Tóm tắt & Review truyện Totto-chan bên cửa sổ – Tetsuko Kuroyanagi

0
8005
Toto-chan bên cửa sổ

Tóm tắt & Review truyện Totto-chan bên cửa sổ – Tetsuko Kuroyanagi

1. Giới thiệu tác giả

Tetsuko Kuroyanagi sinh năm 1933, là một nữ nhà văn người Nhật Bản. Đồng thời, bà cũng là một diễn viên, một ngôi sao truyền hình và là vận động viên nổi tiếng của Nhật Bản. Đặc biệt, bà đảm nhiệm chức vụ cố vấn của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và đại sứ thiện chí cho Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Với những cống hiến hết sức to lớn của mình trong công tác từ thiện, bà đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.

2. Giới thiệu tác phẩm

Totto-chan bên cửa sổ được xuất bản năm 1981, được bán chạy thứ nhất ở Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được đón nhận như là truyện với các em thiếu nhi, sách tham khảo cho phụ huynh và tài liệu cho các giáo viên.

Đây là một bước ngoặt trong sự nghiệp của Kuroyanagi. Cuốn sách là cuốn tự truyện của bà, trong đó là giá trị của sự giáo dục vượt ra khỏi khuôn khổ bình thường mà bà nhận được tại trường tiểu học Tomoe trong thời buổi chiến tranh loạn lạc ấy.

3. Tóm tắt nội dụng truyện Totto-chan bên cửa sổ

Totto nghĩa là “bé Totto”, tên thân mật hồi nhỏ của tác giả Kuroyanagi Tetsuko. Cô bé được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc với cha là nghệ sĩ vĩ cầm và mẹ là vận động viên bóng rổ cùng một chú chó lớn tên là Rocky.

Năm sáu tuổi, vừa mới đi học ở ngôi trường cũ được mấy ngày, Totto-chan  đã bị đuổi ra khỏi trường bởi những hành động lạ lùng của em. Việc em đóng và mở nắp bàn học liên tục hay đứng bên cạnh cửa sổ suốt cả buổi học sau đó gọi to đoàn hát rong đi ngang qua và những chuyện kì lạ khác đã khiến lớp học loạn hết cả lên.

Mẹ Totto-chan sau khi biết chuyện đã quyết định chuyển trường cho cô bé bởi vì những hành động ấy làm ảnh hưởng không tốt đến lớp học. Totto-chan được chuyển qua trường Tomoe nơi thầy Kobayashi Sosaku làm hiệu trưởng. Ngôi trường tận dụng sáu toa tàu bỏ không để làm phòng học, điều này đối với Totto-chan như một giấc mơ có thật.

Cuộc gặp với thầy hiệu trưởng diễn ra rất vui vẻ, Totto-chan kể cho thầy rất nhiều thứ đến khi hết chuyện mới thôi. Totto-chan rất quý mến thầy. Thầy hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động giúp các em mở mang tầm mắt và gần gũi với thiên nhiên như cắm trại, đi du lịch. Các em cũng được mặc đồ tùy ý thức chứ không cần đồng phục và có thể thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.

Trong môi trường tự do của Tomoe, Totto-chan cùng những người bạn đặc biệt như cô bé được phát triển đầy đủ và toàn diện khả năng sáng tạo và sự tự tin của mình. Học sinh Tomoe đều trở thành những người tốt và thành đạt. Ngôi trường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị phá bởi bom đạn của thế chiến thứ hai. Ngôi trường luôn khắc sâu trong trí nhớ của học sinh, đặc biệt là Totto-chan. Cô vẫn nhớ mãi lời thầy Kobayashi nói: “Em thật là một cô bé ngoan”.

Ở cuối sách đề cập đến những bạn cùng lớp của Totto-chan và cuộc sống sau này của họ. Có người đã trở thành nhà khoa học, người chuyên trồng hoa lan, người trở thành nhà giáo dục và nghệ sĩ nhưng cũng có người đã qua đời vì bệnh tật.

4. Cảm nhận và đánh giá truyện Totto-chan bên cửa sổ

Totto-chan bên cửa sổ với những câu chuyện dễ thương của Totto-chan không chỉ đem lại cho chúng ta những tiếng cười thích thú, làm gợi lại kỷ niệm thời học sinh tươi đẹp mà hơn thế nữa, Totto-chan bên cửa sổ còn đem lại cho bạn đọc những bài học cuộc sống ý nghĩa, cho bạn thấy được ngôi trường của một nền giáo dục có hiệu quả với những phương pháp giảng dạy tuyệt vời.

Qua tác phẩm trên, chúng ta có thể thấy được những đứa trẻ hiếu động, tò mò với thế giới xung quanh lại đang bị gán với cái mác “đứa trẻ hư”. Từ đó, chúng sẽ ngày càng mặc cảm và tự ti. Thế nên, hãy để trẻ em phát triển một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất, hãy để trẻ khám phá những thứ chúng tò mò và chỉ dẫn chúng đâu là điều đúng đắn, chúng sẽ phát triển thành những con người tốt và có ích cho xã hội.

“Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em nhỏ. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa đấy.” – Thầy Kobayashi Sosaku.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Toto-chan bên cửa sổ

Tóm tắt & Review truyện Totto-chan bên cửa sổ – Tetsuko Kuroyanagi

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 9 Average: 4.6]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Bạn thông minh hơn bạn nghĩ – Thomas Armstrong
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Luận về yêu – Alain de Botton

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây