Tóm tắt & Review sách 6 Chiếc Mũ Tư Duy – Edward de Bono

0
366
6 chiếc mũ tư duy

Tóm tắt & Review sách 6 Chiếc Mũ Tư Duy – Edward de Bono

1. Giới thiệu tác giả

Edward de Bono sinh ngày 19-5-1933, là một bác sĩ, nhà tâm lý học, tác giả, nhà phát minh và chuyên gia tâm lý học người Maltese. Ông theo học trường cao đẳng St. Edward, sau đó lấy bằng y khoa của Đại học Malta và bằng tiến sĩ tại trường Trinity, Cambridge.

De Bono đã viết 57 cuốn sách với bản dịch sang 34 ngôn ngữ khác nhau. Ông đã dạy phương pháp tư duy của mình cho các cơ quan chính phủ, khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân, riêng tư hoặc công khai trong các buổi họp nhóm. Ông đã bắt đầu thành lập Trung tâm Thế giới về Nghiên cứu Hoạch định Tư duy và Hoà bình, có trụ sở tại Malta, nơi đó ông mô tả như là một “loại Chữ thập đỏ về trí tuệ “.

2. Giới thiệu tác phẩm

Cuốn sách 6 Chiếc Mũ Tư được mệnh danh là một sự “tiến hoá” về vấn đề “tư duy về tư duy” trong suốt 2300 năm qua trong lịch sử nhân loại.

6 Chiếc mũ tư duy cũng là cuốn sách nổi tiếng và đạt được nhiều thành công nhất của tác giả Edward de Bono. Cuốn sách hướng dẫn những cách tư duy một cách hiệu quả nhất, nhờ sự tập trung của trí thông minh, những kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống nhanh chóng nhất.

Những phương pháp trong cuốn sách 6 Chiếc mũ tư duy sau khi ra mắt không được bao lâu đã nhanh chóng thay thế cho cách thức tư duy tranh luận trên toàn thế giới.

Tác giả Edward de Bono đã đưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua 6 chiếc mũ với 6 màu sắc cùng những ý nghĩa khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây và xanh da trời. Để có thể tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một khía cạnh nào đó của vấn đề.

3. Tóm tắt nội dung sách 6 Chiếc Mũ Tư Duy

Chiếc mũ màu trắng

Tượng trưng cho những dữ liệu, số liệu chính xác, những thông tin mang tính khách quan.

Với việc hướng tới thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc giải quyết vấn đề, bạn phải nổ lực thật nhiều, luyện tập thật nhiều để có thể sử dụng chiếc mũ ấy thành thạo và hiệu quả. Nếu chiếc mũ trắng được sử dụng đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh thì chủ thể không phải nhọc công trong cuộc chiến tranh luận, mà chỉ việc ngồi đó quan sát và ghi nhận lại những thứ cần thiết để khi cần thì lấy ra mà sử dụng.

Nếu bạn đã từng tham gia vào những cuộc họp của người Nhật, bạn sẽ thật sự bất ngờ với cách họ thể hiện trong suốt cuộc họp. Không một lời tranh luận nào cả, mục đích của họ đến với cuộc họp chỉ là để lắng nghe. Và cứ thế từng bước một tấm bản đồ được hoàn thành. Điều này không phủ nhận tác dụng của việc tranh luận để có thể đạt được kết quả cuối cùng. Mỗi người đều có một quan điểm riêng nhưng phải thực sự lý trí khi thốt ra bất kì việc gì. Đôi lúc, càng tranh luận chỉ càng khiến cho cái tôi của bản thân càng phản công, càng muốn chứng tỏ rằng quan điểm của mình và dần mất đi cả lý trí và sự khách quan để giải quyết vấn đề.

Hằng ngày, có vô vàn những thông tin bạn được tiếp nhận, từ nhiều nguồn khác nhau nhưng độ chuẩn xác thì không thể đảm bảo 100%. Cùng một vấn đề nhưng nếu ta nhìn ở góc độ này, ta sẽ có kết quả khác, còn ở gốc độ kia thì sẽ thu được một kết quả khác. Nếu để khắng định một việc chỉ toàn vẹn 100% mà không có ngoại lệ thì tôi không dám chắc điều đó, vẫn có những trường hợp hi hữu mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Vì thế hãy nhớ rằng: chẳng gì là tuyệt đối trong kiểu tư duy theo chiếc mũ trắng. Nó đóng vai trò là người chỉ đường và những pần còn lại là tùy ở chính bạn.

Chiếc mũ màu đỏ

Màu đỏ tượng trưng cho sự giận dữ, đam mê. Chiếc mũ này là đại diện của ngọn lửa cảm xúc và cảm giác. Trong công việc, khi giải quyết vấn đề, chúng ta không được để cảm xúc chủ quan của mình xen vào, nhưng dù sao nó vẫn ở đó. Chiếc mũ màu đỏ cho phép ta bộc lộ những dự cảm và linh cảm. Dù dự cảm có thể không hoàn toàn đúng nhưng nó sẽ định hướng cảm xúc để giải quyết vấn đề.

Cần phải hiểu rõ mục đích mà chiếc mũ đỏ hướng tới, nếu không bạn sẽ lạc đường. Đó là “nắm bắt ấn tượng cảm xúc phát lộ tức thì chứ không yêu cầu chủ thể tư duy phải lý giảu hay phán xét cảm xúc đó”.

Hoàn toàn trái ngược với chiếc mũ trắng, mục tiêu của chiếc mũ đỏ mang đậm tính chủ quan. Bất kỳ ai muốn bày tỏ những thông tin dưới dạng cảm xúc cá nhân đều có thể dùng chiếc mũ đỏ. Nhiều người vẫn thường bảo rằng: khi giải quyết vấn đề thì không nên để tình cảm, cảm xúc xen lẫn, kẻo “xôi hỏng bỏng không”. Nhưng chính cảm xúc sẽ tác động lên suy nghĩ của con người, nó cũng là một yếu tố cùng bạn đi đến đích cuối cùng chứ không hề là một thành phần thừa thải.

Thông thường, con người đã luôn có những định kiến từ những việc họ trải qua trong quá khứ cũng như cách họ mọng đợi một sự việc nào đó diễn tiến, ta quá vội vàng trong việc đưa ra những nhận xét cảm tính, rồi tự trói buộc mình vào cái lối tư duy đó. Chiếc mũ màu đỏ sẽ mở đường cho những cảm xúc để chúng được bộc lộ một cách trực tiếp ngay khi chúng nhen nhớm, nó sẽ là một phương tiện hữu hiệu trong việc đưa những cảm xúc đi về đúng quỹ đạo của chúng.

Chiếc mũ màu đen

Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, trần trừ, thái đội bi quan. Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc mũ đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm. Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.

Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Phương pháp tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này.

Chiếc mũ màu vàng

Đối lập hoàn toàn với chiếc mũ màu đen, màu vàng tượng trưng cho ánh sáng lạc quan. Tuy nhiên, đây là chiếc mũ khó sử dụng hơn rất nhiều bởi chúng ta có xu hướng nhạy cảm và đề phòng hơn là nhận ra những điểm tích cực của vấn đề. Vì thế, nó đòi hỏi người ta phải bỏ thời gian để tìm kiếm và phát hiện ra các giá trị.

Một lối sống lạc quan, một tinh thần lạc quan là điều mà chiếc mũ vàng đòi hỏi. Ta có thể lựa chọn mặt tươi sáng của vấn đề để khai thác, còn khi nhìn vào mặt xấu, ta có thể tránh những sai lầm, những nguy cơ tiềm ẩn. Chiếc mũ vàng hướng ta xây dựng kế hoạch tương lai, dù không thể biết trước tương lai nhưng nó chính là tiền đề để ta phấn đấu thực hiện, rút ra những kinh nghiệm, những bài học có ích để sau này có thể áp dụng. Thế nhưng, đôi lúc con tàu ấy lạc đường, không theo đúng những gì hoạch định. Người ta thường tích cực khi họ thấy kết quả : là họ có lợi gì? Họ được gì? Tính vụ lợi đã thấm nhuần vào tâm trí của rất nhiều người khi nhắc đến tư duy tích cực. Và đó không phải mục tiêu mà chiếc mũ vàng được tạo ra lúc đầu. Tư duy tích cực ở đây là nhận ra quá trình tìm kiếm và nhận định về giá trị.

Tóm lại, chiếc mũ vàng ngoài hướng tới lối tư duy lạc quan, nó còn mang tính xây dựng, đồng thời dự đoán và tìm kiếm cơ hội. Nó đề cao vai trò của tầm nhìn và ước mơ.

Chiếc mũ màu xanh lục

Nhắc đến màu xanh lục, ta lại liên tưởng đến hình ảnh của những chồi non, của những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, của những đồi chè thơm ngát, của những cánh rừng bạc ngàn… Chiếc mũ màu xanh lục là chiếc mũ của năng lượng, của những ý tưởng mới mẻ, đầy sáng tạo, là nơi ta thỏa sức tung bay với những ý tưởng của mình.

Đa số mọi người ưa thích sự an toàn. Họ thích thấy mình bao giờ cũng đúng. Nhưng sáng tạo lại đòi hỏi sự phá cách, đôi lúc phải biết chấp nhận mạo hiểm. Tương lai là thứ ta không được quyền biết trước nhưng ta lại có quyền hi vọng vào những việc sẽ xảy ra ở tương lai. Không giống như những chiếc mũ khác, chiếc mũ màu xanh lục đòi hỏi ta phải nỗ lực để đưa ra những ý tưởng nhưng không hề gượng ép, buộc bạn phải ngay lập tức đưa ra sáng kiến của mình. Mục tiêu của nó là mong muốn mọi người dành nhiều thời gian suy nghĩ để có những sáng kiến mới.

Qua chiếc nón này, tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy đa chiều. Việc vận dụng lối tư duy vận dụng thái độ, hình thức và thái độ, để tạo ra những cái mới và nhận thức mới.

“Cần phải vượt ra ngoài những điều đã biết, những gì rõ ràng và những gì làm ta thỏa mãn.”

Chiếc mũ màu xanh lam

Hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát. Chiếc mũ xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác – tổ chức tư duy. Mũ xanh dương sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc mũ của người chủ tọa để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”.

Vậy làm thế nào để ta có thể “đội” 6 chiếc mũ tư duy một cách đúng đắn nhất?

Nguyên tắc quan trọng nhất mà ta phải tuân theo đó là:  Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới. Nếu bạn chủ trì thảo luận thì luôn đảm bảo: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.

4. Đánh giá sách 6 Chiếc Mũ Tư Duy

Thông qua cuốn sách 6 Chiếc mũ tư duy điều mà tác giả Edward de Bono muốn gửi gắm không chỉ là giúp người đọc hướng tới những lối tư duy đúng đắn. Bên cạnh đó, những tri thức được viết trong những trang sách của cuốn sách thực sự là một hành trang cần có trong cuộc sống của mọi người để có thể giải quyết vấn đề nào đó.

6 Chiếc mũ tư duy còn là cuốn sách lần lượt giúp ta hiểu những “luật ngầm’ khi sử dụng những “chiếc mũ”. Những phương pháp tư duy này giúp những người có vấn đề giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

6 chiếc mũ tư duy

Tóm tắt & Review sách 6 Chiếc Mũ Tư Duy – Edward de Bono

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Linh hồn của quảng cáo – Nobuyuki Takahashi
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Hãy Chăm Sóc Mẹ – Shin Kyung Sook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây