Tóm tắt & Review sách Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác –  David J.Pollay

0
1323
Bài học diệu kì từ chiếc xe rác

Tóm tắt & Review sách Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác –  David J.Pollay

1. Giới thiệu tác giả

David J. Pollay là cử nhân kinh tế của trường Đại học Yale và thạc sĩ Tâm lý học hiện đại. Tất cả những công việc ông làm đều nhằm một mục đích là giúp mọi người có cuộc sống hạnh phúc, thành công hơn, và mang thêm sự lịch lãm đến thế giới này.

Ông là một nhà báo nổi tiếng, người phát ngôn và chủ trì nhiều hội thảo thu hút rất đông thính giả trên toàn thế giới. David J. Pollay còn là giám đốc điều hành Tổ chức Tâm lý học Tích cực Quốc tế, giáo sư thỉnh giảng của trường Đại học Pennsylavania, và chủ tịch tổ chức Momentum Projext, LLc. David hiện sống tại Floria cùng vợ ông và hai còn gái.

2. Giới thiệu tác phẩm

Lôi cuốn, sáng tạo, nhẹ nhàng ở nội dung và bìa truyện, Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác quả thật là một cuốn sách gối đầu giường tuyệt vời dành cho những ai đang muốn tìm ra cho mình những giá trị mới mẻ trong cuộc sống. Quyển sách hứa hẹn sẽ mang lại những suy nghĩ, những cái nhìn mới tích cực hơn, yêu đời hơn – bắt đầu từ những câu chuyện không đâu lạ lẫm, những dòng thông điệp ngắn ngủi tưởng chừng như đơn giản lại mang những triết lý hết sức to lớn gửi đến tất cả mọi người.

3. Mục lục

  • Cam kết thứ nhất: Hãy bỏ qua những “chiếc xe rác”
  • Cam kết thứ hai: Đừng tự “vấy bẩn” cuộc sống của mình
  • Cam kết thế ba: Đừng biến mình thành “chiếc xe rác”
  • Cam kết thứ tư: Giúp người khác thôi “xả rác”
  • Cam kết thứ năm : Cuộc sống không có “xe rác”
  • Cam kết thứ sáu: Xây dựng một gia đình không có “xe rác”
  • Cam kết thứ bảy: Xây dựng môi trường làm việc không có “xe rác”

4. Tóm tắt nội dung sách Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác

“Có những người giống như “chiếc xe rác” vậy: họ chứa trong mình đầy “rác rưởi” – sự thất vọng, tức giận và chán nản. Và tất nhiên, họ phải tìm chỗ để trút bỏ mớ rác rưởi đó. Nếu thấy họ trút lên bạn thì bạn đừng đón nhận. Hãy mỉm cười, vẫy chào, chúc họ vui, rồi tiếp tục công việc của mình. Cứ tin tôi đi, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.” – Trích Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác.

Cuộc sống vốn dĩ có vô số áp lực, cho nên những cảm xúc tiêu cực cũng đang dần dần tích tụ lại bên trong mỗi con người. Chúng ta thất vọng, chán nản, sợ hãi, chán chường, tức giận… Ngày này qua ngày khác cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí. Đó là những cảm xúc hoàn toàn tiêu cực, nó xấu xí hệt như rác rưởi và chính bạn đang trở thành một chiếc xe “chở đầy rác”.

Hãy bỏ qua những “chiếc xe rác”

Người ta thường nói, khi phải đối mặt với những chuyện không như ý muốn, ta cần học cách “vứt bỏ”. Nhưng đó không phải là chiến lược đúng đắn khi đối đầu với “chiếc xe rác”. Thay vào đó, chúng ta cần học cách bỏ qua những biểu hiện tiêu cực đó. Bởi vì để vứt bỏ một điều gì thì trước đó bạn đã để nó thẩm thấu vào cuộc sống của mình rồi. Cho nên dù bạn có thể vứt bỏ những điều không hay đó thì ký ức về một “chiếc xe rác” vẫn sẽ lưu lại trong tâm trí bạn. Những suy nghĩ tiêu cực này sẽ không thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, nếu bạn biết cách kìm hãm chúng. Do đó, đừng tiêu tốn thời gian hay năng lượng để lo nghĩ về những “chiếc xe rác” ấy nữa, mà hãy dành nguồnlực quý giá đó để nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.

Đừng tự “vấy bẩn” cuộc sống của mình

Bài học thứ hai là không chỉ có người khác mang “rác rưởi” tới cuộc sống của chúng ta, mà chính chúng ta cũng tự “làm bẩn” cuộc sống của mình. Chỉ vì cứ mãi dằn vặt về những chuyện đã qua, hoặc lo lắng về những nỗi sợ hãi chỉ có trong tưởng tượng mà nhiều người đã tự tạo áp lực cho mình, chẳng khác nào dựng rào chắn tự ngăn mình đến với một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Bạn không cần trốn tránh những ký ức tồi tệ hay kìm nén những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng xuất hiện, bạn chỉ cần mỉm cười vẫy chào nó rồi bước tiếp con đường bạn đang đi. Đừng để những ký ức đau buồn làm giảm lòng tin của bạn vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đừng tự biến mình “thành chiếc xe rác”

Thông điệp này như một hồi chuông cảnh tỉnh dành cho mọi người: Tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng biến thành “chiếc xe rác”, lúc này hay lúc khác. Điều đó xảy ra khi chúng ta ôm giữ trong lòng nỗi tức giận, thất vọng, lo lắng, oán hờn. Đến khi “cái gánh” đó trở nên quá nặng nề, chúng ta ắt phải phát tán “rác” ra môi trường xunh quanh như một cách để tự giải thoát.

Với những người có xu hướng kìm nén tâm trạng tiêu cực thì một nguyên cớ nhỏ cũng có thể châm ngòi cho cơn thịnh nộ dữ dội. Ngược lại, những người biết cách đẩy lùi ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống thì dễ dàng bỏ qua các phiền phức nhỏ nhặt, và nhờ đó mà họ có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Giúp người khác thôi “xả rác”

Phần lớn những cuộc đụng độ với “xe rác” chỉ diễn ra trong phút chốc, nhưng trong một số trường họp, chúng ta phải học cách làm việc và thậm chí là sống cùng với chúng. Đó là khi những người thân yêu của ta – bố mẹ, bạn đời, cộng sự, bạn cùng phòng, sếp, khách hàng hay đồng nghiệp – chính là “chiếc xe rác”. Chúng ta không thể áp dụng bài học mỉm cười, vẫy chào, nói lời chúc tốt lành với “xe rác”, rồi bỏ đi. Đôi lúc, bạn có thể cảm thấy bế tắc.

Trong trường họp đó, nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách sống hòa hợp với họ. Chúng ta phải giúp những người có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mình chấm dứt lối hành xử của “chiếc xe rác”, đồng thời khuyến khích họ phát huy khả năng tốt nhất của mình.

Cuộc sống không có “xe rác”

Hãy để cam kết này thấm nhuần trong con người bạn, trở thành phản xạ bản năng trong mọi hành vi ứng xử của bạn. Mỗi ngày.

Chúng ta hãy cam kết tạo dựng một cuộc sống không có “xe rác” và cùng tôn trọng cam kết đó.

Khi tôn trọng cam kết của mình, bạn sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Không còn bị đè nặng bởi những thứ “rác rưởi” xấu xa kia, bạn trở nên tự do. Để tận hưởng cuộc sống từng ngày. Để yêu thương và chăm sóc những người thực sự có ý nghĩa với bạn. Và để tập trung vào những mục tiêu quan trọng trong đời bạn.

Xây dựng một gia đình không có “xe rác”

Đến một ngày bạn sẽ nhận ra sự biến đổi sâu sắc trong cuộc sống của bạn, kể từ khi thực hiện theo cam kết nói không với “xe rác”. Chính những cam kết của bạn đã giúp bạn vượt qua những thăng trầm trong cuộc sống, cảm nhận trọn vẹn hơn ý nghĩa của cuộc đời và mang thêm hạnh phúc, niềm vui cho những người thân yêu.

Xây dựng môi trường làm việc không có “xe rác”

Từ cuộc sống cá nhân không có “xe rác”, bạn hãy tiến tới xây dựng môi trường làm việc không có “xe rác”. Bạn có khả năng tác động tới hàng trăm, có thể là hàng nghìn người thông qua công việc và sự nghiệp của bạn. Bạn không cần phải là giám đốc hay chủ tịch một doanh nghiệp lớn mới có thể tạo ra sự ảnh hưởng đó. Hãy nhớ rằng bất kể bạn đang giữ vị trí nào trong công ty, bạn vẫn có thể tạo nên sự khác biệt.

5. Đánh giá sách Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác

Xuyên suốt nội dung cuốn sách, chiếc xe rác dường như mang trong mình đầy đủ sắc màu minh họa cuộc sống, ở chiếc xe, ta thấy một hình ảnh được ẩn dụ hóa về cách cư xử thật ‘thường’ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nội dung quyển sách miêu tả hoàn toàn không phải nói về những vấn đề châm biếm hay phê phán bất kì ai, mà hơn hết, quyển sách tựa như một lời nhắc nhở, một lời gửi gắm đến tất cả chúng ta: hãy học cách trân trọng những mối quan hệ tốt đẹp, và đừng bận tâm đến những gì có thể khiến bạn mất đi tâm trạng vui vẻ của cả một ngày, như thế, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và có giá trị hơn rất nhiều lần.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Bài học diệu kì từ chiếc xe rác

Tóm tắt & Review sách Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác –  David J.Pollay

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review truyện Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách 7 Loại Hình Thông Minh – Thomas Armstrong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây