Tóm tắt & Review truyện ngắn Kép Tư Bền – Nguyễn Công Hoan

0
2796
Kép Tư Bền

Tóm tắt & Review truyện ngắn Kép Tư Bền – Nguyễn Công Hoan

1. Giới thiệu tác giả

Sống và trưởng thành trong giai đoạn chiến đấu chống thực dân, đế quốc của toàn dân tộc, Nguyễn Công Hoan và các tác phẩm của mình luôn song hành với những người dân Việt Nam thời bấy giờ.

Có thể nói chất liệu sáng tác của Nguyễn Công Hoan chính là cuộc sống của người nông dân dưới trăm bề áp bức một cách chân thực, rõ nét. Cùng với đó là khao khát tự do, độc lập, hòa bình trong tâm tư của mỗi người. Nguyễn Công Hoan là tác giả đi đầu và tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán. Văn học của ông là hiện thực. Đề tài của ông là những người nghèo khổ, khốn cùng ở đáy của xã hội chịu áp bức bởi lớp quan lại phong kiến, cường hào, thực dân, đế quốc…

2. Giới thiệu tác phẩm

“Kép Tư Bền” là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tuyển tập cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, hoàn thành vào tháng 07/1933, đó là giai đoạn nước ta chịu ách đô hộ của thực dân Pháp nên đã có sự du nhập của nền văn hoá phương Tây và nổi bật nhất trong số đó có nghề hát bội, diễn kịch đã trở nên phát triển nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người.

Lấy chất liệu từ bối cảnh đó, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác Kép Tư Bền để truyền tải tư tưởng của mình về nghệ thuật và tác phẩm đã rất thành công với những khung cảnh vô cùng chân thực.

3. Tóm tắt nội dung truyện ngắn Kép Tư Bền

Nhân vật chính trong truyện lấy cảm hứng từ Phạm Quỳnh, ông là một nghệ sĩ có cuộc đời vô cùng bi thương.

“Tôi nhìn thấy cảnh bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm này thì sực nghĩ đến Phạm Quỳnh… Một người yêu nước như Phạm Quỳnh, sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua chỉ là làm một việc miễn cưỡng, trái với ý muốn, để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn, chứ thực lòng, là một người dân mất nước, ai không đau đớn, ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ được ra truyện Kép Tư Bền…” – Trích Đời viết văn của tôi

Cuốn sách xoay quanh kép Tư Bền, đó là một nghệ sĩ hát bội kiêm diễn viên hài nổi tiếng của sân khấu nước ta ngày trước, vì anh có khả năng khôi hài thiên phú nên được đông đảo khán giả yêu thích, mong chờ.

“Các ngài thích xem hát bội, hẳn chẳng ai là không biết tên kép Tư Bền. Ấy anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu, chẳng cần nói một câu khôi hài nào, nhưng chỉ nhìn một cái điệu bộ cỏn con của anh ta, các khán quan cũng đủ phải ôm bụng mà cười, vỗ tay đôm đốp.”

Mặc dù nổi tiếng, được đông đảo khán giả yêu mến nhưng Tư Bền vẫn chỉ là một kép hát nghèo với người cha đang ngày càng già yếu. Trước tình cảnh đó, kép Tư Bền phải chạy chữa thuốc thang ở khắp nơi và khi mà số tiền anh tích góp ngày càng ít đi thì kép Tư Bền đành phải vay trước các ông chủ rạp hát để chữa bệnh cho cha. Anh đã phải ký hợp đồng biểu diễn cho một ông chủ rạp trong tình thế thiếu nợ, hết tiền, cha bệnh nặng mà cha lại không muốn con làm phật lòng chủ nợ.

Đến ngày biểu diễn, dù cha ốm nặng sắp chết, lòng nóng như kiến bò chảo lửa, Tư Bền vẫn phải bôi nhọ lên mồm bôi phấn hồng lên mặt rồi đứng trước bao người ra sức pha trò, để cho đám khán giả kia được cười hả hê, cười thỏa thích.

“Khi không còn phải đau đớn mà hoan nghênh những cái hoan nghênh của công chúng, anh Tư Bền mới lật đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi.

Lúc ấy, trong khi anh đương rối beng, nghĩ đến cha anh không biết bây giờ đã lạnh đến đâu, thì một người bạn hát chạy đến, vội vã đưa tập giấy bạc của ông chủ để sẵn cho anh, và nói :

– Mau mà về, anh Tư, hỏng từ ban nãy mất rồi! Khốn nạn thân anh quá!”

Cốt truyện của tác phẩm tuy ngắn gọn nhưng lại có nhiều chiều sâu, Nguyễn Công Hoan dùng biến cố cha ốm nặng, để bắt đầu lát cắt đời sống kép hát của Tư Bền, vì là truyện ngắn nên tuyến tình tiết hết sức đơn giản. Song nhà văn vẫn khéo léo dẫn dắt tình tiết rồi đẩy lên cao trào. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi.

Tưởng chừng những phương thức giải trí như hài kịch khi du nhập vào xã hội sẽ giúp cho bộ mặt đời sống thay đổi nhưng phía sau việc đổi mới ấy lại là bi kịch của những kiếp người bị cái nghèo đeo bám, không ai cảm thông, giúp đỡ và họ luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.

4. Cảm nhận và đánh giá truyện ngắn Kép Tư Bền

Vẫn là kết cấu tương phản đậm chất Nguyễn Công Hoan, trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn người khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Kép Tư Bền

Tóm tắt & Review truyện ngắn Kép Tư Bền – Nguyễn Công Hoan

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review tiểu thuyết Nhà Thờ Đức Bà Paris – Victor Hugo
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh – Nobuyuki Takahashi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây