Tóm tắt & Review sách Đàm đạo với Lão Tử – Lưu Ngôn

1
294
Đàm đạo với lão tử

Tóm tắt & Review sách Đàm đạo với Lão Tử – Lưu Ngôn

1. Giới thiệu tác giả

Lưu Ngôn là một dịch giả nổi tiếng của Trung Quốc, ông là một người kĩ tính, cẩn thận tỉ mỉ trong dịch sách. Những tác phẩm dịch của ông luôn mang đến cho người đọc sự thú vị trong trí tuệ và những triết lý sâu xa có ích đối với đời sống của mỗi người. Bằng cách nhập vai và quay ngược về quá khứ để đàm đạo với các triết gia thời xưa, Lưu Ngôn đã cho độc giả có một cái nhìn tổng thể về những triết lý đạo đức trong đời sống hàng ngày. Cuốn sách Đàm đạo với Lão Tử là một cuốn sách dịch thành công của Lưu Ngôn khiến độc giả mãi ấn tượng về cách đối nhân xử thế, cách đối xử với cấp người trên kẻ dưới của Lão Tử. Cho đến này những triết lý của Lão Tử vẫn còn nguyên vẹn giá trị sử dụng và được người đời lưu giữ và truyền đạt qua nhiều thế hệ.

2. Giới thiệu tác phẩm

Đàm đạo với Lão Tử là cuốn sách của dịch giả Lưu Ngôn, đúc kết nhiều triết lý trong cuộc đời của Lão Tử. Cuốn sách là cuốn cẩm nang dành cho những bạn trẻ đang loay hoay tìm đường để có thể định hình bản thân trong cuộc sống cũng như cân bằng trong công việc. Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị về những triết lý được áp dụng trong cuộc sống giúp độc giả thấu hiểu và có những cách đối nhân xử thế phù hợp.

3. Mục lục

  • Thiên tự truyện
  • Thiên về đạo
  • Thiên vô vi
  • Thiên về đức
  • Thiên lập thân
  • Thiên mưu lược

4. Tóm tắt nội dung sách Đàm đạo với Lão Tử

Lão Tử là một triết gia nổi tiếng của phương Đông, những tư tưởng của ông cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên những giá trị đạo đức và triết lý về cách sống, về cách dụng binh dùng tướng trong quân sự. Nhiều nhà nghiên cứu đã không ngừng tự đặt ra câu hỏi lớn là tại sao những triết lý do Lão Tử đúc kết đến nay vẫn còn giá trị và đi sâu vào đời sống con người, không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà còn chuyển hóa thành những triết lý công việc giúp cho nhiều người có thể cân bằng cuộc sống và xây dựng một sự nghiệp vững vàng.

Cuốn sách Đàm đạo với Lão Tử có một số bài học, kinh nghiệm cho nhiều người học hỏi và thực hành:

Lão tử và bài học về đạo dưỡng sinh bàn về cách tránh tai họa trong cuộc sống

Cuộc sống là vô thường và cuộc đời con người là hữu hạn, chính vì vậy để sống một cuộc đời có ích và có ý nghĩa mỗi người nên nắm cho mình những quy tắc căn bản về cuộc đời. Điều này đã được Lão Tử – bậc cao nhân uyên thâm về lẽ sống đúc kết một cách rõ ràng và dễ hiểu để ai cũng có thể tiếp cận và học hỏi trau dồi thêm vốn sống cho mình. Những bài học của Lão Tử cách đây từ ngàn xưa chưa bao giờ là cũ mà vẫn mang giá trị hiện tồn đến bây giờ.

Lưu Ngôn: Theo Vãn Bối thì ngài cũng coi trong đạo dưỡng sinh. Theo ngài thì đời đầy những cạm bẫy, sinh mệnh luôn bị uy hiếp. Vì vậy, ngài chủ trương luôn phải thận trọng, không nên bước vào vong nguy hiểm. Không nên làm gì là an toàn nhất, tính mệnh được đảm bảo nhất.

Lão Tử: Ta từng nói về hai loại dưỡng sinh. Ở chương thứ năm mươi trong Lão Tử ta giải thích khá rõ. Hãy xem nguyên văn dưới đây:

“Ra đời là sống, vào đất là chết

Có tới ba phần mười số người là trường thọ

Có tới ba phần mười là chết yểu

Cũng có tới ba phần mười số người lẽ ra phải sống lâu hơn nhưng đã đi vào chỗ chết

Vì sao vậy?

Vì số người đó đã ăn uống quá độ!

Nghe nói có người biết giữ mạng sống

Đi đường không gặp thú dữ, mãnh hổ

Vào quân không phải ra trận.

Thú không vồ,

Hổ không húc,

Đao thương chưa đến lượt

Vì sao vậy?

Vì người đó chưa đi vào chỗ chết”

Những nhận định của Lão Tử được xuất phát từ những điều thường nhật trong cuộc sống và rút ra những triết lý để bất cứ ai ở tầng lớp, độ tuổi nào cũng đều có thể học hỏi và vận dụng. Những triết lý đó thật hữu dụng ngấm vào tư tưởng của người đời mỗi ngày để mỗi người sẽ có những phút giây thảnh thơi suy ngẫm về cuộc sống. Bởi cuộc sống là vô thường và điều con người học thì vô cùng.

Án Anh không nhận thưởng vì sợ mất phú quý, hành động tưởng không đúng mà hóa ra gây nhiều lợi ích bất ngờ

Án Anh là người nước Tề, sau khi Khánh Thị diệt vong thì lãnh ấp được phân cho đại phu các nước chư hầu. Người Tề phân cho Án Anh 60 ấp kề bên Bắc Điện. Án Anh không nhận, điều này khiến nhiều người ngạc nhiên. Tử Vĩ lấy làm lạ liền hỏi Án Anh, Án Anh đáp luôn: Khánh Thị lúc sinh thời luôn ra sức mở mang lãnh ấp để thỏa mãn dục vọng của mình, nên mới mang vạ diệt vong. Lãnh ấp nhà này chưa cung cấp đủ vật chất theo nhu cầu, nay có thêm 60 ấp nữa đương nhiên là tốt, nhưng một khi dục vọng được thỏa mãn thì ngày diệt vong lại đang đến gần… Sở dĩ ta không nhận không phải vì không ham phú quý mà sợ sẽ mất hết phú quý. Phú quý khác gì vải lụa luôn có mức độ… Ta không tham nhiều chỉ muốn giữ một mức độ nào đó.

Sợ mất phú quý mà không nhận thêm phú quý là một suy nghĩ hết sức sâu sắc bởi phú quý đủ đầy luôn nảy sinh mầm họa khiến cho con người sinh ra thói kiêu căng tự thỏa mãn và gây nên họa diệt vong, con người tự hại chính mình.

Lão Tử luận bàn về chiến tranh và sự đúc khoét của giai cấp thống trị

Chiến tranh là điều không ai muốn xảy ra, khi đất nước có chiến tranh thì y như rằng trong đất nước có sự đấu đá tranh giành quyền lực với nhau. Chính vì sự tham lam, tàn bạo đó mà giai cấp thống trị đã tận dụng chiến tranh để vơ vét, đục khoét của cải của nhân dân. “Ngài đã nêu rõ lực lượng hắc ám, những kẻ thống trị đã hành hạ dân chúng. Bằng vào quyền thế và vũ lực, kẻ thống trị đã hoành hành, cướp bóc, tối ngày sống xa xỉ, dâm dật; bức dân chúng vào cảnh đói rét triền miên, ruộng vườn thì hoang hóa, của cải thì sạch không. Với tình cảnh đó, ngài gọi kẻ thống trị là cầm đầu đạo tặc cũng phải. Đó là hình tượng lũ bạo chúa – những kẻ chấp chính vô đạo!”. Chúng cũng đã giật dây, tạo nên loạn lạc để thực hiện mưu đồ của cá nhân, củng cố quyền lực, phô trương sức mạnh khiến nhân dân hoảng hốt, để lộ điểm yếu, dễ dàng sập bẫy lũ bạo chúa. Chúng lợi dụng chiến như một công cụ để bóc lột dân chúng theo cách tàn bạo nhất để vơ vét của cải và làm giàu trên xương máu của con người. Lão Tử đã phân tích các cuộc chiến một cách chính xác và có cái nhìn khá toàn diện  khi một cuộc chiến bùng nổ trong nước, và tương tự cách nhìn này đến ngày nay vẫn có phần chính xác và hợp thời đại.

Lão Tử bàn về lời ăn tiếng nói trong xử thế

Lời ăn tiếng nói rất quan trọng, chình vì vậy những ngời được học hành bài bản, đủ đầy cần phải chú ý đến lời ăn tiếng nói vì nó ảnh hưởng đến danh dự và phẩm chất của một người. Một lời nói năng thiếu suy nghĩ, không cẩn thận trước khi đánh giá sẽ ảnh hưởng đến đại cục sau này và là mối đe dọa khôn lường cho người đó. Vì vậy đã là người có học thì phải trau chuốt lời ăn tiếng nói sao cho dễ nghe, dễ hiểu và hợp lòng người. Khi Lão Tử nhìn thấy dòng chữ “nói năng phải thận trọng” Lão Tử đã tự dặn mình và tất cả mọi người: “Một người tự cho là thông minh, hay bàn về sở trường, sở đoản người khác tưởng mình hiểu biết sâu sắc, loại người đó đang dần tới diệt vong. Người thông minh thực sự thì ít nói, ít bình luận, vì họ hiểu rằng nói nhiều thì hại lắm. Người thông minh thực sự thì tự cho rằng mình không biết không hiểu gì bởi họ hiểu rằng đa sự là đa nạn. Một thương nhân giàu có, luôn cất giấu tài sản vờ là nghèo khổ, mong rằng ông có thể bỏ được các tật, thích kiêu ngạo, ham công danh, ưa nổi trội và dù có nổi bật thực sự thì luôn xuất hiện ở tư thế khiêm nhường. Những dòng chữ khắc sau lưng tượng vàng chính là lời cảnh báo đối với mọi người”. Cho đến này những dòng chữ ấy vẫn còn nguyên vẹn giá trị về hững điều răn dạy của Lão Tử đối với người đời.

Lão Tử luận bàn về phú quý khiến người đời phải suy ngẫm

Phú quý ở đời là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn, không một ai có thể phủ nhận sức hấp dẫn của nó. Vì vậy Lão Tử đã có những nhận định về phú quý: “Khi lợi lộc đến gần, mấy ai không mê, không lao vào như con thiêu thân. Người tham quyền cố vị thường được voi lại đòi tiên, biết bao nhiêu cho đủ. Người cậy tài vênh váo thường bộc lộ hết khả năng, khiến ai nấy phải khiếp sợ. Người hiểu biết thì dè chừng tất cả những điều đó, bằng không phú quý sinh kiêu dễ chuốc lấy họa lớn. Đối với một người bình thường lập công đã khó, nhưng khi công thành danh toại xử sự thế nào lại càng khó hơn”. Từ đó ngài cho rằng làm bất cứ việc gì phải có mức độ, dừng đúng lúc. Sắc sảo lộ hết, phú quý sinh kiêu, tham quyền cố vị đều là những biểu hiện quá mức, khó tránh khỏi hoạn nạn. Bơi vậy có người từng ví phú quý ở đời giống như giấc mộng chiêm bao, có nhiều quá thì lo sợ, mà ít quá thì chẳng giúp ích được gì nhiều.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Đàm đạo với Lão Tử

Cuốn sách Đàm đạo với Lão Tử được xem là cuốn cẩm nang dành cho những ai đang loay hoay đi tìm những câu hỏi lớn trong cuộc đời của chính mình, thông qua cuốn sách, mỗi một người sẽ tìm thấy chính con người và bản thân mình để có thể sống tốt hơn và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Qua những câu chuyện trong cuốn sách này chắc chắn sẽ rất nhiều người đúc kết được cho mình những cách hành xử trong công việc và trong cuộc sống để từ đó có thể hướng đến thành công và mang lại may mắn cho nhiều người. Tập sách mỏng nhưng giá trị lớn đối với những ai biết nắm bắt, biết chiêm nghiệm và biết đúc kết kinh nghiệm.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Đàm đạo với lão tử

Tóm tắt & Review sách Đàm đạo với Lão Tử – Lưu Ngôn by Hoàng Bạch Diệp

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 4 Average: 5]
Bài trướcNhững cuốn sách tâm lý hay nhất mà bạn không thể bỏ qua
Bài tiếp theoNhững cuốn sách hay nhất về nâng cao kỹ năng giao tiếp

1 BÌNH LUẬN

  1. Tôi là người Công Giáo. Rất thích sách Minh Triết Phương Đông nhưng khi Đọc sách này có chỗ nói : ” không có Chúa Tể nào tạo ra vũ trụ cả” tôi thấy rất thất vọng vì tác giả dịch cố tình thêm vào, chứ Đạo Đức Kinh không có chỗ nào nói đến.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây