Tóm tắt & Review sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị – Nhiếp Hướng Vinh

0
279
Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị

Tóm tắt & Review sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị – Nhiếp Hướng Vinh

1. Giới thiệu tác giả

Nhiếp Hướng Vinh là một tiến sĩ ngành kĩ thuật người Trung Quốc, một giảng viên đại học, từng viết các bài “Sở dĩ bạn thấy lo ngại là bởi bạn đang vội vã sống một cuộc đời tiêu chuẩn”, “Nấu ăn giỏi mới là tài nghệ tuyệt đỉnh”… Anh có rất nhiều bài tản văn cổ vũ khích lệ được đăng trên WeChat của Nhật báo Nhân dân, Báo Thanh niên Trung Quốc, web Nhân dân, nhóm Đọc sách lúc 10 giờ.

Anh nói: “Việc đau khổ nhất của đời người chính là biết rõ bản thân không thích cuộc sống hiện tại nhưng lại vẫn kiên trì sống như vậy cả một đời. Muốn làm một người hạnh phúc thì trong lúc còn có thể mơ ước, hãy lấy hết nỗ lực ra mà truy cầu mộng tưởng của chính mình.”

2. Giới thiệu tác phẩm

“Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị”, cuốn sách sẽ giúp bạn mở ra các chương của cuộc đời mà trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ đều phải trải qua. Trong những câu chuyện ấy, có lẽ bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn những điều mà cuộc sống đã, đang và sẽ mang lại cho mỗi người.”

3. Tóm tắt nội dung sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị

Không có công việc nào là ổn định, chỉ có năng lực ổn định mà thôi

Theo gợi ý của một số học giả thì nội trợ cũng nên được coi là một nghề. Bởi những người phụ nữ ở nhà làm nội trợ cũng phải gánh vác rất nhiều vai trò, vì thế việc trả lương cho họ là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Nếu để đánh giá về mức độ ổn định của từng công việc, bạn có nghĩ nội trợ là một trong những nghề có tính ổn định nhất. Thực tế không phải như vậy, người nội trợ vẫn có khả năng đối diện với nguy cơ mất việc.

Một người bạn trên mạng xã hội của tôi chia sẻ anh ấy có chị họ, chồng của chị ấy kinh doanh, thu nhập khá, đời sống gia đình rất ổn định, do đó chị ấy không đi làm, chỉ toàn tâm toàn ý ở nhà chăm sóc con cái. Bản thân người phụ nữ này cũng không có ý định tìm việc, chị hoàn toàn bằng lòng với cuộc sống của một bà nội trợ. Biến cố xảy đến với gia đình chị khi đứa con lên 5 tuổi, chồng chị làm ăn thất bát, nợ nần chồng chất, chị buộc phải ra ngoài tìm việc để hỗ trợ tài chính cho gia đình. Bảy, tám năm ở nhà, kinh nghiệm làm việc không có, chính điều này khiến cho chuyện tìm việc của chị trở nên khó khăn vô cùng. Thậm chí vị trí thu ngân ở siêu thị chị cũng không được tuyển, cuối cùng đành phải nhận công việc dọn dẹp vệ sinh cho một công ty.

Những trường hợp như thế này rất nhiều. Mỗi buổi sáng tôi đều lên tàu điện ngầm đi làm, tại cửa các ga tàu có rất nhiều sạp hàng nhỏ bán đồ ăn sáng, bánh rán, bánh mì… bạn tha hồ lựa chọn. Đôi khi không kịp tự chuẩn bị đồ ăn sáng mang theo, tôi vẫn thường ghé những sạp hàng này. Rất nhiều người giống tôi, mua bữa sáng dọc đường, tuy nhiên tôi phát hiện ra có một sạp hàng chẳng có một mống khách nào nên liền qua đó mua. Bữa sáng đến tay tôi nhanh chóng, không phải xếp hàng. Tôi lấy điện thoại trong túi ra định dùng ví điện tử để thanh toán như mọi lần, người phụ nữ trung tuổi bán hàng nhìn tôi, cười gượng gạo: “Tôi không biết chữ, cũng không biết dùng ví điện tử, cậu trả tôi tiền mặt nhé”

Trong người tôi lúc này chẳng có lấy một đồng tiền lẻ, chỉ còn biết đưa cho cô ấy một tờ tiền mệnh giá lớn. Người phụ nữ lấy tất cả số tiền trong túi ra, 4 – 5 phút sau mới gom đủ tiền để trả lại tôi. Lúc này tôi mới hiểu tại sao sạp hàng của người phụ nữ này lại không có khách, đó là bởi mua hàng ở đây không thể thanh toán bằng điện thoại, bất tiện vô cùng. Đến cả tôi, lần sau cũng sẽ không quay lại để mua nữa.

Trước sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, người phụ nữ trung tuổi bán đồ ăn sáng ở ga tàu điện ngầm ấy cũng rất có thể sẽ thất nghiệp ngay sau đó.

Xã hội hiện đại không hề tồn tại khái niệm “công việc ổn định”, bởi bất kì một công việc nào cũng đều có nguy cơ bị xóa bỏ.

Có người nói rằng công chức nhà nước, bác sĩ, giáo viên chính là những nghề ổn định. Nhưng theo quan điểm của tôi, những nghề này không ổn định một chút nào, hoặc ít nhất nghề giáo viên không hề ổn định. Để tôi chia sẻ với các bạn kinh nghiệm thực tế của cá nhân tôi. Tôi hiện đang làm giảng viên tại một trường đại học, theo như cách nghĩ của nhiều người thì nghề giáo có lẽ là một nghề ổn định và ít nguy hiểm nhất. Kì thực không phải vậy, dạo gần đây tôi lại có phần lo lắng cho công việc của mình bởi nó hoàn toàn không phải là một công việc ổn định, tôi cũng phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp như bao người khác.

Khi vừa nhận công tác tại trường đại học, tôi đã kí với trường một hợp đồng ba năm về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Trong ba năm đó, tôi phải hoàn thành một danh sách các nghiên cứu khoa học, nếu không sẽ bị sa thải hoặc chuyển công tác.

Không chỉ những giáo viên trẻ mới dễ bị thất nghiệp, đến cả những vị giáo sư có tuổi cũng phải đối diện với vấn đề này, bởi các vị này cũng phải đạt được rất nhiều yêu cầu mà trường đưa ra như chất lượng giảng dạy, thành tựu nghiên cứu khoa học… nếu không hoàn thành nhiệm vụ họ cũng sẽ bị mất việc.

Ngày nay, tiến sĩ rất nhiều, các trường đại học không bao giờ phải lo không tuyển được giáo viên, do đó nếu tự bản thân mình không nỗ lực thì tôi sẽ đánh mất “bát cơm” của chính mình.

Không thử làm khó bản thân thì mãi mãi không thể tốt lên được

Có phải vì mục tiêu dậy lúc 6 giờ sáng để chạy bộ mà bạn đã đặt đến năm, sáu lần chuông báo thức? Bạn thực sự cho rằng sử dụng một biện pháp mang tính cưỡng chế cao như vậy có thể ép bản thân dậy sớm?

Có phải vì mục tiêu thi đạt tiếng Anh cấp 6 mà bạn đặt ra chỉ tiêu cho bản thân mỗi ngày phải học thuộc 50 từ mới, thậm chí còn làm hắn khẩu hiệu “Chưa đủ 50 từ nhất định không động vào điện thoại”? Bạn nghĩ làm như vậy sẽ giúp bạn đều đặn mỗi ngày học 50 từ, cho đến khi thuộc lòng cả cuốn sách mà không một lần trộm xem điện thoại? Và sau đó thuận lợi đỗ tiếng Anh cấp 6?

Hình như đã rất nhiều lần, thay vì ép bản thân để trở nên tốt hơn, chúng ta lại ép bản thân đến mức tuyệt vọng, rồi cuối cùng phát hiện ra mình không giỏi đến mức ấy, từ đó dần mất đi nghị lực, giảm đi tinh thần chịu đựng và sức chiến đấu, trở nên nhu nhược, yếu đuối, chán chường. Cuộc sống hoàn toàn không như câu nói truyền cảm hứng kia, rằng “không thử làm khó bản thân sẽ không biết mình giỏi đến đâu.” Thế nhưng, tôi viết cuốn sách này không phải để phê bình hay lên án câu nói ấy, mà ngược lại, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả của câu nói đó. Câu nói trên, một mặt đưa ra cho chúng ta một ám hiệu tâm lí, ngầm nói rằng chúng ta của ngày hôm nay chưa giỏi là bởi chúng ta chưa dồn bản thân vào khó khăn. Mặc khác, cũng là một iệu pháp an ủi tâm lí, khiến chúng ta tin rằng chỉ cần dồn ép bản thân thì chúng ta sẽ trở nên giỏi hơn và mọi khó khăn trước mắt đều được giải quyết.

Tôi từng đọc câu chuyện của một tác giả, rằng thuở nhỏ cô luôn có tâm lí mong muốn gia đình mình xảy ra biến cố, tốt nhất là gia đình gặp khó khăn, lụn bại, rơi vào hoàn cảnh cơm chẳng đủ ăn, khốn khó và cùng quẫn. Cô ấy cho rằng, chỉ khi bản thân rơi vào hoàn cảnh bi thảm ấy mới có đủ động lực để quyết tâm học hành, thi đỗ đại học Thanh Hoa. Tác giả này cho rằng, chỉ khi bản thân rơi vào bước đường cùng thì những khả năng tiềm ẩn bên trong con người mới bộc phát để nên ưu tú hơn.

Nữ tác giả chia sẻ, sở dĩ cô ấy có suy nghĩ này là bởi được nghe quá nhiều câu chuyện vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Sau này lớn lên cô ấy mới nhận ra, không phải cứ nghèo là sẽ giỏi. Những đứa trẻ ấy có thể trở nên ưu tú từ trong nghèo khó chính vì thái độ đối diện với khó khăn của họ khác với người bình thường.

Khi chúng ta ép buộc bản thân, điều mà chúng ta ép ra không phải là sự ưu tú mà là sự yếu đuối và kém cỏi. Thế nhưng có những người vẫn trở nên ưu tú là bởi khi đối diện với sự kém cỏi của chính mình, họ nảy sinh tâm lí xấu hổ mà từ đó có thêm dũng khí và động lực. Thế nhưng, cũng có những người không làm được như vậy là bởi họ không cảm thấy hổ thẹn trước sự yếu kém của bản thân, không thể thay đổi việc thúc ép bản thân thành tinh thần theo đuổi những điều tốt đẹp, do đó càng o ép bản thân sẽ chỉ càng phát hiện ra bản thân yếu đuối, để rồi từ bỏ mọi thứ.

Phân tích câu nói “không thử làm khó bản thân sẽ không biết mình giỏi đến đâu” có những người chỉ xem câu nói này như một liệu pháp an ủi tâm lí chứ không hề nhận ra ý nghĩ đích thực đằng sau. Có những người sau khi ép bản thân rơi vào khó khăn mà vẫn không đạt được thành công liền quay ra nghi ngờ và phủ định câu nói trên, cho rằng đây chỉ là một “bát súp gà” nhạt nhẽo không có ý nghĩa gì. Nhưng thực tế là chính bản thân họ đang không hiểu được tầng ý nghĩa sâu xa của câu nói này, và đây cũng chính là điều mà tôi từng nói: Không có bát súp gà nào là không có giá trị, thứ duy nhất vô dụng ở đây chính là người ăn súp, không hấp thụ nổi chất dinh dưỡng trong bát súp mình đang có.

Có đôi khi chúng ta gặp phải những người không nỗ lực nhưng lại luôn dùng thái độ kẻ cả, bề trên và lời lẽ khích bác để đối xử với những người đang không ngừng nỗ lực, truyền bá những năng lượng tích cực vào cuộc sống. Thực tế là những người này không phải không muốn nỗ lực, cũng không phải không muốn trở nên tốt hơn, họ đã từng nỗ lực, từng ép bản thân để trở nên tốt đẹp hơn, nhưng họ phát hiện ra, càng ép bản thân sẽ chỉ càng nhận ra bản thân mình bình thường và kém cỏi. Để tránh tư mình đả kích mình, cũng là để tránh bị người khác cười nhạo, họ chọn cách từ bỏ. Thế nhưng sau khi không tiếp tục nỗ lực nữa, tâm lý trở nên méo mó, họ dành mọi sự nhạo báng cho những người đang không ngừng nỗ lực. Trước khi để bản thân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chúng ta thường có thói quen đề cao bản thân. Có những người thậm chí còn tự tin quá mức vào những gì mình có: mối quan hệ, bạn bè, trí tuệ… phải đến khi va chạm với những sự việc phiền toái mới nhận ra rằng những thứ mình có đều chỉ là hư vô và đều dễ vo vun.

Để bản thân mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lúc ấy chúng ta mới nhận ra được thực tế cuộc sống và nhận ra được khả năng của mình. Chúng ta hóa ra không vĩ đại như đã nghĩ, không giỏi đến mức chỉ cần một lần ép mình gồng lên là đã có thể trở nên ưu tủ. Điều quan trọng là sau khi nhận ra được thực tế và khả năng của mình, chúng ta tiếp tục kiên trì trên con đường hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Mấu chốt là ở chỗ, sau khi nhận ra mình kém cỏi, chúng ta cảm thấy hổ thẹn và có thêm dũng khí đi tiếp hay chúng ta chọn từ bỏ.

4. Đánh giá sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị

Nỗ lực và cố gắng để dần dần có thể tiếp cận với cuộc sống mà mình mong muốn. Nhưng trong quá trình nỗ lực ấy lại không quên tận hưởng cuộc sống tươi đẹp và ấm áp; như vậy mới là sống mà không phụ tháng năm, tuổi tác. “Đừng để cuộc đời chỉ là những chuỗi ngày được chấm công”.

Nhiếp Hướng Vinh, tác giả của cuốn sách này đã nói: “Việc đau khổ nhất của đời người chính là biết rõ bản thân không thích cuộc sống hiện tại nhưng lại vẫn kiên trì sống như vậy cả một đời. Muốn làm một người hạnh phúc thì trong lúc còn có thể mơ ước hãy lấy hết nỗ lực ra mà truy cầu mộng tưởng của chính mình”. Vì rằng, nếu bạn sống một cuộc đời theo một bài văn mẫu, thả mình vào trong giữa những đại đa số bình tầm thường thì có phải quá nhạt nhẽo không.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị

Tóm tắt & Review sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị – Nhiếp Hướng Vinh

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Người thông minh không làm việc một mình – Rodd Wagner & Gale Muller
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Con chúng ta hạnh phúc là được – Libby Purves

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây