Tóm tắt & Review sách Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn – Pauline Wallin

0
163
Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn

Tóm tắt & Review sách Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn – Pauline Wallin

1. Giới thiệu tác giả

Pauline Wallin, Ph.D là một nhà tâm lý học lâm sàng hành nghề độc lập. Trong 46 năm qua, bà đã giúp hàng trăm khách hàng thấu hiểu và đối phó hiệu quả với các kiểu hành vi xấu, tự đánh bại bản thân.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Tại sao tôi lại nói ra điều đó nhỉ?”

“Không thể tin là tôi đã hành động thiếu suy nghĩ như thế!” Có phải bạn từng nói hoặc làm những điều mà sau đó khiến bạn thấy hối hận, nhưng rồi bạn vẫn lặp lại nhiều lần nữa? Một số nhà tâm lý học cho rằng lí do là bởi bất kỳ ai cũng có một “đứa trẻ hư” – tàn dư của tuổi thơ – bên trong mình. Hầu hết chúng ta đều nghĩ mình là một sinh vật lý trí, cư xử hợp lý và có thể tự kiểm soát cảm xúc. Sự thật là đôi lúc chúng ta hoàn toàn mất bình tĩnh, đầu hàng trước cám dỗ hoặc nói những điều khiến bản thân hối hận về sau. Khi ấy mọi người thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh, thay vì nhìn nhận lại mình. Cuốn sách “Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn” sẽ khám phá từng ngõ ngách nội tâm, giải thích nguồn gốc tâm lý của những suy nghĩ và hành vi mà chính bạn không điều khiển được. Bạn sẽ học được cách thuần phục “đứa trẻ hư” và nắm quyền kiểm soát cuộc đời mình, với những chiến lược và kỹ năng cụ thể từ Tiến sĩ Pauline Wallin.

3. Tóm tắt nội dung sách Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn

Khái niệm đứa trẻ hư: Định nghĩa và nguồn gốc

“Sâu trong tâm hồn mỗi chúng ta đều ẩn chứa một đứa trẻ hư. Ai cũng có một đứa trẻ hư – tàn dư của tuổi thơ – bên trong mình. Đứa trẻ này chính là nguyên nhân của phần lớn những điều mà chúng ta ghét nhất ở bản thân. Hãy để tôi giải thích nhé.

Hầu hết chúng ta đều coi bản thân là một sinh vật lý trí, cư xử một cách hợp lý và có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi, chúng ta mất bình tĩnh, đầu hàng trước cám dỗ hoặc nói những điều khiến bản thân sau này hối hận. Những lúc như vậy, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh.

Ví dụ, chúng ta tự thuyết phục mình rằng bản thân nổi giận vì có ai đó đã chọc tức chúng ta, hoặc chúng ta không thể từ chối món tráng miệng ngon mắt đang mời gọi mình, hoặc chúng ta chưa thể đụng tay vào bản khai thu nhập cá nhân bởi lũ trẻ làm ồn hay bởi chúng ta bị cảm lạnh.

Nếu thấy những điều này nghe có vẻ giống mấy lời chống chế, thì bạn đã đúng rồi đấy. Hãy nghĩ mà xem, nếu mỗi lần bản thân không làm được như mong đợi, bạn lại đổ lỗi cho ý chí yếu ớt, tính tình ích kỷ hay sự nóng nảy của mình, thì bạn sẽ cảm thấy chán nản đến mức nào cơ chứ. Do đó, nghĩ ra những lý do ngoại sinh để chịu trách nhiệm cho quyết định và hành vi của mình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, ngay cả khi những lý do đó chẳng thuyết phục chút nào. Suy cho cùng thì trước đây, bạn đã bị chọc tức cả trăm lần nhưng cũng không hề nổi giận. Trước đây bạn đã từ chối cả tá những món tráng miệng ngon lành mà không cảm thấy hối tiếc. Và tới hạn chót khai thuế, bạn vẫn hoàn thành hồ sơ – bất chấp còn cảm lạnh và lũ trẻ ồn ào.

Không, hoàn cảnh và những người khác không phải yếu tố khiến bạn nói hay làm những điều khiến mình hối hận về sau. Nguyên nhân chính là một nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn nhiều, mạnh mẽ đến mức bạn cảm tưởng như nó là một sinh vật sống thực sự. Khi nguồn năng lượng này chiếm quyền kiểm soát, bạn thậm chí còn cảm thấy không còn là “mình” nữa. Người mất bình tĩnh hay đầu hàng trước cám dỗ và sự lười biếng không phải “con người thật” của bạn, mà là một thứ trong tâm hồn bạn, không phải bản thân bạn. Nguồn năng lượng nội tại này hành xử hệt như một đứa trẻ được nuông chiều quá mức, chưa chịu lớn, luôn đòi hỏi người khác phải chú ý và thỏa mãn mình – một đưa trẻ hư.

Một đứa trẻ hư muốn những gì nó muốn vào thời điểm mà nó muốn và không quan tâm sẽ có ai hay thứ gì chịu tổn thương hay bị hủy hoại hay không. Một đứa trẻ hư thường từ chối làm những điều nó không muốn, bất chấp hậu quả. Tất cả những gì đứa trẻ đó quan tâm là bản thân nó và thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của bản thân càng nhanh càng tốt, càng đầy đủ càng thích thú. Nếu bạn cảm thấy bản thân thường xuyên cư xử như một đưa trẻ hư trong một khoảng thời gian dài, vậy thì bạn không có đớn đau. Tất cả mọi người, kể cả những người có học thức,thông thái và biết điều nhất cũng hành xử ích kỷ như vậy đấy. Đôi lúc, bạn tận mắt chứng kiến những hành vi của một đứa trẻ hư nơi bố mẹ, sếp, thậm chí là người hùng thể thao của bạn và cả những cán bộ lãnh đạo. Một số người nhận thức được những hành vi đó của bản thân, nhưng đa số thì không.”

Hành động của đứa trẻ hư

“Luôn ở trong tâm trí chúng tây sẵn sàng để thỏa mãn mong muốn và khao khát của bản thân, đứa trẻ hư vẫn âm thầm chờ đợi. Mỗi khi chúng ta đối mặt với một tình huống khó chịu hoặc một cơ hội để thử thách ý chí, đứa trẻ hư sẽ sử dụng những mưu ma chước quỷ để thỏa mãn bản thân ngay tức thì. Chúng là nguyên nhân của hầu hết những điểm mà chúng ta ghét nhất ở bản thân. Đứa trẻ hư thường xuyên tác động để chúng ta nói ra hoặc làm điều gì đó khiến chúng ta hối hận sau này, chỉ vì nó không chịu nổi thua thiệt, dù chỉ là một chút. Đại diện cho những ham muốn và sự bốc đồng nguyên sơ, đứa trẻ hư muốn thứ mà nó muốn vào thời điểm mà nó cần, bất chấp hậu quả ra sao.”

Những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ hư của bạn đang nắm quyền chi phối

“Có một vài dấu hiệu hoặc biểu hiện cho thấy đưa trẻ hư của bạn đang nắm quyền kiểm soát. Dưới đây là một số đặc điểm phổ biến nhất:

Bạn tức giận vì một điều mà sau này hóa ra nó chẳng quan trọng gì mấy

Một trong những hoàn cảnh phổ biến của cơn giận phi lý như vậy là trong lúc chúng ta đang kẹt xe hoặc đứng xếp hàng. Trong những hoàn cảnh này, thời gian trôi qua rất chậm. Thời gian một phút để chờ đèn chuyển từ đỏ sang xanh tưởng chừng như dài vô tận. Chờ đợi bà cụ phía trước bạn tìm đồng 25 xu kẹt sâu trong ví có thể hết sức khó chịu. Hầu hết những người đang vội vã đều cảm thấy mất kiên nhẫn hoặc nản lòng, nhưng họ cũng sẽ không nhất thiết là phải khiến bản thân bực bọi về chuyện đó. Nếu bạn nổi giận hoặc cảm thấy cơ thể ngày càng căng thẳng tới mức có thể nổ tung nếu bạn không làm gì đó, thì đúng là đưa trẻ hư của bạn đang tác oai tác quái. Nếu bạn không chắc mình phản ứng như vậy là thái quá hay vô lý, hãy tự hỏi bản thân liệu những người khác có hành động như vậy không. Hoặc nhìn xung quanh xem mọi người đang cue xử như thế nào.

Bạn hay chỉ trích và thích chăm chọc

Người hay chỉ trích thường đắm chìm trong sự tiêu cực. Họ không kỳ vọng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp. Những người thích châm chọc thường nói những lời nghe có vẻ vô hại nhưng lại có ý làm tổn thương người khác. Nếu phong cách này mô tả bạn, thì đứa trẻ hư của bạn chính là loại thường xuyên hờn giận. Có thể những người khác khích lệ bạn, nhưng bạn không cho phép họ làm thế. Vì một lý do nào đó, đứa trẻ hư của bạn muốn tiếp tục giận hờn.

Bạn vùi mình trong oán giận và ghen tị

Việc cảm thấy oán giận, ghen tức hay đổ kỵ là hoàn toàn bình thường. Mặc dù chúng ta được dạy rằng không nên so sánh bản thân với những người khác, nhưng đó vốn là bản chất của con người. Xã hội văn minh phụ thuộc vào những quy tắc chung để giữ cho hành vi của con người nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được. Trẻ nhỏ học được những kỹ năng và hành vi khác (cả tích cực lẫn tiêu cực) bằng việc quan sát những đứa trẻ lớn hơn hoặc so sánh hành vi của mình với bạn bè đồng lứa. Khi nghe thấy một cầu thủ bóng đá chuyển nghiệp có thể kiếm được 100.000 đô la hoặc hơn cho mỗi trận đấu, bạn không thể nào không so sánh điều đó với mức lương tối thiểu của mình và cảm thấy ghen tị.

Bạn thấy tổn thương và vui mình trong cảm giác ấy.

Việc cảm thấy tổn thương bởi lời nói hay hành động của người khác là việc rất bình thường. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua. Nhưng đứa trẻ hư có thể phóng đại nỗi đau tinh thần đó lên nhiều lần thông qua sự lệch lạc nhận thức. Giả sử như có một đồng nghiệp đã đơn phương nhận công lao cho một dự án mà cả hai bạn đã cùng phối hợp. Điều đó chắc chắn rất đáng thất vọng và bạn thậm chí còn cảm thấy bị phản bội. Hầu hết mọi người đều thế. Thế nhưng, nếu bạn than phiền về điều này với vợ/chồng, ba người bạn thân và nhóm chat trên mạng, đứa trẻ hư của bạn đang đưa mọi việc đi quá xa. Sau cùng, bạn sẽ chỉ cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi.

Bạn thù dai

Khi bị coi thường, phớt lờ hoặc ai đó làm cho tổn thương thì bạn “ghim” mối thù rất lâu. Lý do là bởi đứa trẻ hư liên tục xem xét lại tình huống đã khiến bạn buồn bực và bật nó giống như một đoạn băng, hết lần này đến lần khác. Đoạn băng được bật càng lâu thì bạn càng cảm thấy việc mình “ghim thù” là hợp lý. Đôi lúc, những người hay để bụng thường nói, “Tôi có thể tha thứ, nhưng không thể quên đi.” Khi tôi hỏi họ như vậy nghĩa là sao, lời giải thích của họ cho thấy họ hoàn toàn không thể tha thứ. Tha thứ tức là thực sự buông bỏ hận thù. Khi bạn vẫn còn hồi tưởng về nó, thì sự bực tức vẫn còn đó và được duy trì bởi đứa trẻ hư.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn

Mình mất khá nhiều thời gian để đọc xong cuốn sách này, theo mình thấy đây là một đầu sách tâm lý khá bổ ích không quá khó hiểu, dễ đọc và dễ cảm. Bìa cuốn sách khá đẹp nhưng mình không thích cách trình bày nội dung của sách lắm vì cảm giác đơn điệu, không bắt mắt. Nội dung của sách thì phù hợp với đa số mọi người, vì hẳn bên trong ai cũng sẽ tồn tại “đứa trẻ hư” – thích đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, nói và làm những điều sau này khiến bản thân phải hối hận. Giờ là lúc nên kiểm soát nó lại.

Gấp lại cuốn sách này, mong rằng một ngày nào đó, “đứa trẻ hư” trong bạn sẽ ngoan ngoãn trở lại.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn

Tóm tắt & Review sách Kiểm soát đứa trẻ hư trong bạn – Pauline Wallin

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcNhững bộ phim hay nhất về giới thượng lưu Hàn Quốc
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Đàn ông sao hỏa đàn bà sao kim – John Gray

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây