fbpx
Trang chủ Kỹ năng Tóm tắt & Review sách Tắt Nguồn: Bình Tĩnh Sống Dù Đời...

Tóm tắt & Review sách Tắt Nguồn: Bình Tĩnh Sống Dù Đời Náo Động – Angela Lockwood

0
145
Tắt Nguồn Bình Tĩnh Sống Dù Đời Náo Động

Tóm tắt & Review sách Tắt Nguồn: Bình Tĩnh Sống Dù Đời Náo Động – Angela Lockwood

1. Giới thiệu tác giả

Angela Lockwood là một bác sĩ trị liệu nổi tiếng, người sáng lập tổ chức giáo dục sức khoẻ The Place For Health. Cô đã dành cả sự nghiệp của mình để tư vấn và hỗ trợ mọi người về cách thức tối ưu hóa sức mạnh của bản thân và vượt qua khó khăn thử thách. Cô đã chia sẻ công việc của mình trên nhiều tạp chí và chương trình như The TODAY Show, The Australian Financial Review, tạp chí Good Health, Fitness First, Mamamia, Radio 2UE và The Daily Telegraph.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Tắt nguồn” đan xen những câu chuyện, những nghiên cứu, suy ngầm, cùng những thông tin và hoạt động theo cách mà tôi hy vọng sẽ khuyến khích bạn áp dụng trực tiếp những chiến lược mình đã học được vào cuộc sống. Bạn sẽ tìm thấy hơn 250 ý tưởng có thể giúp mình “tắt máy”, sống chậm hơn và giành lại quyền kiểm soát, vậy là bây giờ bạn thực sự không còn có gì để trì hoãn hành động nữa rồi.

3. Tóm tắt Tắt Nguồn: Bình Tĩnh Sống Dù Đời Náo Động

Để đạt được nhiều thành quả hơn, chúng ta không nhất thiết phải ép mình làm việc nhiều hơn; Trên thực tế, chúng ta có thể gặt hái được nhiều hơn bằng cách làm ít đi

Không việc gì phải vội” được viết hơn 15 năm về trước. Lúc ấy, lối tư duy này dường như chỉ nhận được sự tán thành từ dân hippie sống trên núi, hiếm khi va chạm với “thế giới thực” bên ngoài. Thời thế đã thay đổi nhiều quá! Mới có mười năm mà cuộc cách mạng từ tốn dường như đã tìm được chỗ đúng trong tư tưởng của những con người mà ta ít ngờ đến nhất. Các giám đốc điều hành đang tìm kiếm cách thức để tích hợp lối sống chậm vào guồng quay cuộc sống hối hả, đầy đòi hỏi khắt khe của họ. Và như bản tin về trại huấn luyện ở Hàn Quốc đã đề cập, các bậc phụ huynh cũng đang hướng con mình tới cuộc cách mạng từ tốn.

Chúng ta muốn có mọi thứ – trong tuần phải nhận được lương thưởng cỡ bự, ăn nên làm ra, rồi thì có thanh danh, uy tín, còn cuối tuần thì phải đi chèo ván đứng nhâm nhi ly cà phê latte và huấn luyện đội bóng đá. Tuy nhiên, để có mọi thứ, chúng là cần tạo ra được những thay đổi trong cách sống của mình.

Hồi năm 1948, trong cuốn sách bán chạy “Quẳng gánh lo đi và vui sống” (Hou to Stop Worrying and Start Living), Dale Carnegie đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc sống không âu lo, không phải chịu sự hối thúc của thời gian hay bất kỳ áp lực nào khác. Thông điệp mà ông truyền tải rõ rằng vẫn còn nguyên giá trị, và cuốn sách vẫn đang là tựa sách kỹ năng kinh doanh được đề xuất nhiều nhất gần 70 năm sau. Nếu chúng ta đã tỏ tường mọi sự từ rất lâu, đã được những tiếng nói đáng tin như vậy khuyên răn rằng, việc sống trong trạng thái “bật” liên tục đang ảnh hưởng tiêu cục tới cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mình, thì hà cớ gì mà ta vẫn chưa lưu tâm? Một phần câu trả lời nằm ở bối cảnh thế giới đang thay đổi một cách chóng mặt. Những thay đổi dẫn tới sự gia tăng dân số, sự phát triển về viễn thông và công nghệ trong suốt hàng trăm năm qua thật đáng kinh ngạc.

Khi lằn ranh giữa công việc và cuộc sống bị xóa nhòa, thật khó có thể tắt máy nghỉ ngơi

Sự liên kết một cách quá chặt chẽ giữa công việc và cuộc sống cũng có cái giá của nó. Tuy nhiên, đó chưa phải là tận thế. Việc hòa hợp hai mặt của cuộc sống cũng có những ích lợi: bạn có thể thoải mái giải quyết nhanh đống email giữa buổi trong khi vẫn còn vẫn nguyên pyjama hoặc chẳng sao cả nếu có nghĩ sớm để đi đến con. Trái lại, mọi người biết rằng họ có thể liên hệ với bạn bất cứ khi nào họ thấy tiện. Nhiều khả năng bạn sẽ phải nhét cả công việc vào túi quần hoặc túi xách tới thắng đi khắp nơi.

Khi lằn ranh giữa công việc và cuộc sống bị xóa nhòa, thật khó có thể tắt máy nghĩ ngơi. Bạn có thể kiên quyết thiết lập và truyền đạt những giới hạn này một cách rõ ràng, nhưng khi chứng điện thoại reo lên hoặc khi bạn cảm nhận được từng nhịp rung của nó thì đâu lại vào đấy, bạn vội vã trả lời nhanh một email công việc trong khi đang ăn tối với người thân, hoặc nghe điện thoại của đồng nghiệp khi đang coi con chơi thể thao vào sáng thứ Bảy. Thật dễ để bào chữa, bạn tự nhủ rằng đó là việc quan trọng và nếu không phản hồi ngay thì đến ngày mai bạn vẫn phải xử lý nó, khiến khối lượng công việc lại tăng thêm, vậy nên trả lời luôn lúc này cũng có mất gì đầu.

Vấn đề ở đây là hành động này đang xác nhận với người khác rằng bạn luôn “bật”, họ biết có thể liên hệ với bạn và bạn sẽ phản hồi bất cứ khi nào.

Chúng ta càng kết nối với nhau thì chúng ta càng muốn chia sẻ nhiều hơn

Những nền tảng xã hội như Snapchat và Instagram được giới thiệu với lời hứa hẹn rằng tất cả những gì nó đem lại sẽ chỉ có “chia sẻ khoảnh khắc và niềm vui“. Nếu bạn chưa biết tới những nền tảng này, thì Snapchat là mạng xã hội đầu tiên cho phép người ta quay những cảnh phim trong thời gian thực về bất kỳ thứ gì họ thích rồi đăng tải ngay lên cho mọi người cùng xem. Nhận thấy tầm ảnh hưởng, Instagram cũng nhào vô với tính năng Instagram Stories bên cạnh trang cá nhân dạng lưới.

Theo Snapchat, mỗi ngày ứng dụng này có tới 190 triệu người dùng thường xuyên với 3 tỷ bức ảnh và video được tài lên. Còn với Instagram, con số đó là 500 triệu người dùng cùng 50 tỷ bức ảnh và 500 triệu bài đăng Stories. Snapchat cũng liệt kê những thứ không để snap (ND: chụp nhanh) như: văn hóa phẩm khiêu dâm, hình ảnh khỏa thân, xâm phạm dời tư, mạo danh người khác những lời đe dọa, quấy rối hay trêu chọc, tất cả đều bị cấm.

Và đây là thứ làm tôi phải sửng sốt: “Đừng bao giờ đăng tải hay gửi bất kỳ nội dung khỏa thân hoặc khiêu dâm nào liên quan tới trẻ em dưới 18 tuổi – kể cả đó là bạn.”

Dường như nền tảng mạng xã hội cũng phải cảnh bảo người ta không được quay hình bản thân mình thực hiện những hành vi ấy rồi đăng tải thành quả cho cả thế giới cùng xem! Đôi khi nhu cầu liên tục kết nối và tích lũy một danh sách “bạn bè trực tuyến không ngừng gia tăng đã khiến chúng ta chỉ tập trung vào các mối quan hệ dựa trên số lượng, thay vì dựa trên sự kết nối có ý nghĩa và mang tính cá nhân. Mạng xã hội và những kết nối ảo liên miên đã tạo ra một bối cảnh để ta có thể sống trong từng khoảnh khắc, trải nghiệm những gì đang xảy đến với mình ngay tại đây, ngay lúc này. Nhưng khi chúng ta nỗ lục chụp một tấm hình hoàn hảo để chia sẻ với những người khác, liệu chúng ta có thực sự đang bỏ lỡ cơ hội sống trong khoảnh khắc đó? Liệu chúng ta có đang bỏ lỡ những gì trước mắt không?

Sống trong khoảnh khắc quan trọng hơn là chụp lại khoảnh khắc

Lần tới, khi bạn đi ăn tại một nhà hàng địa phương vào một buổi tối thứ Bảy, hãy để ý tới những gia đình xung quanh bạn. Có thể họ đang trò chuyện vui vẻ về những sự kiện diễn ra trong tuần – có lẽ đó là một buổi tối đi chơi đặc biệt cùng gia đình – nhưng ngay sau khi họ đã đặt món và quyền thực đơn được dọn đi, một điều thú vị sẽ xảy ra. Mỗi một thành viên trong gia đình sẽ lôi ngay ra một chiếc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh và bắt đầu nghịch. Người mẹ lục tìm trong túi xách chiếc iPad của em bé và đặt nó lên chiếc khay ghế cao. Đầy vẻ hài lòng, bố mẹ với lấy ly đồ uống của mình rồi thở phào nhẹ nhõm… thế là mọi người đều vui vẻ.

Tôi thì không muốn dùng đến cái câu “hồi tôi còn bé” đâu, nhưng mà… hồi tôi còn bé, mỗi khi ra ngoài ăn tối (chỉ vào những dịp đặc biệt), chúng tôi thường lảng tránh những cuộc hội thoại nhàm chán của người lớn bằng cách chui xuống gầm bàn rồi tự tạo một trò gì đó để nô nghịch, hoặc là chúng tôi sẽ lôi sách tô màu ra, hoặc là dùng mấy lọ muối và lọ tiêu làm thành đội quân bảo vệ thế giới… hoặc là chúng tôi sẽ chỉ ngồi đó và nhấm nháp đồ ăn, chia sẻ những câu chuyện và cảm thấy biết ơn vì được ăn tối ở nhà hàng một lần. Ngày nay, nhu cầu kết nối liên tục dường như đã khiến chúng ta đặt những điều bên ngoài lên trên cả những điều đang hiện diện ở đây và đang diễn ra lúc này.

Làm nhiều việc hơn không giúp bạn kiểm soát cuộc đời mình một cách tốt nhất, mà thay vào đó hãy sống chậm lại và đảm đương trách nhiệm

Giáo dục, thay đổi mang tính hệ thống và những sáng kiến cấp tổ chức, tất cả đều đóng vai trò quan trọng nhưng rút cục thì trách nhiệm sức khỏe lại thuộc về cấp độ cá nhân. Cá nhân bắt buộc phải kiểm soát được sức khỏe của chính mình. Để cống hiến hết mình, bạn cần phải ở trạng thái sung sức nhất. Đơn giản vậy thôi. Làm nhiều việc hơn không giúp bạn kiểm soát cuộc đời mình một cách tốt nhất, mà thay vào đó, hãy sống chậm lại và hãy đảm đương trách nhiệm. Vậy nên, nếu bạn đang bị kìm chân bởi công việc bận bịu, kết nối quá nhiều và kích thích quá mức, thì bạn cần học cách sống chậm lại và “tắt nguồn”. Để làm vậy, đầu tiên bạn cần hiểu về tác động của những hành vi và yếu tố kích hoạt của mình theo.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Tắt nguồn Bình tĩnh sống dù đời náo động

Mình tìm đọc cuốn sách sau khi đọc những lời chia sẻ về lý do viết cuốn sách này của tác giả Angela Lockwood: “Tôi viết cuốn sách này vì một lý do: có quá nhiều những con người tốt bụng đang làm mọi thứ có thể trong cuộc sống, nhưng lại đang bị chính điều đó làm cho choáng ngợp và kiệt sức. Tôi muốn chỉ cho những con người ấy cách để thực hiện mọi thứ họ muốn, chỉ cần họ sống chậm lại. Cách duy nhất để cuốn sách này trở nên hữu ích với bạn là hãy đọc nó một cách thật chậm rãi và thận trọng. Đó không phải là bởi nội dung của sách khó hiểu, mà là để những thông điệp ấy có thể lắng xuống và mang đến những ảnh hưởng tích cực cho cách tư duy và hành động của bạn. Tôi không muốn bạn phải lãng phí thì giờ.

Đọc xong cuốn sách này, mình đã bắt tay vào việc sắp xếp lại mọi thứ, để biết đâu là điều cần thiết nhất với mình, để không bị ôm đồm và thấy những ý tưởng mà cuốn sách chia sẻ dễ áp dụng. Hơn nữa cuốn sách có hơn 250 ý tưởng có thể giúp ta “sống chậm” nên ta có thể tha hồ chọn lọc những cái phù hợp với chính mình. Trong một thế giới đầy hối hả, hãy vững tin rằng bạn không phải chạy nhanh hơn để bắt kịp mọi thứ. Để vươn xa, bạn phải nắm chắc cơ hội trước mắt, giữ tập trung vào những gì hiện hữu ngay trước mặt, và dành thời gian để nhìn ngắm xung quanh, vì vũ trụ sẽ luôn cho bạn những gì bạn cần, chỉ cần bạn sống đủ chậm để có thể chú ý tới những điều ấy.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tắt Nguồn Bình Tĩnh Sống Dù Đời Náo Động

Tóm tắt & Review sách Tắt Nguồn Bình Tĩnh Sống Dù Đời Náo Động – Angela Lockwood

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

error: Content is protected !!!