Tóm tắt & Review sách Đắc nhân tâm – Dale Carnegie

0
9317
Đắc nhân tâm

Tóm tắt & Review sách Đắc nhân tâm (How to win friends & influence people) – Dale Carnegie

1. Giới thiệu tác giả

Dale Breckenridge Carnegie (24/11/1888 – 1/11/1955) là một nhà văn và nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự giáo dục, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, nói trước công chúng và các kỹ năng giao tiếp giữa mọi người. Ra đời trong cảnh nghèo đói tại một trang trại ở Missouri, ông là tác giả cuốn “Đắc Nhân Tâm”, được xuất bản lần đầu năm 1936, một cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất và được biết đến nhiều nhất cho đến tận ngày nay. Ông cũng viết một cuốn tiểu sử Abraham Lincoln, với tựa đề Lincoln con người chưa biết, và nhiều cuốn sách khác. Carnegie là một trong những người đầu tiên đề xuất cái ngày nay được gọi là đảm đương trách nhiệm, dù nó chỉ được đề cập tỉ mỉ trong tác phẩm viết của ông. Một trong những ý tưởng chủ chốt trong những cuốn sách của ông là có thể thay đổi thái độ của người khác khi thay đổi sự đối xử của ta với họ.

2. Giới thiệu tác phẩm

Đắc nhân tâm của Dale Carnegie là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền. Được xuất bản năm 1936, với số lượng bán ra hơn 15 triệu bản, tính đến nay, sách đã được dịch ra ở hầu hết các ngôn ngữ, trong đó có cả Việt Nam, và đã nhận được sự đón tiếp nhiệt tình của đọc giả ở hầu hết các quốc gia. Là quyển sách đầu tiên có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới, Đắc Nhân Tâm là cuốn sách đem lại những giá trị tuyệt vời cho người đọc, bao gồm những lời khuyên cực kì bổ ích về cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Sức lan toả của quyển sách vô cùng rộng lớn – với nhiều tầng lớp, đối tượng. Đắc Nhân Tâm không chỉ là là nghệ thuật thu phục lòng người, Đắc Nhân Tâm còn đem lại cho độc giả góc nhìn, suy nghĩ sâu sắc về việc giao tiếp ứng xử. Triết lý của Đắc Nhân Tâm là hiểu mình, thành thật với chính mình, từ đó hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.

3. Mục lục

  • Phần 1: Nghệ thuật ứng xử căn bản
  • Phần 2: Sáu cách tạo thiện cảm
  • Phần 3: 12 cách hướng người khác suy nghĩ theo bạn
  • Phần 4: Chuyển hoá ngưới khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận

4. Tóm tắt nội dung sách Đắc nhân tâm

Tác phẩm “Đắc Nhân Tâm” được chia thành bốn phần và nhiều chương với nội dung dài nên mỗi phần mình xin phép chỉ tóm tắt các nguyên tắc rút ra từ nội dung của mỗi phần.

Phần 1: Nghệ thuật ứng xử căn bản

Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, oán trách hay than phiền

Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng cho bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì vậy, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn, hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ bởi vì có thể chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.

Chỉ trích một người là việc không khó, vượt lên trên sự phán xét đó để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.

Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác

Biết khen ngợi và cám ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.

Nguyên tắc 3: Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm

Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta không làm một điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha ở một con người?

Phần 2: Sáu cách tạo thiện cảm

Nguyên tắc 4: Thật lòng quan tâm đến người khác

Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra những phép mầu. Phép mầu ấy không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bạn. Hãy luôn nhớ rằng bạn có 2 cánh tay : một để tự giúp mình và một để giúp người khác.

Nguyên tắc 5: Hãy mỉm cười

Nụ cười không tốn kém mà đem lại rất nhiều thứ. Nụ cười không chỉ làm giàu cho người nhận mà cho cả người cho. Nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng có thể để lại dấu ấn suốt đời Không ai giàu có mà thiếu nụ cười. Người nghèo khổ sẽ trở nên giàu có hơn nhờ nụ cười. Nụ cười đem lại hạnh phúc trong gia đình, mang lại cảm hứng, thiện chí trong công việc và làm ấm áp thêm tình bạn. Nụ cười là chốn nghỉ ngơi cho người mệt mõi, là ánh sáng ban mai cho người nản chí, là tia nắng mặt trời cho người luôn buồn tủi và là thuốc giải độc tốt nhất cho những hoài nghi, lo lắng và sợ hãi. Nụ cười không thể mua, xin, vay mượn hay cướp đoạt bởi vì nó chỉ có giá trị khi con người chân thành trao tặng cho nhau. Và nếu như trong những phút mua sắm tất bật cuối cùng của bạn, nếu một vài nhân viên của chúng tôi quá mệt mỏi không nở nổi một nụ cười tặng bạn. Bạn có thể rộng lượng gởi tặng cho họ một nụ cười của chính bạn hay không ? Vì không ai cần một nụ cười nhiều bằng người đã không còn một nụ cười nào nữa để cho đi.

Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn. Hãy mỉm cười với nhau dù đó là người bạn chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc khuất của tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối nhất.

Nguyên tắc 6: Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ

Tất cả những thói quen tốt này rất cần có thời gian để rèn luyện và phát triển. Chúng ta cần nhận ra điều kỳ diệu ẩn chứa sau tên gọi của mổi con người. Và khi nhớ rằng mổi cái tên, dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng và là niềm vui của người đó. Do vậy, thông tin mà chúng ta đang trao đổi, hay những câu chuyện giửa hai bên, sẽ trở nên thật đặc biệt khi chúng được lòng vào trong đó, tên của người mà chúng ta đang giao tiếp, cho dù họ là ai, người. Hầu bạn hay vị Tổng giám đốc, cái tên vẫn luôn đem lại điều kỳ diệu khi chúng ta gọi đúng nó. Những đức tính tốt được phát triển và rèn luyện từ rất nhiều công sức và lòng quyết tâm.

Nguyên tắc 7: Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ

Xin bạn hãy ghi nhớ câu này : nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều.  Và một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người : “Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết rằng bạn quan tâm thật sự đến những vấn đề của họ.” “Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào”  – Christina Rossetti “Càng trong tỉnh lặng, càng nghe được nhiều” – Baba Ram Dass.

Nguyên tắc 8: Nói về điều người khác quan tâm

Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hòa. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự. Và có những lời nói có thể cứu được một con người.

Nguyên tắc 9 : Thật lòng làm cho người khác thấy rằng họ quan trọng

“Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn. Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người”  – John Dewey.

Phần 3: 12 cách hướng người khác suy nghĩ theo bạn

  • Nguyên tắc 10: Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
  • Nguyên tắc 11: Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói rằng:“Anh/Chị sai rồi!”.
  • Nguyên tắc 12: Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó.
  • Nguyên tắc 13: Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện
  • Nguyên tắc 14: Hỏi những câu khiến người khác đáp “vâng” tức thì
  • Nguyên tắc 15:Để người khác cảm thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện
  • Nguyên tắc 16: Để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.
  • Nguyên tắc 17: Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác.
  • Nguyên tắc 18: Đồng cảm với mong muốn của người khác.
  • Nguyên tắc 19: Khơi gợi sự cao thượng nơi người khác
  • Nguyên tắc 20: Biết trình bày vấn đề một cách sinh động.
  • Nguyên tắc 21: Biết khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách.

Phần 4: Chuyển hoá người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận

  • Nguyên tắc 22: Bắt đầu câu chuyện bằng lời khen ngợi chân thành.
  • Nguyên tắc 23: Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp.
  • Nguyên tắc 24: Hãy xét mình trước khi phê bình người khác.
  • Nguyên tắc 25: Gợi ý, thay vì ra lệnh.
  • Nguyên tắc 26: Biết giữ thể diện cho người khác.
  • Nguyên tắc 27: Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù nhỏ nhất, ở người khác.
  • Nguyên tắc 28: Khen ngợi làm người khác sống xứng đáng với lời khen đó.
  • Nguyên tắc 29: Khuyến khích, mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm.
  • Nguyên tắc 30: Tôn vinh người khác, làm cho họ vui vẻ thực hiện đề nghị của bạn.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Đắc nhân tâm

“Đắc nhân tâm” là một cuốn sách self-help hay và đáng trải nghiệm. Ngoài việc hướng dẫn mọi người những cách kỹ năng giao tiếp và bí quyết để thành công, thì cuốn sách còn đưa ra cách đề phòng và giải quyết những khúc mắc, hiểu lầm từ nhỏ nhặt cho đến nghiêm trọng trong vấn đề giao tiếp và ứng xử tinh tế nhất trong bất kỳ tình huống và trường hợp nào. Bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của bản thân trong cuộc sống thực tế cũng như khả năng quan sát nhạy bén tác giả Dale Breckenridge đã đúc kết ra những bài học xương máu có giá trị lâu dài cho đến tận bây giờ.

Mong rằng bạn sẽ có được thêm hiểu biết về quy chuẩn đạo đức, cách kết nối tình cảm yêu và sự tin cậy lẫn nhau trong cách đối nhân xử thế, để góp phần tạo nên sự thành công riêng cho mỗi con người.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Đắc nhân tâm

Tóm tắt & Review sách Đắc nhân tâm (How to win friends & influence people) – Dale Carnegie

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 7 Average: 4.4]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Đọc vị bất kỳ ai – David J. Lieberman
Bài tiếp theoZFS là gì? Định dạng lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây