Tóm tắt & Review sách Đừng ép con “khôn” sớm – Shin Yee Jin

0
197
Đừng ép con khôn sớm

Tóm tắt & Review sách Đừng ép con “khôn” sớm – Shin Yee Jin

1. Giới thiệu tác giả

Shin Yee Jin vừa là bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần trẻ em và Thanh thiếu niên tại Bệnh viện Sererance (Seoul, Hàn Quốc) vừa là giáo sư giảng dạy tại khoa Sức khỏe tâm thần Trẻ em và Thanh thiếu niên thuộc Đại học Y Yonsei.

Là người mẹ có hai con trai, các tác phẩm về tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên của bà không chỉ dựa trên học thuật và còn chính là những kinh nghiệm mà bà tích lũy được.

2. Giới thiệu tác phẩm

Đừng ép con “khôn” sớm được ra đời khi giáo dục đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ mà các bậc phụ huynh đang áp dụng và chính là nguyên nhân khiến cho ngày càng nhiều trẻ bị tổn thương tâm lý.

3. Mục lục

  • Chương 1: Cha mẹ thông minh nuôi dạy con một cách từ tốn
  • Chương 2: Hãy để trẻ chơi thỏa thích cho đến lúc 5 tuổi
  • Chương 3: Mỗi đứa trẻ một cách học
  • Chương 4: Những điều tôi học được khi nuôi dạy con
  • Chương 5: 10 Nguyên tắc để nuôi dạy con một cách từ tốn

4. Tóm tắt nội dung sách Đừng ép con khôn sớm

Cha mẹ thông minh nuôi dạy con một cách từ tốn

Để nuôi con một cách từ tốn, các vị phụ huynh nên sắp xếp lại những điều cơ bản trong lòng, đó là những điều sau:

Tình yêu tuyệt đối

Để nuôi con tốt, điều kiện cơ bản của người làm cha làm mẹ là phải luôn ấp ủ “tình yêu”. Điều đó cũng giống như việc nói rằng các con của mình thật đáng yêu. Để yêu thương trẻ cũng cần thời gian và sự cố gắng. Nếu người mẹ liên tục nỗ lực và thể hiện tấm chân tình thì có thể nuôi dưỡng tình yêu thương lớn dần cho con. Và tình yêu tuyệt đối đó sẽ trở thành nền tảng cơ bản nhất của một người mẹ sáng suốt.

Tính nhạy cảm

Khi dành cho con tình yêu đủ đầy, điều kiện tiếp theo cần có là “tính nhạy cảm” của người mẹ – chính là khả năng nắm bắt, nhận biết nhanh và chính xác từng tín hiệu mà trẻ gửi đến. Nói một cách đơn giản, cốt lõi của điều này là người mẹ hiểu được tâm trạng của con đến mức nào.

Khả năng phản ứng

Khi cha mẹ đã có được sự nhạy cảm, điều tiếp theo mà cha mẹ cần là khả năng phản ứng phù hợp. Thuở ấu thơ, trẻ có nhiều tín hiệu liên quan đến các nhu cầu cơ bản như ăn, ngủ, đi vệ sinh và chơi đùa, nếu cha mẹ không có phản ứng nhanh trước những dấu hiệu của con thì bé sẽ gặp trở ngại nghiêm trọng trong việc hình thành tính cách.

Tính nhất quán

Điều kiện cuối cùng mà cha mẹ cần có là tính nhất quán. Dù phản ứng nhạy cảm với những tín hiệu của trẻ nhưng không có nghĩa là cha mẹ thay đổi tùy theo tâm trạng của mình.

Hãy luôn luyện tập trong đầu suy nghĩ tách trẻ khỏi hoàn cảnh xung quanh mình. Không phải cha mẹ nào cũng tạo được thái độ nhất quán với con cái trong thời gian ngắn, vì thế rất cần nuôi dưỡng lòng kiên trì trước khi xây dựng những nguyên tắc. Chỉ cần có lòng kiên trì, chắc chắn cha mẹ sẽ nhìn thấy con đường mình phải đi.

Hãy để trẻ chơi thỏa thích cho đến lúc 5 tuổi

Tuổi ấu thơ, đặc biệt là ở khoảng 3-5 tuổi là thời kỳ duy nhất trong cuộc đời trẻ tự mình cảm nhận thế giới bằng khả năng tưởng tượng phong phú. Trẻ quan sát mọi sự vật theo quan điểm cá nhân và đặt tên cho chúng bằng ngôn ngữ của mình. Đây là quá trình phát triển tự nhiên và cần thiết. Trẻ trải qua giai đoạn này có thể hiểu được cuộc sống và tri thức theo cách của cá nhân mình, điều này giúp ích cho trẻ rất nhiều khi học tập ở tuổi lớn hơn. Đồng thời, đây cũng là độ tuổi mà trẻ hình thành đạo đức bắt nguồn từ sự thấu hiểu cảm xúc và đồng cảm với nỗi đau của người khác.

Thế nên trong trước lúc 5 tuổi, đừng bắt trẻ học chữ cái như một con vẹt hay so sánh con với đứa trẻ khác vì sự cạnh tranh gây lên áp lực cho trẻ. Ảnh hưởng trước tiên nhất là khả năng ghi nhớ, sau đó, sức khỏe tinh thần của trẻ cũng mau chóng nguy kịch ở mọi phương diện. Theo đó, nếu từ nhỏ trí não của trẻ đã bị tổn thương thì hầu như không có khả năng hồi phục khi trẻ lớn lên.

Mỗi đứa trẻ một cách học

Có bao nhiêu trẻ em trên thế giới này thì có bấy nhiêu cách học dành cho chúng. Vì vậy, phương pháp học đạt được thành quả lớn đối với đứa trẻ hàng xóm cũng có thể là cách nguy hại chết người cho con cái chúng ta. Điều chúng ta cần quan tâm là nắm bắt khí chất bẩm sinh và quá trình phát triển của trẻ như thế nào. Bởi vì nếu biết được những điều ấy, chúng ta sẽ tìm ra cách học thích hợp cho con mình. Điều chúng ta cần luôn ghi nhớ là có phương pháp học phù hợp cho từng đứa trẻ.

10 Nguyên tắc để nuôi dạy con một cách từ tốn

  1. Hãy thường xuyên nghĩ tới việc điều tiết cảm xúc
  2. Dù trẻ có nói dối cũng đừng gắt gỏng
  3. Vì con, hãy cùng con làm bài tập
  4. Trước khi dọa nạt, hãy thảo luận với con!
  5. Hãy cố tình để trẻ phạm lỗi
  6. Khi không biết lý do trẻ gây chuyện, hãy nhẫn nhịn trước!
  7. Không có sự giáo dục nào tuyệt vời hơn những trải nghiệm
  8. Lúc muốn dạy “thêm chút nữa” là lúc nên dừng lại
  9. Hãy sống như một tấm gương cho con trẻ!
  10. Hãy cùng nhau giữ gìn các lợi ích

5. Cảm nhận và đánh giá sách Đừng ép con khôn sớm

Đừng ép con “khôn” sớm là cuốn sách không thể thiếu dành cho các bậc phụ huynh, sẽ giúp bạn hiểu ra nuôi dạy con chậm rãi không phải là chọn lựa mà là điều tất yếu. Qua bốn sai lầm thường gặp mà tác giả đã nêu rõ: Cảm thấy được an ủi khi bắt ép con vô điều kiện; Có thể học hành để thăng tiến chứ có chết cũng không học nuôi con; Trở thành người giám sát con lúc nào không hay; Khoe khoang về sự thông minh của trẻ, cuốn sách sẽ chỉ ra những lỗi vô tình mà các bậc phụ huynh mắc phải và cũng giúp họ nhận biết được đâu là cách nuôi con đúng đắn và toàn diện nhất.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Đừng ép con khôn sớm

Tóm tắt & Review sách Đừng ép con “khôn” sớm – Shin Yee Jin

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường – Adele Faber & Elaine Mazlish
Bài tiếp theoTóm tắt & Review tiểu thuyết Đồi gió hú – Emily Bronte

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây