Tóm tắt & Review sách Tôi tư duy tôi thành đạt – John C. Maxwell

0
704
Tôi tư duy tôi thành đạt

Tóm tắt & Review sách Tôi tư duy tôi thành đạt – John C. Maxwell

1. Giới thiệu tác giả

John C. Maxwell sinh ngày 20 tháng 2 năm 1947 tại Garden City, Michigan, Hoa Kỳ. Ông là một học giả, một nhà truyền giáo và nhà kinh doanh lớn. John C. Maxwell đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu, viết sách, diễn giảng và tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo. Theo ông, mục đích tối thượng của các nhà lãnh đạo là chỉ ra tầm nhìn, rồi dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công. Tác phẩm nổi bật: Tôi tư duy tôi thành đạt, Cuốn sách nhỏ cho nhà lãnh đạo lớn…

2. Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm “Tôi tư duy, tôi thành đạt” được xuất bản lần đầu với bản dịch tiếng Việt Nam vào năm 2013 bởi công ty phát hành Thái Hà và NXB Bản Lao Động Xã Hội. Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được tất cả những “mảnh ghép” tư duy cần thiết để có thể trở thành người có tư duy tốt. Những mảnh ghép đó bao gồm 11 kĩ năng sau đây:

  • Thấy được sự thông thái của tư duy nhìn xa trông rộng
  • Giải phóng tiềm năng của tư duy tập trung
  • Khám phá sự thú vị của tư duy sáng tạo
  • Nhận biết tầm quan trọng của tư duy thực tế
  • Giải phóng năng lực của tư duy chiến lược
  • Cảm nhận năng lượng của tư duy triển vọng
  • Nắm bắt những bài học từ tư duy phản chiếu
  • Đặt câu hỏi trước sự tồn tại của tư duy số đông
  • Khuyến khích sự có mặt của tư duy chia sẻ
  • Trải nghiệm sự sảng khoái của tư duy phóng khoáng
  • Đón mừng sự trở lại của tư duy mấu chốt.

Khi bạn đọc đến những chương viết về mỗi kiểu tư duy, bạn sẽ phát hiện ra rằng, chúng không dạy bạn suy nghĩ về cái gì; chúng dạy bạn cách suy nghĩ. Khi đến với mỗi kĩ năng, bạn sẽ thấy có kĩ năng bạn làm tốt, có kĩ năng bạn làm chưa tốt. Hãy phát triển dần dần từng kĩ năng một và bạn sẽ trở thành một người có tư duy tốt. Bạn có khả năng làm chủ tất cả những kĩ năng nào mà bạn có thể – bao gồm cả quá trình chia sẽ ý tưởng giúp bạn khắc phục điểm yếu – và cuộc sống của bạn sẽ đổi thay.

3. Mục lục

  1. Gặt hái từ tư duy nhìn xa trông rộng
  2. Kích hoạt tư duy tập trung
  3. Thúc đẩy tư duy sáng tạo
  4. Áp dụng tư duy thực tế
  5. Tận dụng tư duy chiến lược
  6. Khám phá tư duy triển vọng
  7. Học hỏi từ tư duy phản chiếu
  8. Thử thách tư duy số đông
  9. Lợi ích từ tư duy sẻ chia
  10. Thực hành tư duy phóng khoáng
  11. Dựa vào tư duy mấu chốt

4. Tóm tắt nội dung sách Tôi tư duy tôi thành đạt

Gặt hái từ tư duy nhìn xa trông rộng

“Khi nói đến thành công, người ta không thể được đo đếm bởi chiều cao, cân nặng, bằng cấp hay lý lịch gia đình, họ được đo bằng thước đo chiều sâu của tư duy.” – David Schwartz

Tư duy nhìn xa trông rộng có thể có lợi đối với tất cả mọi người từ mọi ngành nghề khác nhau. Khi cha mẹ nhận được thông tin về sự đình trệ trong học tập, bảng điểm thấp hoặc có hành vi gây lộn của con mình, có một người an ủi người kia rằng sự bê trễ này chỉ là do những lý do nhất thời, tức là họ có được lợi ích từ tư duy nhìn xa trông rộng.

Nhà kinh doanh bất động sản Donald Trump nhận xét: “Đằng nào bạn cũng phải tư duy, vậy tại sao không tư duy một cách tổng hợp hơn?”. Tư duy nhìn xa trông rộng mang đến sự toàn vẹn và dày dặn trong suy nghĩ của mỗi người. Nó đem đến những cách nhìn khác nhau về một sự vật, sự việc. Nó giống như việc bạn nối khung của một bức tranh cho rộng hơn, quá trình đó không chỉ mở rộng những gì bạn có thể nhìn thấy mà còn mở rộng những gì bạn có thể làm được dù có nhìn thấy hay không. Dành thời gian với những người có tư duy nhìn xa trông rộng và bạn sẽ thấy rằng họ: học hỏi không ngừng, lắng nghe nhiệt thành, có tầm nhìn bao quát, sống toàn vẹn.

Kích hoạt tư duy tập trung

“Anh ấy làm mỗi việc như thể đấy là việc duy nhất mà anh ấy làm”. – Câu nói nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens

Nhà triết học Bertrand Russell đã nói: “Khả năng tập trung cao độ trong một khoảng thời gian dài là rất cần thiết để đạt được một điều gì đó lớn lao”.

Nhà xã hội học Robert Lynd quan sát rằng: “Trí thức chỉ trở thành sức mạnh khi người ta biết những gì mình không nên bận tâm”.

Tư duy tập trung sẽ giúp bạn không bị sao lãng và mất bình tĩnh để bạn có thể tập trung vào một việc và suy nghĩ với sự minh bạch nhất. Tư duy tập trung có thể giúp bạn: khai thác năng lượng cần thiết để vươn tới mục đích mơ ước, cung cấp thời gian để một ý tưởng được phát triển,mang đến sự minh bạch cho mục tiêu, mang đến sự minh bạch cho mục tiêu.

Thúc đẩy tư duy sáng tạo

“Sự thú vị nằm ở việc sáng tạo chứ không phải ở việc gìn giữ nó.” – Vince Lombardi,Thánh đường danh vọng NFL

Sự sáng tạo chính là vàng nguyên chất, cho dù bạn có làm bất cứ nghề nghiệp gì. Annette Moser – Wellman, tác giả của cuốn The Five Faces of Genius (Năm mặt của thiên tài), đánh giá: “Nguồn tài nguyên quý giá nhất bạn mang đến cho công việc và nơi làm việc của bạn là sự sáng tạo”. Hơn cả năng suất công việc, hơn cả trọng trách bạn phải gánh vác, hơn cả chức vị, hơn cả “đầu ra” của bạn – đó chính là những ý tưởng. Dù tầm quan trọng của khả năng suy nghĩ sáng tạo là không thể phủ nhận nhưng còn ít người coi trọng nó. Có thể bạn vẫn chưa hiểu người có tư duy sáng tạo là như thế nào nếu tôi hỏi bạn có tư duy sáng tạo không. Chúng ta cùng xem xét một vài đặc điểm mà nhiều người có tư duy sáng tạo có: những người có tư duy sáng tạo thường đánh giá cao những ý tưởng, sáng tạo nghiên cứu các lựa chọn, chấp nhận hoài nghi, chấp nhận hồ nghi, kết nối những gì không thể kết nối, không sợ thất bại.

Áp dụng tư duy thực tế

“Trách nhiệm đầu tiên của một người lãnh đạo là xác định thực tế.” – Max Depree, Chủ tịch danh dự Công ty Herman Miller

Những người vừa ra trường được một vài năm thường gặp phải khoảng cách rất lớn giữa kiến thức trong trường đại học và thế giới thực tại. Thật sự là, trong những năm đầu làm việc của mình, tôi phải tạm rời bỏ sự nghiệp mà mình theo đuổi vì sợ rằng quá nhiều suy nghĩ thực tế sẽ lấn át tư duy sáng tạo của mình. Nhưng khi có nhiều kinh nghiệm hơn, tôi hiểu rằng tư duy thực tế thực sự giúp mình có thêm nhiều điều bổ ích cho cuộc sống để mình tái tạo sự nghiệp. Nếu bạn là một người lạc quan từ bé, như tôi, bạn sẽ cảm thấy không mong muốn được trở thành một người có tư duy thực tế. Nhưng những thu hoạch từ khả năng tư duy thực tế không làm giảm lòng tin của bạn về con người và cũng không giảm khả năng kiếm tìm và nắm bắt những cơ hội. Ngược lại, tư duy thực tế sẽ giúp bạn tăng giá trị cuộc sống bằng những cách sau đây: tư duy thực tế làm giảm thiểu những rủi ro phía sau, cho bạn một mục tiêu và kế hoạch, là chất xúc tác cho những thay đổi, tạo cảm giác an toàn, đưa đến cho bạn sự tín nhiệm, thiết lập nền móng xây dựng vững chắc, là bạn đồng hành của những người thường gặp phải rắc rối, biến những ý tưởng thành sự thật.

Tận dụng tư duy chiến lược

“Hầu hết mọi người dành thời gian lập kế hoạch cho kì nghỉ hè của mình nhiều hơn là dành thời gian lập kế hoạch cho cuộc đời mình.” – Khuyết Danh

Đây là một vài lý do bạn nên coi nó như một công cụ cho tư duy của mình: tư duy chiến lược tối giản những khó khăn, giúp bạn đặt những câu hỏi đúng đắn, thúc đẩy sự cá nhân hóa, giúp bạn chuẩn bị ngày hôm nay cho một ngày mai khó định trước, giúp bạn có được ảnh hưởng đến người khác.

Khám phá tư duy triển vọng

“Không có gì đáng xấu hổ bằng việc nhìn một người làm một việc gì đó mà bạn nói là mình không thể làm được.” – Sam Ewing

Những người có tư duy triển vọng có thể làm được những việc mà với nhiều người khác dường như không thể thực hiện được vì họ tin vào những giải pháp. Sau đây là một số lý do tại sao bạn nên trở thành một người có tư duy triển vọng: tư duy triển vọng tăng cường khả năng của bạn, mang cơ hội và mọi người đến với bạn, cho phép bạn mơ những giấc mơ lớn, giúp bạn có thể vượt lên trên mức trung bình, tiếp thêm năng lượng, không cho phép bạn bỏ cuộc.

Học hỏi từ tư duy phản chiếu

“Nghi ngờ tất cả mọi việc hay tin tưởng vào tất cà mọi việc là hai giải pháp dễ chịu như nhau: Cả hai đều không màng tới tầm quan trọng của sự phản chiếu.” – Jules Henri Poincaré

Nhịp sống trong xã hội chúng ta không khuyến khích tư duy phản chiếu. Hầu hết mọi người đều muốn hành động hơn là suy nghĩ. Đừng hiểu nhầm ý của tôi. Tôi là một con người của hành động. Tôi có nguồn năng lượng rất dồi dào và tôi rất thích nhìn thấy mọi việc được hoàn thành. Nhưng tôi cũng là một người có tư duy phản chiếu. Có thể ví tư duy phản chiếu như “cái nồi hầm” của trí óc. Nó khuyến khích những suy nghĩ của bạn được “ninh” một cách kĩ lưỡng trước khi “ra lò”. Trong quá trình này, mục tiêu của tôi là phản chiếu để sao cho mình có thể học hỏi từ những thành quả và thất bại của bản thân, khám phá ra những gì mình nên lặp lại và kiếm tìm những gì mình nên thay đổi. Đó luôn luôn là một phương án có giá trị. Bằng cách “hỏi thăm” những việc trong quá khứ, bạn có thể suy nghĩ sâu hơn.

Thử thách tư duy số đông

Tôi không phải là cỗ máy trả lời, tôi là một cỗ máy đặt câu hỏi. Nếu chúng ta có tất cả những câu trả lời, tại sao chúng ta lại ở trong một mớ hỗn độn như thế này?” – Douglas Cardinal

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes, người đã có những ý tưởng ảnh hưởng rất lớn đến học thuyết kinh tế và thực hành thế kỷ 20, đánh giá: “Sự khó khăn không nằm nhiều ở việc phát triển những ý tưởng mới mà tập trung ở việc thoát khỏi những ý tưởng cũ”. Đi ngược lại tư duy số đông có thể là một việc khó khăn, như việc bạn là một nhà kinh doanh đi ngược lại truyền thống của công ty, một mục sư đem thể loại nhạc mới vào nhà thờ, một người mẹ trẻ bác bỏ những câu chuyện được kể lại từ cha mẹ của mình, hay một đứa trẻ vị thành niên bỏ ngoài tai những trào lưu đang thịnh hành của giới trẻ bây  giờ.

Rất nhiều ý tưởng trong cuốn sách này đi ngược lại với tư duy số đông. Nếu bạn coi trọng sự thịnh hành của tư duy số đông hơn là một tư duy tốt, thì bạn sẽ làm giảm đáng kể những gì hấp thụ được từ những kiểu tư duy của cuốn sách này.

Lợi ích từ tư duy sẻ chia

“Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta.” – Ken Blanchard

Những người có tư duy tốt, đặc biệt khi họ là những người lãnh đạo tốt, đều hiểu được quyền lực của tư duy sẻ chia. Họ biết rằng khi đánh giá cao những suy nghĩ và ý tưởng của người khác, họ nhận được kết quả tổng hợp từ tư duy sẻ chia và đạt được nhiều hơn những gì cá nhân họ đạt được.

Thực hành tư duy phóng khoáng

“Chúng ta không thể cầm một ngọn đèn và soi sáng con đường của người khác trước khi soi sáng con đường củachính mình.” – Ben Sweetland

Từ trang đầu cuốn sách, chúng ta đã bàn luận về nhiều kiểu tư duy khác nhau để giúp bạn đạt được nhiều thành tựu hơn. Mỗi kiểu tư duy trong số đó đều cung cấp cho bạn những tri thức quý báu giúp bạn trở nên thành đạt. Bây giờ, tôi muốn giới thiệu với bạn một kiểu tư duy mới có khả năng làm thay đổi cuộc đời bạn theo một cách khác. Thậm chí nó có thể thay đổi cách nhìn của bạn về sự thành công.

Tư duy phóng khoáng có thể đem đến cho bạn kết quả cao hơn bất kì kiểu tư duy nào khác. Hãy xem xét một số lợi ích sau:

  1. Tư duy phóng khoáng mang lại sự hoàn thiện cho bạn
  2. Tư duy phóng khoáng đem đến giá trị cho người khác
  3. Tư duy phóng khoáng khuyến khích những đức tính khác
  4. Tư duy phóng khoáng giúp bạn trở thành một phần trong điều gì đó lớn hơn bản thân mình

Dựa vào tư duy mấu chốt

“Không có bất kì một luật lệ nào quanh đây cả. Chúng ta đang cố gắng đạt được một cái gì đó.” – Edison, nhà phát minh

Làm thế nào để bạn có thể nhận ra được điểm mấu chốt của một tổ chức, doanh nghiệp, ban ngành, nhóm hay đội? Trong nhiều ngành kinh doanh, điểm mấu chốt theo nghĩa đen vẫn là điểm mấu chốt. Lợi nhuận quyết định xem bạn có đang thành công hay không. Nhưng tiền không phải luôn là yếu tố quyết định của thành công. Bạn có đánh giá thành công của cả gia đình mình chỉ bằng số tiền bạn có vào cuối tháng hoặc cuối năm không? Và nếu bạn có một tổ chức phi chính phủ hoặc tình nguyện, làm thế nào để biết bạn có đang sử dụng hết tiềm năng của mình không? Bạn nghĩ điểm mấu chốt trong việc đó là gì? Tư duy mấu chốt giúp bạn điều gì?

  • Tư duy mấu chốt mang lại sự rõ ràng
  • Tư duy mấu chốt giúp bạn đánh giá tất cả những tình huống
  • Tư duy mấu chốt giúp bạn có những quyết định tốt nhất

Một vài suy nghĩ cuối

  1. Mọi thứ đều bắt đầu bằng một suy nghĩ. “Cuộc đời bao gồm những gì một người suy nghĩ về nó cả ngày.” – Ralph Waldo Emerson
  2. Những gì chúng ta suy nghĩ quyết định chúng ta là ai. Chúng ta là ai quyết định những gì chúng ta suy nghĩ. “Hành động của một người là những thông dịch viên tốt nhất về suy nghĩ của người đó.” – John Locke
  3. Suy nghĩ của chúng ta quyết định định mệnh. Định mệnh của chúng ta quyết định di sản thừa kế. “Bạn đang ở bây giờ là nơi suy nghĩ của bạn đã đưa bạn đến. Bạn sẽ ở tương lai nơi suy nghĩ của bạn sẽ đem bạn theo.” – James Allen
  4. Những người vươn tới đỉnh cao nghĩ khác với mọi người. “Không có gì thu hẹp thành quả như tư duy nhỏ mọn; không có gì phát triển những cơ hội như tư duy được tháo cũi xổ lồng.” – William Arthur Ward
  5. Chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. “Những gì xác thực… cao quý…công bằng… thuần khiết… đáng yêu…đều tốt. Nếu có bất kì một giá trị hay một điều gì đó đáng khen, hãy suy nghĩ dựa vào những điều này.” – Thánh Tông Đồ Paul

5. Cảm nhận và đánh giá sách Tôi tư duy tôi thành đạt

Tôi tư duy, tôi thành đạt là một tác phẩm có hơi hướng hàn lâm hay và đáng trải nghiệm một lần trong đời.

“Cuốn sách đã cuốn hút cháu một cách kì lạ. Giọng văn minh triết, cách giải thích chi tiết, những ví dụ sinh động, tất cả đã khiến cuốn sách trở thành cẩm nang cho tất cả những ai mong muốn thay đổi tư duy để hướng tới thành công. Cháu không còn nghĩ mình đang dịch theo “hợp đồng” nữa mà là cháu đang áp dụng những lời khuyên từ cuốn sách vào cuộc sống của mình. Chỉ có qua cuốn sách, cháu mới được biết đến những loại tư duy rất đặc biệt như: tư duy mấu chốt, tư duy số đông, tư duy phản chiếu… Nghe tên gọi những loại tư duy này, chắc hẳn mọi người sẽ thấy khó hiểu nhưng khi đọc đến phần phân tích của tác giả, mọi người sẽ không thể không trầm trồ “à ra thế’ và thở ra thật khoan khoái. Bởi những kiểu tư duy này, mình có thể đã gặp, đã áp dụng nhưng để tổng kết lại, đúc rút lại và nâng lên tầm cao của tư duy thì chỉ có thể là… John C. Maxwell!

Đây là cảm nhận và chia sẻ của dịch giả Đỗ Nhật Nam sau khi dịch và trải nghiệm cuốn sách, ban đầu khi đọc sách mình cũng không để tâm đến nó lắm nhưng khi đọc xong tác phẩm này mới thấy những chia sẻ, cảm nhận của anh rất chính xác. Hy vọng với cuốn sách Tôi tư duy tôi thành đạt này, bạn sẽ học được tất cả những “mảnh ghép” tư duy cần thiết để có thể trở thành người có tư duy tốt.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tôi tư duy tôi thành đạt

Tóm tắt & Review sách Tôi tư duy tôi thành đạt – John C. Maxwell

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 4 Average: 4.5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcZFS là gì? Định dạng lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp
Bài tiếp theoĐố nhau – Truyện cười dân gian

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây