Tóm tắt & Review sách Từ vô hình đến hữu hình – Mark Miodownik

0
322
Từ vô hình đến hữu hình

Tóm tắt & Review sách Từ vô hình đến hữu hình – Mark Miodownik

1. Giới thiệu tác giả

Mark Miodownik (1969) là nhà khoa học vật chất người Anh. Ông lấy bằng Tiến sĩ về Động cơ phản lực của trường Oxford vào năm 1996 và từng đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Vật chất tại trường King’s College London, cũng như đồng sáng lập Thư viện Vật chất. Ông có rất nhiều bài phát biểu, trong đó nổi bật là loạt bài tại Học viện Nghệ thuật Đương đại và Viện Hoàng Gia Anh. Miodownik cũng thường xuyên tham gia các chương trình khoa học như Wonderstuff, How it Works trên BBC. Ông đã được Tạp chí Times vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trong khoa học.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Đây là cuốn sách viết về những kỳ quan ẩn giấu, những tính chất tuyệt diệu của các vật chất mà ta cho là tẻ nhạt, tầm thường và chẳng đáng để tâm… Có thể ai đó đã nói về những điều này hay kể những câu chuyện tương tự, nhưng giống như người thợ làm sô-cô-la xuất sắc nhất, Miodownik đã tạo ra một công thức hoàn hảo.” – The New York Times

3. Tóm tắt nội dung sách Từ vô hình đến hữu hình

☆ Giấy viết

Giấy viết nhìn có vẻ phẳng, nhẵn và mịn, nhưng thực ra, nó gồm các sợi mỏng nhỏ xíu, trông khá giống một bó rơm. Ta không thể cảm nhận được cấu trúc phức tạp này vì nó được thiết kế ở cấp độ vi mô, nằm ngoài khả năng cảm nhận của xúc giác. Chính vì lí do này mà ta cảm thấy nó nhẵn, tương tự như việc Trái Đất có hình tròn hoàn hảo khi ta nhìn từ ngoài không gian, nhưng ở tầm nhìn gần hơn, nó lại có nhiều đổi, thung lũng và núi.

Không ai có thể xem nhẹ tầm quan trọng của giấy viết. Công nghệ sản xuất giấy đã được 2.000 năm tuổi. Độ tinh vi của công nghệ ấy nằm ở những nơi mắt thường không thể nhìn thấy, nên chúng ta chẳng thể được chiêm ngưỡng sự đáng gờm thiên tài ở cấp vị mô của nó. Thay vào đó, ta chỉ thấy một tờ giấy trắng để ghi chép bất cứ thứ gì ta cần.

☆ Thư tình

Dù công nghệ số đang có những bước tiến dồn dập, nhưng khó mà tin rằng giấy sẽ không được sử dụng làm phương tiện giao tiếp nữa. Chúng ta tin tưởng chúng hơn bất kỳ hình thức truyền thông nào khác. Chẳng có gì khiến ta bồn chồn và làm con tim ta lỡ nhịp – theo đúng nghĩa đen – hơn lá thư từ người mình yêu. Gọi điện thoại cũng hay và tình cảm đấy, nhưng được cầm trên tay vật mà người yêu bạn đã chạm vào và hít hà mùi hương ngọt ngào trên tấm giấy ấy, thì đó mới đích thực là tình yêu.

Sự giao tiếp này vượt trên cả khả năng diễn đạt của ngôn từ. Nó là sự vĩnh cửu, sự xoa dịu những tâm hồn đang bất an. Nó có thể được đọc đi đọc lại nhiều lần. Nó chiếm một khoảng không gian vật lí trong cuộc đời bạn. Tờ giấy trở thành hình bóng của người ấy, nó tỏa ra mùi hương riêng của họ với chữ, giống như dấu vân tay, cũng thể hiện đặc tình của họ. Một bức thư tình không thể bị làm giả và không thể bị sao chép.

Giấy có điều gì đặc biệt mà người ta lại dùng nó để viết lên những dòng chữ thầm kín như vậy? Chúng được viết trong những khoảnh khắc riêng tư, và vì vậy, giấy hòa mình với tình yêu xác thịt – viết thư là hành động đi kèm những cú chạm nhẹ, tuôn chảy, thăng hoa, ngọt ngào, những thứ mà bàn phím máy tính không làm được.

Thư từ cũng làm chuyện chia tay khó khăn hơn, vì giống như ảnh chụp, chúng sẽ mãi còn đó. Với những người bị tổn thương trong chuyện tình cảm, nó thật tàn nhẫn, còn với những người đã quên đi chuyện cũ, nó như một lời trách móc nặng nề về sự phản bội hoặc lừa dối. Thế nhưng, giấy vẫn là một vật liệu gốc cacbon, nên những ai muốn quên hết đi những sầu đau đã qua đều có thể tìm đến một giải pháp: que diêm.

☆ Tiền giấy

Tiền tệ có sức cám dỗ nhất khi ở dạng giấy. Việc nhập mã PIN ở máy ATM và chờ những tờ tiền mới toanh hiện ra hẳn phải là một trong những điều vui thú nhất trên đời này. Với tổng giá trị đủ lớn, chúng có thể giải quyết bất kì chuyện gì và ở bất cứ đâu. Sự thoải mái này thật dễ làm ta mê mẩn, chúng cũng là những mảnh giấy tinh tế nhất từng được con người làm ra.

Cũng đúng thôi vì chúng chính là vật biểu thị cho niềm tin của chúng ta vào cả hệ thống kinh tế. Để phòng chống việc làm tiền giả, tiền mang trên mình nhiều công nghệ tinh vi. Đầu tiên, nó không được làm từ xenlulozơ của gỗ như các loại giấy khác, mà làm từ cotton. Vật liệu này không những làm nó bền hơn, giúp nó không bị rách nát trong nước mưa và trong máy giặt, mà còn làm thay đổi âm thanh nó tạo ra: Âm thanh sắc bén của tiền giấy là một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của nó. Đây cũng là cách chống làm giả hiệu quả nhất, vì rất khó tạo ra ẩm thanh đó nếu dùng giấy làm từ gỗ.

☆ Socola

Khoảnh khắc miếng socola đen mềm đi trong lưỡi bạn, vị ngọt đắng tan ra đan xen tràn ngập trong khoang miệng, lưu rất lâu ở cuống họng sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại thứ vật chất nhân tạo ngon nhất thế giới này. Socola làm từ quả cacao – ai cũng biết. Nhưng ít ai biết rằng quả ca cao có hương vị thực sự ghê-tởm.

Người ta đã làm gì để biến thứ quả không mấy triển vọng này thành khối lạnh mềm tan trong miệng kích thích toàn bộ vị giác và trung tâm khoái cảm ở não bộ. Bên trong quả cacao có khoảng 30 hoặc 40 hạt hình dáng như hạt hạnh nhân, nhưng mềm và màu trắng, kích thước thì như quả mận nhưng nó KHÔNG HỀ có vị sô-cô-la.

Thu hoạch hạt cacao bằng dao phay, sau đó gom chúng thành một đống trên đất để chín nẫu và lên men. Toàn bộ sô-cô-la trên thế giới đều được tạo ra bằng cách ấy. Trong vòng hai tuần sau đó, đống hạt bắt đầu phân hủy và lên men, và chúng cũng nóng dần lên. Quá trình này “triệt tiêu” hạt cacao, ngăn chúng nảy mầm thành cây. Nhưng quan trọng hơn, nó biển đổi các nguyên liệu thô từ hạt cacao thành tiền thân của hương vị sô-cô-la. Nếu không có bước này, thì dù có làm gì đi nữa, bạn cũng không thể có được chút sô-cô-la nào hết.

Trong quá trình lên men, các phân tử ê-te mùi trái cây được hình thành từ phản ứng giữa rượu và axit do các enzym hoạt động trong các hạt cacao tạo ra. Cũng như với mọi phản ứng hóa học, một lượng lớn các biến số khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả này, như tỷ lệ các thành phần, nhiệt độ môi trường, lượng oxy sẵn có và nhiều thứ khác nữa. Điều này có nghĩa là hương vị của sô-cô-la không chỉ phụ thuộc vào độ chín và giống hạt cacao, mà còn dựa trên chiều cao đống hạt được xếp chồng lên nhau, thời gian chúng lên men và tình hình thời tiết nói chung.

Nếu bạn thắc mắc tại sao các nhà sản xuất lại ít khi nói tới vấn đề này, thì câu trả lời đơn giản là vì chúng là bí mật. Cái mà bạn bỏ tiền ra để mua được không chỉ là hương vị trái cây nhẹ nhàng từ ê-te lên men, mà còn là hương thơm của đất, vị quả hạch và vị gần giống thịt nữa. Những vị này sinh ra trong hạt cacao lên men được phơi khô và rang lên. Lí do mọi phân tử đường – ở trong hạt cacao, trong chảo hay bất cứ đâu – biến thành màu nâu khi đun nóng có liên quan đến sự hiện diện của cacbon.

Đường là cacbohidrat, nghĩa là chúng được tạo thành từ các nguyên tử cacbon (“cacbo-”), hidro (“hidr-”) và oxy (“-at”). Khi được đun nóng, những phân tử dài này tách ra thành đơn vị nhỏ hơn, một số trong đó nhỏ đến mức chúng bốc hơi luôn (và mùi thơm bắt nguồn từ đây).

Nói chung, những phân tử giàu cacbon lớn hơn nên chúng được giữ lại, bên trong chúng tồn tại cấu trúc “liên kết đôi cacbon – cacbon”. Cấu trúc hóa học này hấp thụ ánh sáng. Với số lượng ít, nó làm đường ca-ra-men có màu vàng nâu. Nếu để lâu hơn, đường sẽ biến thành cacbon nguyên chất (liên kết đôi toàn bộ), tạo ra vị cháy và màu nâu đậm. Đến đỉnh điểm, đường sẽ biến thành than: Toàn bộ đường biến thành cacbon (màu đen).

Với một số người, kể cả khi đã thêm vào 30% đường, loại sô-cô-la này vẫn còn quá đắng, nên một nguyên liệu mới đã được thêm vào, với tác động mạnh mẽ đến hương vị của sô-cô-la. Đó chính là sữa. Sự bổ sung này làm giảm đáng kể vị đắng của sô-cô-la, làm cacao có vị dịu hơn và sô-cô-la cũng ngọt hơn.

Có rất nhiều người nghiện ăn socola, nhưng lí do không phải chỉ vì mùi vị mà còn vì nó chứa cả những nguyên liệu kích thích thần kinh. Chất quen thuộc nhất là cafein, nó tồn tại với hàm lượng nhỏ trong hạt cacao, nên tất nhiên trong sô-cô-la cũng có. Vẫn còn một lời giải thích khả thi nữa cho việc nghiện sô-cô-la: thay vì tác động hóa học, có lẽ trải nghiệm của các giác quan khi ăn sô-cô-la đã khiến ta bị kích thích.

Sô-cô-la không giống như các đồ ăn khác. Khi tan trong miệng, nó đột ngột giải phóng một hỗn hợp các hương vị hoang dã, tinh tế, ngọt và đắng từ trong một chất lỏng ấm và béo ngậy. Thứ ta có được không chỉ là mùi vị mà còn là trải nghiệm vô cùng tinh vi khắp khoang miệng nữa. Chúng ta có hiểu biết khoa học, nhưng không có đủ từ ngữ hay công thức nào để miêu tả cảm giác đó. Thế nên cái tên trong tiếng Hi Lạp cổ của thứ vật chất đó, theobroma – đồ ăn của những vị thần, mới thích hợp đến vậy.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Từ vô hình đến hữu hình

Từ vô hình đến hữu hình là một cuốn sách về khoa học và kiến thức tổng hợp. Thoạt đầu, đa phần mọi người sẽ nghĩ rằng cuốn sách này rất khô khan và lối diễn đạt khoa học. Nhưng ngược lại, đây lại là một cuốn sách rất dễ đọc và dễ hiểu.

Lần đầu tiên, đọc một cuốn sách thiên về khoa học mà hứng thú như vậy. Tưởng sách hóa nhưng không hóa tý nào. Sách khoa học mà đọc dễ hiểu, nhiều cái rất thú vị, lạ lạ, vui vui. Từ nội dung đến cách trình bày, bố cục tranh, ảnh của sách mình đều thấy ổn. Cuốn sách này dành cho những ai muốn giải mã thế giới vật chất mà chúng ta đã xây dựng, tìm ra nguồn gốc, cách vận động và ý nghĩa của chúng. Thế giới vật chất liệu còn ẩn chứa những bí mật gì nữa? Hãy để tác giả Miodownik dẫn lối cho bạn đến với sự diệu kỳ và thú vị của chúng nhé.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Từ vô hình đến hữu hình

Tóm tắt & Review sách Từ vô hình đến hữu hình – Mark Miodownik

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 9 Average: 4.8]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review tiểu thuyết Cocktail cho tình yêu – Trần Thu Trang
Bài tiếp theoNhững món ăn không thể bỏ lỡ khi đến cố đô Ninh Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây