãng
  • 2.52. Một căn phòng quá ngăn nắp sẽ cản trở sự phát triển của trẻ
  • 2.53. Trẻ không thích người khác thay đổi trật tự mà chúng đã sắp đặt
  • 2.54. Đừng mang cho trẻ xem, hãy đưa trẻ đến nơi để xem
  • 2.55. Đồ chơi hình thức đẹp không hữu ích bằng đồ chơi trẻ thấy thú vị khi sờ vào
  • 2.56 Với trẻ sách không hẳn là thứ dể đọc, bộ đồ xếp hình không hẳn là để xếp
  • 2.57 Đất nặn, gấp hình và cắt giấy, những trò chơi mộc mạc mà nuôi dưỡng tính sáng tạo cho trẻ
  • 2.58. “Diễn kịch” thúc đẩy tính sáng tạo ở trẻ
  • 2.59. Những đứa trẻ cơ thể càng hay vận động thì trí tuệ phát triển càng nhanh
  • 2.60. Hãy luyện cho trẻ cả tay phải lẫn tay trái
  • 2.61. Càng cho trẻ đi bộ nhiều càng có lợi
  • 2.62. Thần kinh vận động phát triển phụ thuộc vào cách rèn luyện
  • 2.63. Thể thao càng bắt đầu sớm càng tiến bộ nhanh
  • 2.64. Với trẻ không tồn tại ranh giới giữa “chơi” và “công việc”
  • 2.65. Dạy trẻ sớm không phải với mục đích chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
  • 2.66. Dẫu không có thời gian hay tiền bạc vẫn có thể giáo dục con trẻ

Chương 3: Giáo Dục Trẻ Tuổi Ấu Thơ – Chỉ Người Mẹ Mới Có Thể Làm Được

3.1. Người mẹ không có mục tiêu rõ ràng, không thể thành công trong việc nuôi dạy con

Không người mẹ nào lại không cầu mong con mình nên người. Người mẹ dù phải hi sinh, dù phải chịu thiệt thòi cũng cam chịu, miễn sao có thể đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất. Muốn vậy thì điều quan trọng nhất chính là bản thân người mẹ sẽ suy nghĩ như thế nào về những điều tuyệt vời nhất đó. Nếu bạn suy nghĩ cổ hủ, chỉ chú trọng những lợi ích trước mắt, không có mục tiêu rõ ràng cho tương lai, tôi xin khẳng định bạn chưa biết cách làm mẹ.

3.2. Với phụ nữ không việc gì quan trọng hơn việc nuôi dạy con

Vai trò quan trọng nhất trong giáo dục trẻ thơ không thuộc về người cha, người thầy hay xã hội, mà chính là người mẹ, người đã mang nặng đẻ đau sinh ra đứa trẻ.

3.3. Dạy con bắt đầu từ dạy mẹ

Việc đầu tiên người mẹ cần ghi nhớ là bản thân mình cũng phải “học”. Người lớn khác với con trẻ ở chỗ họ có suy nghĩ của bản thân. “Giáo dục người mẹ” có thể là một từ hơi cao ngạo, nhưng nó nhấn mạnh rằng bản thân người mẹ thấy cần thiết phải học cái gì, chứ không phải cần dạy cho người mẹ cái gì.

Ngay cả những người làm chuyên môn về giáo dục cũng vậy, họ không chỉ nhận sự giáo dục để sau này dạy lại người khác, mà còn phải học rất nhiều thứ cần thiết liên quan đến con người. Cũng mang ý nghĩa giống như thế nên tôi mong muốn người mẹ, cũng chính là người thầy đầu tiên và vĩ đại nhất của trẻ cũng cần phải học trên rất nhiều phương diện và thành người tự tin, thực tiễn để nuôi dạy con mình tốt nhất.

3.4. Hãy nhìn con để học tập

Hãy xem xét ngôn ngữ, tâm hồn và biểu hiện cảm xúc của trẻ với một thái độ công bằng vô tư. Nếu phát hiện ra điều gì mới mẻ từ trong đó, thì có nghĩa là cha mẹ đã tự khám phá ra chính bản thân mình, hơn thế nữa nó còn là những khám phá của trí tuệ và kinh nghiệm quan trọng ứng dụng trực tiếp vào việc nuôi dạy con trẻ.

3.5. Người mẹ quan trọng hơn người cha trong việc nuôi dạy con nên người

Thiên tài có thể được nuôi dạy dưới bàn tay của người cha. Nhưng một con người có thể lớn lên cân bằng tốt được hai mặt thể chất và tinh thần, thì chỉ có thể dưới bàn tay nuôi dạy của người mẹ mà thôi. Chính vì thế tôi muốn nhấn mạnh rằng việc nuôi dạy trẻ tuổi ấu thơ có tính thực tiễn chỉ có duy nhất người mẹ mới làm được.

3.6. Người mẹ không phải là người thúc ép

Vai trò của người mẹ là quan sát tỉ mỉ những điều đó và gửi cho trẻ những kích thích mà trẻ mong muốn. Còn nếu kìm kẹp một cách vô lí, hoặc thúc ép làm mất đi sự hứng thú của trẻ thì chỉ đem đến những tác dụng ngược.

3.7. Không bỏ dở giữa chừng việc nuôi dạy con

“vứt bỏ con” là điều không thể tha thứ được.

3.8. Có thể làm “mẹ Hổ” đến khi trẻ lên 2 tuổi

Không thể nào ngay lập tức mà từ mẹ nghiêm khắc chuyển sang mẹ hiền dịu một cách đơn thuần được, điều quan trọng nhất ở đây là việc lưu ý đến những thời điểm cần phải thay đổi như trên như là một thái độ cơ bản của cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ.

3.9. Con cái không phải là vật sở hữu của cha mẹ

Nghĩa vụ của cha mẹ là tạo cho trẻ một môi trường phong phú với nhiều kích thích giúp trẻ có nhiều khả năng lựa chọn để phát hiện ra mình yêu thích cái gì, mình sẽ lớn lên với cái gì ngay từ khi còn nhỏ. Tương lai của trẻ không phải là vật sở hữu của ai, mà trẻ là vật sở hữu của chính bản thân trẻ.

3.10. Người mẹ thiếu tự tin thì không thể nuôi dạy con tốt

Giáo dục trẻ nhỏ chính là công việc cao cả nhất và quan trọng nhất của người mẹ. Sẽ không có thời gian rảnh để người mẹ có thể ngơi tay. Tôi mong các bậc cha mẹ hãy loại bỏ thái độ cứng nhắc, tâm lí chạy theo phong trào theo số đông, hay thói quen đại khái qua loa, và hãy suy nghĩ một cách chân thực nhất để giáo dục trẻ sớm chính là một phần của mình.

3.11. Trẻ sẽ phát triển lệch lạc nếu cha mẹ suy nghĩ tự phụ

3.12. Để con thay đổi thì trước tiên cha mẹ cần phải thay đổi

Bậc cha mẹ cần phải giác ngộ rằng nếu bản thân mình là cha mẹ mà không nỗ lực ít nhất là như cách mà họa sĩ Manabe Hiroshi đã làm với con ông, thì giáo dục trẻ thơ sẽ không thể thành công được. Từ một người cha, người mẹ biếng nhác nhưng chỉ cần nỗ lực và biết cách thực hành thì chắc chắn sẽ thỏa mãn được những điều kiện tối thiểu nhất giúp cho con mình tốt hơn và phát huy được tài năng của chúng.

3.13. Giáo dục chính là nuôi dạy trẻ để “con hơn cha”

Đương nhiên là cha mẹ, những người thầy đầu tiên và vĩ đại nhất của con lại không hề muốn nuôi dạy con để chúng giỏi hơn mình. Chính vì như thế nên đối với vấn đề học vấn càng cần thiết phải loại bỏ đi cái suy nghĩ của cha mẹ rằng mình ở trình độ này nên mong sao con cái cũng đạt được trình độ ngang như mình là được.

3.14. Những người biết tin tưởng người khác sẽ là tương lai Nhật Bản ở thế kỉ XXI

Giáo dục ở trường học chạy theo chủ nghĩa thi cử, chủ nghĩa thành tích là nguyên nhân lớn đã làm gia tăng sự thiếu niềm tin vào nhau, vì thế trước khi bắt đầu vào mẫu giáo hay đi học, nghĩa là ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi trẻ cần được dạy những điều cơ bản để xây dựng lòng tin giữa con người. Chính điều đó là mục đích thực sự của giáo dục trẻ tuổi ấu thơ.

3.15. Chỉ có trẻ nhỏ mới xóa bỏ chiến tranh và kì thị chủng tộc

Dù những gì tôi đang làm để đạt được mong ước đó vẫn chưa thấy kết quả thực tế, nhưng tôi không hề sợ là nó sẽ không thành. Tất cả những gì tôi nói trong cuốn sách này đều xuất phát từ những suy nghĩ rất cơ bản có kết hợp chặt chẽ với phương pháp luận, để đáp ứng lại sự mong đợi của các bậc cha mẹ. Nhưng nó không có nghĩa là những gì được viết ra đều đúng hoàn toàn hay không có chỗ để phản biện. Tuy nhiên, điều tôi mong muốn là những ý kiến thảo luận về nuôi dạy trẻ thơ, đặc biệt là nuôi dạy trẻ từ 0 tuổi ở cuốn sách này sẽ được áp dụng và tiến hành ở Nhật và trên thế giới. Ngoài ra, tôi tin rằng cuốn sách sẽ phát huy đầy đủ vai trò như người dẫn đường chỉ lối cho các bậc cha mẹ.

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Tuổi Ấu Thơ Của Ibuka

LỜI BÌNH CỦA NHÀ GIÁO TAGO AKIRA, GIÁO SƯ DANH DỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIBA

Năm 1992, Ibuka là nhà kinh doanh, kiêm kĩ thuật gia đầu tiên nhận được huân chương văn hóa “Bunka- kunsho”. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh doanh đã đưa công ty Sony từ một công xưởng nhỏ vươn tầm ra thế giới, góp phần gửi gắm giấc mơ và hi vọng cho rất nhiều người Nhật sau chiến tranh. Trên lĩnh vực nghiên cứu nuôi dạy trẻ tuổi ấu thơ ông cũng đã có cống hiến to lớn cho nền văn hóa Nhật Bản.

Cơ duyên đã đưa ông Ibuka đến với giáo dục trẻ tuổi ấu thơ đã được viết ở đầu cuốn sách này, đó là xuất phát từ làn sóng phản đối đại học diễn ra ở khắp nơi trên nước Nhật vào những năm 1960. Đương thời đã có rất nhiều trí thức và học giả phê phán vấn đề giáo dục ở đại học, nhưng hầu như không có ai suy nghĩ sâu sắc và nghiêm túc về vấn đề đó như ông Ibuka. Tiếp theo, từ suy nghĩ về tầm quan trọng của giáo dục trẻ tuổi ấu thơ đối với thế hệ tương lai của nước Nhật ở thế kỉ XXI, ông đã tiến hành nghiên cứu về giáo dục trẻ thời kì bú sữa mẹ, và năm 1969 ông đã sáng lập “Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ”.

Khi trung tâm nghiên cứu được thành lập thì tôi cùng hợp tác trên vai trò là nhà tâm lí học. Thế nhưng vào thời ấy không có nhiều người hiểu được ý nghĩa cốt lõi về tầm quan trọng của giáo dục từ 0 tuổi mà ông Ibuka chủ trương. Đã có rất nhiều trí thức chỉ cần nghe tới từ giáo dục từ 0 tuổi là lên tiếng phản đối, ngay cả với những học giả cũng thế, đều có phong trào phản đối mạnh mẽ việc giáo dục trẻ từ thời kì bú sữa, vì cho rằng trẻ 0 tuổi chưa hiểu biết gì nên việc giáo dục này là phí công vô ích.

Thế nhưng, chủ trương của ông Ibuka cho rằng “Giáo dục trẻ từ 0 đến 3 tuổi là vô cùng quan trọng để phát huy khả năng của trẻ thơ” thì không gặp sự phản đối nào từ dư luận. Năm 1971, ông đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về giáo dục trẻ thơ với tựa đề “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn“, và được mọi người gọi là “Lí luận Ibuka”. Và người đầu tiên thấu hiểu một cách sâu sắc và chân thực nhất “Lí luận Ibuka” lại chính là những người mẹ quan tâm đến việc nuôi dạy con mình. Rất nhiều những lá thư cảm động như “Tôi đã được mở rộng tầm mắt về nuôi dạy con cái” được gửi về trung tâm từ những bà mẹ đã áp dụng phương pháp nuôi dạy từ 0 tuổi vào thực tế.

4. Cảm nhận và đánh giá

Một cuốn sách hay và ý nghĩa, nói về năng lực vô bờ của trẻ và sự giáo dục sao cho đúng đắn của các bậc phụ huynh để trẻ có thể phát triển năng lực đó. Đọc để hiểu rằng hãy giáo dục con thật tử tế, đừng để cơ hội vụt mất.

Chúng như những tờ giấy trắng mà các bậc cha mẹ có thể viết gì lên đó cũng được. Ngoài ra, bộ não con người gồm có khoảng 14 tỉ tế bào não và chúng sẽ được liên kết với nhau để xử lý toàn bộ nhận thức thông tin. Tiếp nhận các kích thích bên ngoài càng nhiều bao nhiêu thì các liên kết hình thành càng nhiều bấy nhiêu. Ấy vậy mà, đến khoảng 3 tuổi trẻ đã hoàn thành 70 – 80% các liên và có trọng lượng não bằng 80% não người lớn. Nếu xem bộ não như một CPU của máy tính thì giai đoạn 0 đến 3 tuổi là thời gian để hoàn thành ổ cứng và từ 4 tuổi trở đi là thời gian để update các phần mềm. Như vậy, tính cách, khả năng tư duy, liên kết sự việc và sáng tạo của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục trong giai đoạn sơ sinh thay vì phải chờ trẻ trưởng thành.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Tóm tắt & review sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 3.7]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & review sách Cùng con trưởng thành – Đông Tử
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Đức phật trong ba lô – Daisaku Ikeda (phần 1)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây