Tóm tắt & Review sách Khi gia đình không còn là mái ấm – Dr. Sherrie Campbell

0
20
Khi gia đình không còn là mái ấm

Tóm tắt & Review sách Khi gia đình không còn là mái ấm – Dr. Sherrie Campbell

1. Giới thiệu tác giả

Dr. Sherrie Campbell là chuyên gia nổi tiếng tại Mỹ về tâm lý học lâm sàng, một diễn giả truyền cảm hứng, … Cựu phát thanh viên của chương trình Dr. Sherrie Show cho BBM Global Network và Đài phát thanh Tuneln, một người viết bài tích cực cho báo Huffington Post và trang Entrepreneur.com. Cô là mẹ của một đứa con gái, người truyền cảm hứng cho cô trong mọi bước đi trong đời. Tiến sĩ Sherrie cũng là một vận động viên đầy đam mê.

2. Giới thiệu tác phẩm

Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Tâm lý học Sherrie Campbell sẽ trò chuyện với bạn về:

– Tìm hiểu về nguyên nhân và biểu hiện của gia đình độc hại: nguồn gốc sâu xa của những nỗi đau thế hệ, sự hình thành tính nam và tính nữ độc hại trong gia đình, …

– Cách bảo vệ bản thân trước những ảnh hưởng trong gia đình độc hại: xây dựng lòng tự tôn, tạo ra ranh giới cá nhân, tạo ra những mối quan hệ lành mạnh bên ngoài, tìm kiếm sự giúp đỡ…

– Tìm hiểu góc nhìn tôn giáo và tâm linh về nghiệp quả gia đình: hiểu về sự vận hành của nghiệp quả, giải phóng tư tưởng, …

3. Tóm tắt sách Khi gia đình không còn là mái ấm

Tác giả chia sẻ bản thân là đứa trẻ bị hắt hủi trong gia đình.

Những tương tác độc hại trong gia đình là một chủ đề luôn nằm trong tim cô. Tác giả đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu, đọc rất nhiều tài liệu để định hướng cho quá trình chữa lành của chính mình. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Tâm lý học Sherrie Campbell sẽ chia sẻ với bạn những gì đã học được trong suốt quá trình ấy. Ở cuốn sách đầu tay, Success Equations (tạm dịch: Phương thức để thành công), một trong những bài học cuộc sống mà tác giả nhắc tới là tầm quan trọng của việc chia sẻ những gì ta học được với người khác. Cuốn sách này chính là cách cô vận dụng bài học ấy. Tác giả sẽ cho bạn hay ai đó mà bạn quan tâm thấy rằng nếu các bạn là kẻ sống sót sau quá trình nuôi dưỡng đầy tính hủy hoại, cuộc sống trong một gia đình như thế không phải dấu chấm hết, mà là một khởi đầu vô cùng thiết yếu, dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xuyên suốt các trang sách, tác giả đan cài cả những câu chuyện của cô và của các bệnh nhân, bạn bè mình để xác nhận và chứng minh cho nghiên cứu mà cô đang trình bày. Công trình nghiên cứu đầy tuyệt vời và minh xác này cũng là quá trình chữa lành của chính cô.

Một số key mà mình thấy rất hay trong cuốn sách này là: Có hai kiểu cha mẹ độc hại điển hình: Cha mẹ vô tâm và Cha mẹ vướng mắc; Khi xảy ra vấn đề, gia đình độc hại luôn tìm cách đổ lỗi thay vì giải quyết.

Có hai kiểu cha mẹ độc hại điển hình: Cha mẹ vô tâm và Cha mẹ vướng mắc

Theo Sherrie Campbell, tác giả cuốn sách “Khi gia đình không còn là mái ấm”, có hai kiểu cha mẹ độc hại điển hình: Cha mẹ vô tâm và Cha mẹ vướng mắc.

Cha mẹ vô tâm, ít quan tâm đến con mình, thậm chí nhiều người bỏ mặc luôn con cái. Họ thường là những người bị ép buộc, hoặc vô tình trở thành cha mẹ khi chưa sẵn sàng, vậy nên họ không coi việc nuôi dưỡng con cái là trách nhiệm. Khi có con rồi, họ vẫn chỉ dành thời gian cho những thú vui của bản thân, hoặc đi làm kiếm tiền bên ngoài, để mặc những đứa trẻ gần như “tự sinh tự diệt”. Thi thoảng họ dành thời gian cho đứa con, hay cho chúng tiền để xem như bù đắp, nhưng đều không phải theo cách một đứa trẻ cần.

Cha mẹ vướng mắc lại xem mình như người cộng sinh với con cái. Do coi con cái là “ngoại truyện” của mình, họ cố gắng chỉ đạo cuộc sống của con, kiểm soát lựa chọn của chúng, không cho chúng sự tự do để có thể độc lập lớn lên thành những người khỏe mạnh, độc đáo, tự cường, tự tin. Các bậc phụ huynh có kỳ vọng rõ ràng về mức độ thành công, nổi tiếng và hình ảnh bên ngoài của con cái. Họ nêu ý kiến của mình về mọi thứ, từ việc chúng mặc bộ quần áo nào, hẹn hò với ai, ăn cái gì, đến việc chọn trường đại học nào, nên xây dựng sự nghiệp ra sao, thậm chí can thiệp vào cả các quyết định về hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. Những bậc cha mẹ như vậy sẽ phá bỏ các quy tắc nuôi dạy hoặc phương pháp kỷ luật con cái để có thể tiếp tục thao túng cảm xúc của thế hệ tiếp theo.

Và cũng theo những nghiên cứu, thực nghiệm của bà, việc tránh xa các bậc phụ huynh vướng mắc sẽ khó hơn tránh xa các bậc phụ huynh vô tâm, bởi khi chúng ta bị vướng mắc trong đó ta không nhận ra mình đã chìm sâu trong đó tới mức nào.

Khi xảy ra vấn đề, gia đình độc hại luôn tìm cách đổ lỗi thay vì giải quyết

Cùng một tình huống như sau: cả gia đình 4 người (bố mẹ, con lớn, con nhỏ) cùng đi du lịch, khi đến sân bay thì con nhỏ cần uống sữa, lúc này cả nhà mới phát hiện quên đem bình sữa.

– Gia đình bình thường: người cha hoặc mẹ nhanh chóng trấn an cả nhà, sau đó tìm chỗ mua bình sữa mới, đồng thời nhắc với mọi người lần sau sẽ viết ra danh sách đồ để kiểm tra kỹ hơn. Đây gọi là giải quyết vấn đề.

– Gia đình độc hại: người cha cằn nhằn người mẹ, người mẹ đổ tội cho người con lớn, cha mẹ cùng trách mắng con lớn, con nhỏ sợ tiếng ồn khóc toáng lên, con lớn cũng tủi thân sụt sịt, người đi lại ở sân bay nhìn ngó bàn tán về cả nhà, … Đây gọi là tạo thêm vấn đề.

Những bậc cha mẹ với khả năng quản lý cảm xúc kém luôn dễ dàng nổi cáu chỉ vì những lỗi lầm nhỏ của con cái hay những chuyện không như ý trong gia đình:

– Nếu con chẳng may làm đổ nước ra sàn nhà, họ lập tức quát mắng đứa trẻ.

– Nếu con quên mang đồ trong chuyến du lịch, họ cằn nhằn đứa trẻ suốt cả chuyến đi.

– Nếu người vợ/chồng quên giặt đồ, nấu cơm, họ hậm hực đay nghiến nhau cả ngày.

Những đứa trẻ sống trong gia đình độc hại như vậy sẽ rất dễ căng thẳng, tự ti, sợ cãi vã, không dám tranh luận. Khi lớn lên, chúng cũng sẽ có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, dễ dàng nổi cáu chỉ vì những vấn đề nhỏ, không biết cách giải quyết công việc.

4. Đánh giá sách Khi gia đình không còn là mái ấm

Gia đình trông thì có vẻ là một chủ đề đơn giản với nhiều người, nhưng nó lại là chủ đề khó truyền tải và không có định nghĩa đơn giản. Ý nghĩa đơn giản nhất của thuật ngữ này là những con người có sự gắn kết về mặt di truyền hoặc pháp luật. Nhưng với nhiều người, gia đình còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Gia đình là nơi “mái ấm” tồn tại. Trong trường hợp này, mái ấm là cội nguồn của tình yêu và sự ủng hộ vô điều kiện. Nếu có một gia đình lành mạnh, còn hôm nay là một ngày tồi tệ, chắc chắn ta sẽ khao khát được trở về nhà, đắm mình trong tình yêu và sự xoa dịu từ mái ấm, từ những người thân thương.

Gia đình lành mạnh sẽ gắn kết cảm xúc và tâm hồn của mọi thành viên thông qua việc chia sẻ các giá trị, niềm tin, truyền thống, các sự kiện và hoạt động chung. Gia đình lành mạnh còn đem đến tình yêu, lòng ủng hộ vô điều kiện, không phán xét. Các thành viên trong gia đình cảm thấy được vây quanh bởi những người quan tâm tới con người và cảm xúc chân thật của họ. Cả nhà cùng giúp đỡ nhau phát triểr thành người tràn đầy hy vọng và tích cực đối với bản thân với người khác và với cuộc sống nói chung. Ước mơ thông thường của mọi đứa trẻ là cha mẹ luôn yêu thương mình, luôn hiện diện để chứng kiến những thành tựu tuyệt vời mà mình đạt được, cùng mình chúc mừng và ủng hộ mỗi khi bản thân suy sụp hoặc thất bại. Gia đình lành mạnh đem tới tất cả những điều này và còn hơn thế nữa.

Một cuốn sách ý nghĩa dành tặng cho những ai:

Trưởng thành trong những gia đình đầy khuôn mẫu ngột ngạt, phải gánh vác những kỳ vọng lớn lao của cha mẹ

– Đang lặp lại những hình mẫu tổn thương của bản thân lên chính vợ chồng và con cái mình.

– Muốn tìm hiểu đầy đủ về tâm lý học gia đình và mối ràng buộc nhân duyên nghiệp quả, từ đó tìm thấy hạnh phúc cho bản thân và thậm chí có thể kết thúc nỗi đau thế hệ.

Tóm tắt & Review sách Khi gia đình không còn là mái ấm – Dr. Sherrie Campbell

Cungdocsach.vn

 

 

 

 

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Hybe yourself – Lucy Werner
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Tỉnh táo trước quảng cáo – Cao Đức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây