Tóm tắt & Review sách Linh hồn của quảng cáo – Nobuyuki Takahashi

0
132
Linh hồn của quảng cáo

Tóm tắt & Review sách Linh hồn của quảng cáo – Nobuyuki Takahashi

1. Giới thiệu tác giả

Nobuyuki Takahashi sinh năm 1940 tại Nhật Bản. Ông tốt nghiệp chuyên ngành marketing và làm việc ở nhiều vị trí liên quan đến ngành này. Ông từng là nhân viên viết quảng cáo, trưởng phòng chế tác của công ty, giám sát nhóm sản xuất và tổ thiết kế thị trường. Từ năm 1968, ông là nhân viên của công ty Hakuhodo. Ông trở thành giám đốc công ty con của Hakuhodo từ năm 2000.

Hiện nay, Nobuyuki Takahashi hoạt động tự do với tư cách là nhà tư vấn, cố vấn, lập kế hoạch cho các khách hàng của mình. Công việc cụ thể gồm: Lập kế hoạch, nhà tư vấn, nghiên cứu, tạo concept cho các công ty.  Nobuyuki Takahashi cũng là một tác giả ăn khách. Sách của ông truyền tải rất nhiều thông điệp quan trọng cho người làm quảng cáo.

2. Giới thiệu tác phẩm

Linh Hồn Của Quảng Cáo được viết bởi Nobuyuki Takahashi là cuốn sách vô cùng đặc biệt. Sách đi vào phần ý tưởng – xương sống cốt lõi của mọi quảng cáo thành công. Nếu bạn đã nghe đến khái niệm concept marketing nhưng vẫn còn mơ hồ về phần lí thuyết này thì hãy đọc Linh Hồn Của Quảng Cáo để hiểu thế nào là ý tưởng lớn, tầm quan trọng của ý tưởng lớn và cách lên ý tưởng lớn thật xuất sắc cho mọi sản phẩm marketing.

3. Tóm tắt nội dung sách Linh Hồn Của Quảng Cáo

Ý tưởng lớn là gì?

Nếu đã có vốn hiểu biết cơ bản đối với lĩnh vực marketing. Chắc hẳn bạn đọc sẽ biết về concept marketing – trụ cột to lớn của ngành nghề này. Concept marketing được định nghĩa trong cuốn Linh Hồn Của Quảng Cáo là ý tưởng lớn, ý tưởng cốt lõi.

Thực tế, nhiều người đọc thường đánh đồng hai khái niệm “concept marketing” hay ý tưởng lớn với “idea”. Tuy nhiên thực chất, idea là một trong những yếu tố nằm trong ý tưởng lớn. Hay nói cách khác, ý tưởng lớn là một định nghĩa có phạm vi rất rộng. Để xây dựng ý tưởng lớn, người ta có thể vận dụng nhiều idea để hỗ trợ thực hiện concept sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, “ý tưởng lớn” chính là phương pháp sáng tạo ý tưởng mà thời đại đang đòi hỏi. Hơn thế nữa, tự thân khái niệm này cũng hàm chứa ẩn ý “ đây không phải là cuộc cạnh tranh về tính ưu việt và tính không ưu việt, mà là cuộc cạnh tranh về lập trường mới – và từ lập trường mới này sẽ sản sinh ra sựu khác biệt”. Trong thế giới kinh doanh, khi hướng tới sự độc tôn (only one) thì không thể thiếu việc “ tạo ra ý tưởng lớn”.

Ý tưởng lớn là “cái rốn của doanh nghiệp”

Ý tưởng lớn sẽ trở thành cốt lõi của doanh nghiệp và nó vẫn thường được gọi là “cái rốn của doanh nghiệp”. Khi người ta nói rằng “doanh nghiệp ấy đang thiếu đi những sáng kiến xuyên suốt toàn bộ hoạt động, mà sáng kiến đó lại là cốt lõi của một doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp này “muốn nói điều gì?”, “muốn làm như thế nào?”, “muốn trở thành một tổ chức như thế nào?”. Nếu thiếu ý tưởng lớn, doanh nghiệp sẽ không thể nhìn thấy được toàn bộ các phương hướng hoạt động. Đương nhiên, trên tất cả mọi cục diện hoạt động kinh doanh, ý tưởng lớn phải được xác lập thì mọi công việc mới có thể bắt đầu.

Ý tưởng lớn chính là xương sống định hình cho toàn bộ những hoạt động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Trước đây, ý tưởng lớn (concept sản phẩm) được định nghĩa là những nhận định chi tiết về sản phẩm. Cũng tức là, một ý tưởng lớn theo đó sẽ bao gồm các giải thích về chức năng, ưu điểm, ứng dụng và mục đích của việc sử dụng sản phẩm.

Tuy nhiên ở thời đại này, xã hội đã có sự đánh giá đúng đắn hơn về tính mới mẻ và tính cá nhân hóa. Từ đó, giá trị của một ý tưởng lớn được thể hiện qua việc đưa ra những thông điệp mới mang tính khác biệt, thậm chí là đột phá để thu hút được người xem. Cụ thể hơn, trong cuốn Linh Hồn Của Quảng Cáo, những ý tưởng lớn cần phải có lực hướng tâm mạnh mẽ và có sức mạnh xoay chuyển tổng thể để có thể tồn tại và duy trì.

Sáng tạo và biến “ý tưởng lớn” thành kỹ năng lớn nhất

Sáng tạo “ý tưởng lớn”.

Trong xã hội kinh doanh, “ý tưởng lớn” thay đổi và vận động xoay vòng như sinh vật sống. Khi chúng ta được hỏi “ý tưởng lớn này hay ho đến mức nào?” có nghĩa là chúng ta bị chất vấn rằng “anh có lập trường mới như thế nào? Những đề án mới thâm nhập đó ra sao?”. Các khái niệm thường xuyên thay đổi cùng với giá trị quan của thời đại, và những ý tưởng được yêu cầu phải trở thành trung tâm.

Cách sáng tạo “ý tưởng lớn” mà tác giả đã chia sẻ:

Tiếp đó cách tạo ra “ý tưởng lớn”:

  • Bước 1: “nhận thức hiện trạng”. Khai thác triệt để các thông tin mang tính cơ bản.
  • Bước 2: “thấu hiểu thời đại”. Lấy thời đại làm bối cảnh, ở bước này ta sẽ tìm kiếm xem “xã hội, doanh nghiệp, con người và cuộc sống vận động như thế nào?”.
  • Bước 3: “phát hiện” (tạo giá trị). Đặt những thông tin của bước 1 và bước 2 lên bàn và xem xét thật kỹ. Kết hợp nhiều thông tin và tìm kiếm mối liên hệ mới, đó chính là công việc của bước 3
  • Bước 4: “diễn đạt thành ngôn từ” (từ khóa).

Linh hồn của quảng cáo – Takahashi Nobuyuki hướng dẫn người đọc 7 sức mạnh – hay chính xác là 7 đặc điểm chung của những “ý tưởng lớn” tuyệt vời.

Một ý tưởng lớn giá trị cần phải mang tính đổi mới, có sự đặc trưng và mang tính chất chiến lược. Ngoài ra nó cần phải thể hiện sự đồng cảm, được trình bày một cách nhất quán. Hơn nữa không thể thiếu đi tính kế thừa và là nguồn lan truyền cảm hứng.

Để nhận dạng đâu là một ý tưởng lớn, doanh nghiệp có thể tự trả lời 6 câu hỏi sau:

  • Giá trị của bản thân là gì? Những thứ bản thân muốn bán gì?
  • Căn cứ điểm của “hành động” và “suy nghĩ” của bản thân là gì?
  • Những dự án mới, chủ trương độc nhất vô nhị là gì?
  • Điều gì sẽ tạo niềm vui và niềm kinh ngạc mới cho những người xung quanh?
  • Điều gì sẽ có khả năng tạo sự khác biệt với những người khác?
  • Có đang diễn đạt lại những điều ấy bằng ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh và kết nối nó với hiện thực hay không?

Biến “ý tưởng lớn” thành kỹ năng lớn nhất

Như đã nói, tạo ra các ý tưởng lớn là tạo ra “cái rốn”. “Cái rốn” đó có ngay ở trong công việc suy nghĩ và sáng tạo. Không thể thiếu ý tưởng lớn ở giữa các sự vật, sự việc. Trong thời đại có nhiều thay đổi hiện bay, trong khi các giá trị quan dao động, nếu không có những ý tưởng lớn thì sẽ không thể theo kịp những thay đổi ấy. Có thể gật đầu đồng ý rằng “ý tưởng lớn” là kim chỉ nam khi đi biển và là điểm cốt lõi của bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay bé.

Để trở thành người tạo ra ý tưởng hay, bạn nên…Thực ra chẳng có một quá trình cụ thể nào để trở thành người tạo ra ý tưởng hay cả, nhưng bạn có thể tham khảo cách sau. Bạn sẽ tiến gần hơn đến đích nếu tự bản thân bạn thay đổi thông qua ba việc sau:

  • Thứ nhất: trang bị cho bản thân những nguyên tắc – nguyên lý ở một mức độ nào đó.
  • Thứ hai: có được những hình ảnh mục tiêu về việc “ý tưởng lớn hay là…”
  • Thứ ba: lặp đi lặp lại việc tạo ra các ý tưởng lớn.

4. Đánh giá sách Linh Hồn Của Quảng Cáo

Những marketer thì cần đọc sách Linh Hồn Của Quảng Cáo để hiểu cặn kẽ vấn đề, để hiểu rằng ý tưởng lớn không phải thứ đến bất chợt mà chính là kết quả của những so sánh, nghiên cứu và tìm ra phương án tối ưu nhất.

“Đời người vui thích với việc sáng tạo ra khái niệm là nhất”. Sáng tạo nhưng vẫn đúng chuẩn, hãy đọc sách Linh Hồn Của Quảng Cáo để hiểu rõ điều này nhé.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Linh hồn của quảng cáo

Tóm tắt & Review sách Linh hồn của quảng cáo – Nobuyuki Takahashi

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review truyện dài Bồ Câu Không Đưa Thư – Nguyễn Nhật Ánh
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách 6 Chiếc Mũ Tư Duy – Edward de Bono

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây