Tóm tắt & Review sách Em phải đến Harvard học kinh tế – Lưu Vệ Hoa & Trương Hân Vũ

0
468
Em phải đến Harvard học kinh tế

Tóm tắt & Review sách Em phải đến Harvard học kinh tế – Lưu Vệ Hoa & Trương Hân Vũ

1. Giới thiệu tác giả

“Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế” đầu tiên là tên một bài báo kể về bốn trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ là Đại học Harvard, Đại học Columbia, Học viện Wellesley và Học viện Holyoke cùng tiếp nhận cô bé 18 tuổi Lưu Diệc Đình vào học, với học bổng lên đến trên 30.000 USD mỗi năm.

Bài báo đã làm xôn xao dư luận toàn Trung Quốc, làm nức lòng các bậc cha mẹ đang chăm lo cho con cái học hành vì ai cũng biết ngay với một học sinh Mỹ, muốn vào Đại học Harvard là chuyện khó hơn cả lên trời. Sau khi có bài báo phát hành thì hàng trăm ngàn cú điện thoại, thư tín gửi đến nhà Lưu Diệc Đình hỏi về cách nuôi dạy con gái và cho biết tại sao Đại học Harvard lại coi trọng khả năng nổi trội và năng lực tổng hợp của Diệc Đình đến vậy. Không thể trả lời hết các câu hỏi đó, bà Lưu Vệ Hoa (mẹ Lưu Diệc Đình) đã viết cuốn sách “Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế” kể lại tỉ mỉ quá trình nuôi dạy Diệc Đình.

2. Giới thiệu tác phẩm

Em phải đến Harvard học kinh tế là cuốn sách tường thuật và tổng kết lại những kinh nghiệm nuôi dạy con cái từ lúc lọt lòng cho đến khi thành tài của Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ, mẹ và cha dượng của cô bé Lưu Diệc Đình – “cô gái Harvard” – thần tượng học tập của giới trẻ Trung Quốc. Sau khi xuất bản, cuốn cẩm nang này đã giữ ngôi vị best-seller trong suốt 16 tháng liên tục, lượng xuất bản lên tới gần 3 triệu bản, nhận được hưởng ứng tích cực chưa từng thấy từ các bậc phụ huynh.

3. Tóm tắt nội dung sách Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế

Bà Lưu cho biết: “Năm 1980, lúc đang mang thai bé Đình, tôi được người bạn là Hiệu trưởng Khâu tặng một cuốn sách của tác giả Kimura Kyuichi “Giáo dục từ sớm với thiên tài”. Cuốn sách trông giản dị, không có vẻ gì hoa mỹ, thậm chí không thấy cả tên người dịch. Có được cuốn sách ấy tôi mừng như bắt được vàng. Hằng ngày mỗi khi đi làm về tôi đều đọc kĩ và nghiền ngẫm những điều viết trong đó tới khuya. Cuốn sách Kimura Kyuichi viết vào năm 1916, trong đó giới thiệu tư tưởng giáo dục cùng những kinh nghiệm nuôi dạy cụ thể thần đồng Carl Witer. Cuốn sách như đã mở mắt cho tôi. Tôi hiểu ra rằng, với chính sách “mỗi gia đình chỉ đẻ một con”, muốn con thành tài ắt phải dạy con bắt đầu ngay từ khi “0 tuổi”, nghĩa là từ lúc chưa có tuổi. Tôi bàn bạc, trao đổi thống nhất với chồng tôi. Chúng tôi quyết định dạy con ngay từ lúc đứa bé vừa cất tiếng chào đời. Và chúng tôi đã làm đúng như thế.”

Cuốn sách chia làm 11 chương, tự thuật từ giai đoạn Diệc Đình 0 tháng tuổi cho đến khi vào trung học phổ thông rồi vào Harvard. Ở mỗi một giai đoạn, bạn sẽ biết tường tận bà Lưu và chồng bà đã áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho con ra sao, tìm trường mẫu giáo như thế nào, gieo những hạt mầm yêu thương, khám phá khoa học, rèn luyện ý chí hay vượt qua chống đối tuổi dậy thì bằng cách nào…Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ luôn vận dụng tối đa phương châm “Lo trước 1 bước”.

“Người ta đã chứng minh được rằng, nếu trong thời kỳ nhất định, ta cho ong thợ ăn một loại thức ăn nhất định, thì con ong đó sẽ biến thành ong chúa. Nhưng nếu bỏ qua giai đoạn cần thiết đó thì cho dù có nuôi con ong kia bao nhiêu lâu và cũng bằng đúng loại thức ăn ấy chăng nữa nó cũng không sao trở thành ong chúa được. Chó rừng ngay từ lúc nhỏ đã có khả năng bới đất giấu thức ăn còn thừa, nhưng đúng vào thời gian ấy, nếu ta nhốt chó rừng vào căn phòng nền tráng xi măng thì chỉ một thời gian sau đó, chó rừng mất đi khả năng bới đất giấu thức ăn. Với đứa trẻ, sự việc xảy ra cũng hệt như vậy. Người ta cứ tưởng là bắt đầu dạy con càng muộn càng tốt, vì nó sẽ được chuẩn bị chu đáo hơn. Nhưng không phải thế! Có những giai đoạn hết sức quan trọng và đặc biệt nhạy cảm đối với mỗi hình thức nuôi dạy, như thế bị bỏ qua sẽ không bao giờ bù đắp lại được. Nếu như đứa trẻ lên ba mới bập bẹ biết nói thì tưởng như chuyện đó chẳng có gì “nguy hiểm” cả. Rồi sau này bé sẽ nói sõi thôi. Song người ta thấy rằng việc học nói của em sẽ lâu hơn, khó khăn hơn và cái chính là nó không có tác dụng phát triển trí thông minh như khi biết nói đúng độ tuổi.”

Không phải ngẫu nhiên mà cô có thể trở thành người xuất sắc đến như vậy được. Bên cạnh công sức và sự nỗ lực của Lưu Diệc Đình, thì sự kiên trì bền bỉ, hy sinh vì công cuộc “giáo dục từ bé” của mẹ và cha dượng, đây có lẽ là yếu tố tác động lớn nhất đến thành công của cô.

“Giáo dục gia đình” – phương pháp giáo dục mà tác giả kiên trì theo đuổi

Bà Lưu quan điểm rằng: “Cảm xúc mới là mấu chốt quyết định sự thành công của đời người. Chỉ số cảm xúc cao có thể khiến trẻ trí lực bình thường cũng tạo được một cuộc sống huy hoàng. Chỉ số cảm xúc thấp có thể biến một đứa trẻ có trí lực siêu phàm thành một con người tầm thường. Cái gọi là cảm xúc chỉ là: tính tình vui vẻ hoạt bát, trầm tư chuyên chú, dũng cảm tự tin, chăm chỉ lương thiện, có tính độc lập và tinh thần sáng tạo”. Muốn thành danh trước hết phải thành nhân.

Những nền tảng tư tưởng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con

  • Chân thành là gốc, khôn khéo là ngọn.
  • Phải luôn giữ được trạng thái cân bằng trước những lời khen chê đủ kiểu của thiên hạ. Không được vì sự chê bai của người khác mà làm mất dũng khí vươn lên của mình, trước sự tán dương ầm ĩ phải biết kiềm chế, không được say sưa tự mãn…
  • Không nên vì chưa nhìn thấy cá mà bỏ dở việc đan lưới, thời cơ chỉ đến với những người có đầu óc sẵn sàng đón nhận.
  • Luyện cho con thói quen viết nhật ký: Nếu con chưa biết viết, hướng dẫn con làm văn miệng, có thể mô tả lại những sự vật sự việc xung quanh, đặt cho con những câu hỏi mở.
  • Rèn luyện trí não phải đi đôi với rèn luyện thân thể: Sức khỏe vô cùng quan trọng nên mình sẽ cho con học một môn thể thao nào đó con thích để sau này vừa rèn luyện sức khỏe lại vừa có một hình thức giải trí lành mạnh sau giờ học giờ làm. Ngoài ra giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà cũng là một hình thức rèn luyện vừa bồi dưỡng sự tự lập, biết chia sẻ công việc trong gia đình cũng vừa giúp bé có thể rèn luyện thân thể.

Đó là một trong vô vàn đạo lý mà Diệc Đình được cha mẹ chỉ dạy. Xen lẫn trong việc thôi thúc học tập là những bài học làm người, cách đối nhân xử thế để tạo tiền đề hình thành nên tính cách, nội tâm mạnh mẽ cho Diệc Đình. Thử hỏi, nếu không có những nền tảng như thế từ giáo dục gia đình thì Diệc Đình lấy đâu bản lĩnh, ý chí đối mặt với bao khó khăn, lại còn tự tìm ra lý tưởng phấn đấu cho bản thân.

4. Đánh giá sách Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế

Tựa như một cuốn nhật kí cũng là một cuốn cẩm nang ghi lại hành trình nuôi con gian khổ của một người mẹ, tác phẩm mang đến đến cho bạn đọc những bài học dạy con vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Đồng thời, những kỹ năng và cách dạy con khác biệt nhưng lại vô cùng hiệu quả cũng được tác giả áp dụng trong thực tế.

Tóm lại, dạy con là một việc không hề dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta cố gắng trau dồi kiến thức và những kỹ năng, bà mẹ nào cũng có thể nuôi dạy con thành công.

“Dù là trẻ bình thường, nhưng nếu biết cách giáo dục, cũng có thể trở thành người xuất chúng.” – Claude Adrien Helveticus.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Em phải đến Harvard học kinh tế

Tóm tắt & Review sách Em phải đến Harvard học kinh tế – Lưu Vệ Hoa & Trương Hân Vũ

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bài trướcTóm tắt & Review phim Bản án đến từ địa ngục (hellbound)
Bài tiếp theoTóm tắt & Review phim Đời sống ngục tù (Prison Playbook)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây