Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về thời trang – Carolyn Mair

0
257
Tâm lý học nói gì về thời trang

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về thời trang – Carolyn Mair

1. Giới thiệu tác giả

Giáo sư Carolyn Mair là một cố vấn tự do chuyên về tâm lý học trong thời trang. Bà thường xuyên cộng tác với các nhà giáo dục, thương hiệu thời trang và hãng truyền thông. Bà là người đã đi tiên phong trong các chương trình Thạc sĩ và Cử nhân về tâm lý học thời trang tại Đại học Thời trang London.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Tâm lý học nói gì về thời trang?” đưa ra một lời giải thấu suốt về thế giới thú vị và năng động của thời trang trong mối quan hệ với hành vi con người, từ cách quần áo có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của chúng ta, cho đến cách môi trường bán lẻ thao túng hành vi của người tiêu dùng.

3. Tóm tắt nội dung sách Tâm lý học nói gì về thời trang

Chương 1: Giới thiệu

Chương này đã cung cấp thông tin nền tảng cho phần còn lại của cuốn sách: định nghĩa, cơ sở lý luận cho tầm quan trọng của tâm lý học trong thời trang, lịch sử ngắn gọn về thời trang và tổng quan về cách mà các bằng chứng được tìm thấy và giải thích trong tâm lý học.

Phần còn lại của cuốn sách được sắp xếp như sau:

Chương 2 giới thiệu các khái niệm về tâm lý học tích cực và sức khỏe tâm lý. Chương này xem xét sức khỏe tinh thần trong ngành công nghiệp thời trang qua trải nghiệm của các nhà thiết kế và người mẫu thời trang.

Trọng tâm của Chương 3 tập trung vào vấn đề sự tự cảm nhận ngoại hình, cái đẹp, và các can thiệp thẩm mỹ, sức ảnh hưởng của truyền thông xã hội, và hiện tượng vật hóa (objectification).

Chương 4 liên quan đến các khái niệm về cái tôi và bản sắc; chương này thảo luận về các lý thuyết về cái tôi và bản sắc, và mối quan hệ của chúng với thời trang và tính toàn diện, cũng như các nhóm xã hội và thời trang.

Chương 5 đề cập đến việc mua sắm thời trang, thời trang bền vững và quần áo phục vụ sức khỏe.

Chương 6 liên quan đến những lý do đằng sau sự lựa chọn quần áo của chúng ta, những thông điệp mà quần áo của chúng ta truyền đạt và mối quan hệ qua lại của cơ thể và tinh thần.

Cuối cùng, Chương 7 kết thúc cuốn sách bằng cách tập hợp tất cả lại và đề xuất những gì tiếp theo cho ngành thời trang. Cuối sách là tuyển tập những gợi ý để bạn đọc tham khảo thêm.

Chương 2: Sức khỏe trong ngành thời trang

Tâm lý học tích cực là một cách tiếp cận nhằm cải thiện hạnh phúc cho tất cả mọi người. Nó dựa trên các triết lý nhân văn và Phật giáo, và được cho là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao sự hài lòng với cuộc sống nói chung. Sức khỏe tâm lý là một bộ phận của tâm lý học tích cực và bao gồm hai thành phần: khoái lạc và thịnh vượng.

Mối quan tâm đến hạnh phúc đã tăng lên trong thập niên qua và cùng với đó là động lực để lên tiếng về sức khỏe tâm thần của chính mình và tìm kiếm sự hỗ trợ. Bất chấp (hoặc chính vì) lý do này, báo cáo về các vấn đề sức khỏe tinh thần đang gia tăng trên tất cả các nhóm dân số, đặc biệt là trong ngành thời trang.

Trong chương này, chúng ta đã thảo luận về tài liệu mô tả sức khỏe tinh thần của một số nhà thiết kế và người mẫu thời trang nổi tiếng. Tôi cũng lập luận rằng các chuyên gia sáng tạo thời trang tầm cỡ và những đối tượng tương tự khác từng lên tiếng về sức khỏe tinh thần sẽ có vai trò hình mẫu tích cực cho “người hâm mộ” – những người được khuyến khích nói ra vấn đề.

Mặc dù ngành công nghiệp thời trang đã khá chậm chạp trong việc quản lý sức khỏe tinh thần và sức khỏe của nhân viên, nhưng đã có những dấu hiệu cải thiện. Đạt được điều này trong một ngành phụ thuộc vào tính mới mẻ và sự thay đổi là một thách thức không có gì ngạc nhiên khi mức độ ảnh hưởng của thời trang đến đời sống của người tiêu dùng còn vượt xa hơn đối với lực lượng lao động. Chương tiếp theo sẽ thảo luận về cách thời trang ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng trong mối liên hệ đến ngoại hình của họ.

Chương 3: Ảnh hưởng của thời trang đến sự tự cảm nhận cơ thể và “vẻ đẹp”

Trong những năm gần đây, Instagram đã vượt qua Facebook về lượng người dùng mới. Mọi người sử dụng Instagram vì nhiều lý do, bao gồm tương tác xã hội, lưu trữ hồ sơ cá nhân, biểu đạt cá nhân, thoát ly thực tế và xem ảnh của những người dùng khác.

Tuy nhiên, khi chúng ta tin rằng chúng ta không thể sánh bằng những người trên ảnh, và vì họ trở thành tiêu chuẩn phổ biến, chúng ta sẽ cảm thấy bất mãn và cố gắng giảm bớt sự khác biệt giữa bản thân thực tế và lý tưởng của mình. Để làm như vậy, chúng ta có thể dùng đến các biện pháp cực đoan bao gồm theo đuổi chế độ ăn kiêng và tập thể dục không lành mạnh, đôi khi lao vào các thủ thuật thẩm mỹ đầy rủi ro và thậm chí phát triển các chứng rối loạn ăn uống bao gồm chứng chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ.

Mặc dù không thể xác định nguyên nhân và ảnh hưởng, các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc hình ảnh thời trang hoặc truyền thông và các vấn đề về cách đánh giá về ngoại hình bản thân, bao gồm bất mãn về cơ thể và rối loạn ăn uống. Mặc dù người ta thường đánh giá nữ về ngoại hình và đánh giá nam về sức mạnh, sự khéo léo hoặc trí tuệ, nhưng áp lực về ngoại hình “lý tưởng” đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn với mọi giới tính.

Thị trường kem chống lão hóa, thuốc săn chắc da và các can thiệp thẩm mỹ (phẫu thuật và không phẫu thuật) đang nuôi dưỡng một xã hội ám ảnh về ngoại hình, vốn đánh giá các cá nhân theo mức độ phù hợp với khuôn mẫu của truyền thông về sự hoàn hảo thanh xuân. Nỗi ám ảnh về ngoại hình đặc biệt đáng lo ngại khi nó biểu hiện bằng hiện tượng vật hóa. Khi nỗi ám ảnh về ngoại hình hiện nay kết hợp với nhu cầu ngày càng tăng về các loại mỹ phẩm đan xen như một giải pháp nhanh chóng cho bất mãn ngoại hình, thì nó sẽ trở thành một mối lo ngại nghiêm trọng.

Chương 4: Thời trang, cái tôi và bản sắc

Chương này đã tập trung vào vai trò và ảnh hưởng của thời trang liên quan đến cái tôi và bản sắc. Chúng ta đã thảo luận về các khái niệm và lý thuyết tâm lý về cái tôi và bản sắc cũng như mối liên hệ của chúng với thời trang, các nhóm xã hội và các nhóm văn hóa. Có nhiều lý thuyết về cái tôi và bản sắc, và bằng cách hiểu những lý thuyết này, chúng ta có thể dự đoán hành vi của con người tốt hơn.

Sự định nghĩa bản thân và lòng tự trọng của chúng ta có mối quan hệ qua lại với nhau và cả hai đều bị ảnh hưởng bởi phản hồi từ những người khác. Các phương tiện truyền thông về thời trang có thể khiến nhiều nhóm đối tượng bị gạt ra ngoài lề xã hội, và khi làm như vậy, nó góp phần tạo nên những thành kiến tiêu cực về những nhóm này.

Chúng ta cố gắng phản bác lại những trải nghiệm gây tổn hại và nâng cao bản sắc thông qua các chiến thuật cải thiện bản thân và liên kết với các nhóm xã hội và tiểu văn hóa mong muốn.

Thời trang gắn bó chặt chẽ với bản thân/cái tôi và mặc dù quần áo cho phép chúng ta sắp xếp và xác định bản sắc của mình, nhưng mức độ mà chúng ta có thể làm được điều này rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chương sau sẽ thảo luận về lý do tại sao “chúng ta là thứ chúng ta mặc” và cách quần áo có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta.

Chương 5: Sự tiêu dùng thời trang

Chương này đã xem xét tâm lý của việc mua sắm thời trang, khái niệm về thời trang bền vững và quần áo phục vụ an sinh. Nó khám phá khái niệm về sự lan tỏa và bản chất luận tâm lý liên quan đến thời trang bền vững, thảo luận lý do khiến việc tái chế và tái sử dụng có thể không hấp dẫn tất cả mọi người.

Tiếp đó, tôi đưa ra khái niệm mua sắm thời trang như một sự theo đuổi có tính giải trí. Từ đó, tôi tạo nên một cuộc thảo luận về cách mà điều này có thể dẫn đến hành vi mua sắm không lành mạnh, thậm chí có thể được mô tả như một chứng ghiện.

Khi điều này xảy ra, hành vi mua sắm cưỡng chế có thể được mô tả như một vấn đề sức khỏe tinh thần. Như chúng đã thấy, quần áo và thời trang phục vụ nhiều mục đích, một trong số đó là vai trò trong việc nâng cao sức khỏe.

Chương 6: Thời trang và hành vi

Trong suốt cuốn sách, chúng ta đã thấy rằng quần áo là một phương tiện mạnh mẽ nhưng mơ hồ trong việc thể hiện chúng ta là ai. Cảm nhận màu sắc rất phức tạp. Mặc màu đỏ hoặc đen thường khiến chúng ta trông thu hút và quyến rũ hơn mặc các màu khác, nhưng một số người có thể diễn giải những màu này là thể hiện sự xung hấn.

Truyền đạt ý nghĩa thông qua trang phục rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là bối cảnh. Ngoài việc ảnh hưởng đến tâm trạng, lòng tự trọng và ấn tượng của người quan sát, quần áo cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người mặc, như được mô tả bằng nhận thức bao bọc.

4. Đánh giá sách Tâm lý học nói gì về thời trang

Trang phục của chúng ta nói lên điều gì về chúng ta? Bằng cách nào quần áo có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta? Làm thế nào mà ngành công nghiệp thời trang thúc đẩy chúng ta khao khát có được một vẻ ngoài nào đó?

“Tâm lý học nói gì về thời trang?” mang đến một giới thiệu sâu sắc về thế giới thời trang năng động và thú vị liên quan đến hành vi của con người, từ cách quần áo có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của chúng ta đến cách môi trường bán lẻ thao túng hành vi của người tiêu dùng. Cuốn sách cũng khám phá cách thiết kế thời trang có thể tác động đến body image (sự tự cảm nhận cơ thể) một cách tích cực, cách tâm lý học có thể cung cấp một quan điểm bền vững hơn về sản xuất và tiêu hủy quần áo, và lý do tại sao chúng ta phát triển các hành vi mua sắm nhất định.

Với hình ảnh thời trang xuất hiện khắp nơi trên đường phố, báo chí và truyền thông, “Tâm lý học nói gì về thời trang?” cho thấy thời trang và tâm lý học có thể tạo ra sự khác biệt tích cực như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tâm lý học nói gì về thời trang

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về thời trang – Carolyn Mair

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Yên – Yeulamtho
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Và sao không thể hết yêu em? – Nhiều tác giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây