Tóm tắt & Review sách Lời từ chối hoàn hảo – William Ury

0
643
Lời từ chối hoàn hảo

Tóm tắt & Review sách Lời từ chối hoàn hảo – William Ury

1. Giới thiệu tác giả

Chuyên gia đàm phán nổi tiếng thế giới William Ury sinh ngày 12/9/1953, ông còn là một tác giả, nhà học thuật và nhân chủng học người Mỹ. Học thức cao rộng của ông được thể hiện rõ khi được nhận bằng cử nhan tại Đại học Yale và bằng tiến sĩ nhân chủng học tại Đại học Harvard. William Ury cũng từng làm cố vấ đàm phán và hòa giải trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, Balkan, Liên Xô cũ, Indonesia, Nam Tư, Chechnya và Venezuela cùng các quốc gia khác.

Một số sáng tác tiêu biểu của ông: Thương lượng không nhân nhượng, Đàm phán với chính mình…

2. Giới thiệu tác phẩm

Sau những thành công về các cuốn sách đàm phán và thương thuyết xuất sác của mình, William Ury cảm thấy đó là một bức tranh chưa hoàn thành. Phần còn lại của chấp nhận chính là từ chối, có rất nhiều việc không thể đạt được thỏa thuận từ sâu bên trong, vì vậy ông đã viết cuốn sách Lời từ chối hoàn hảo này.

3. Mục lục

Từ chối – Một khoa học của nghệ thuật sống

Giai đoạn 1: Chuẩn bị từ chối

  • Bước 1: Khám phá điều bạn đồng thuận
  • Bước 2: Tạo sức mạnh cho lời từ chối
  • Bước 3: Tôn trọng để được đồng thuận

Giai đoạn 2: Bày tỏ từ chối

  • Bước 4: Thể thiện điều bạn đồng thuận
  • Bước 5: Khẳng định lời từ chối
  • Bước 6: Đề xuất một khả năng đồng thuận

Giai đoạn 3: Hoàn tất từ chối

  • Bước 7: Bảo vệ điều bạn không đồng thuận
  • Bước 8: Tái khẳng định lời từ chối
  • Bước 9: Đàm phán để đạt được sự đồng thuận

4. Tóm tắt nội dung sách Lời từ chối hoàn hảo

Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã gặp phải những tình huống cần phải nói lời từ chối với những người mà quyết định cuộc sống của bạn. Và có một sự thật rằng, để bảo vệ vệ những gì thỏa mãn nhu cầu của bạn hay của người khác, bạn phải từ chối những yêu cầu hay đề nghị không mong muốn. Nhưng từ chối sao cho hợp lý và hiệu quả mới là quan trọng. Vì thế, tác giả đã đứa ra các giai đoạn để người đọc dễ dàng áp dụng:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị từ chối

  • Bước 1: Khám phá điều bạn đồng thuận

Để chuẩn bị cho từ chối tích cực, đầu tiên bạn phải xác định được điều bạn đồng thuận. Thay vì bắt đầu bằng từ không, hãy bắt đầu bằng từ có. Đưa ra lời từ chối căn cứ vào một sự đồng thuận sâu sắc hơn – đồng thuận với chính mối quan tâm căn bản của bạn và những điều thật sự quan trọng.

  • Bước 2: Tạo sức mạnh cho lời từ chối

Việc nói không không đơn giản. Mọi người có thể phản ứng mạnh mẽ với lời nói không của bạn. Bạn cần phải có đủ tự tin để bảo vệ mình khi có sự người khác phản ứng. Bạn cần phải có đủ sức mạnh để theo đến cùng lời nói Không của mình nếu người khác không lưu tâm đến nó. Việc thực hiện lời nói Không cũng quan trọng như việc tìm ra lời nói Có.

  • Bước 3: Tôn trọng để được đồng thuận

Hầu hết những lời từ chối vô tình hoặc cố tình khiến cho người khác cảm thấy bị cự tuyệt. Bí quyết khiến người khác chấp nhận lời từ chối là không cự tuyệt mà nên tôn trọng họ. Hãy để sự tôn trọng làm giảm bớt và xoa dịu ˝nỗi đau˝ của sự cự tuyệt. Tôn trọng không có nghĩa là dễ dãi mà đơn giản là quan tâm đúng mực. Hãy đối xử với họ bằng sự tôn trọng giống như bạn muốn họ đối xử với mình như vậy.

Giai đoạn 2: Bày tỏ từ chối

  • Bước 4: Thể thiện điều bạn đồng thuận

Đưa ra lời từ chối tích cực là điểm then chốt của cả quá trình, đòi hỏi kỹ năng và sự khéo léo. Nó bắt đầu bằng một sự xác nhận (Có), tiếp đến là thiết lập một giới hạn (Không) và kết thúc bằng một lời đề nghị (Có).

  • Bước 5: Khẳng định lời từ chối

Bạn đã thể hiện điều bạn Đồng thuận, và đã đến lúc để nói lời Từ chối. Đây là phần chính của bí quyết nói lời Từ chối tích cực. Hành động cần thiết để khẳng định lời Từ chối của bạn rất đơn giản. Bạn chỉ cần thiết lập một ranh giới rõ ràng và chắc chắn.

  • Bước 6: Đề xuất một khả năng đồng thuận

Phần quan trọng thứ ba của một lời Từ chối tích cực là một lời ngỏ ý. Nếu lời giải thích ban đầu là sự khẳng định về mối quan tâm chính của bạn, thì lời ngỏ sau cùng là một lời đề nghị.

Giai đoạn 3: Hoàn tất từ chối

  • Bước 7: Bảo vệ điều bạn không đồng thuận

Khi bạn đã thực hiện nói Không tích cực, có thể nói bạn đã hoàn thành công việc khó khăn nhất. Lời từ chối sẽ khiến người nghe không thấy vui vẻ gì, và khi ấy, điều quan trọng là bạn phải biết tự kiểm soát, không nóng vội. Khi bạn chọn cách không phản ứng, bạn sẽ tạo điều kiện cho những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, tức giận của đối phương giảm dần, khiến họ dễ dàng chấp nhận lời nói Không của bạn.

  • Bước 8: Tái khẳng định lời từ chối

Hãy lặp lại việc nói “Không” thường xuyên khi cần thiết. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phản ứng quá mạnh mẽ, gay gắt mà phải nhấn mạnh rằng “Không” thực tế là “Không”.

  • Bước 9: Đàm phán để đạt được sự đồng thuận

Đàm phán để đạt được đồng thuận là thách thức cuối cùng trong quá trình nói “Không”. Một thỏa thuận sáng suốt là phải đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của bạn cũng như của người khác. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Vấn đề là làm sao để họ thấy đó không phải là sự thua cuộc mà phải coi đó như là một thỏa thuận mà ta có thể sống chung dựa trên nguyên tắc liên tục phát triển.

5. Đánh giá sách Lời từ chối hoàn hảo

Lời từ chối hoàn hảo sẽ giúp bạn nói lời từ chối một cách lịch sự và hiệu quả, tưởng chừng như đơn giản nhưng nó rất quan trọng. Chúng ta có thể nói “không” với bất kì ai từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay cả chính bản thân mình khi biết cân bằng giữa sự đồng thuận và từ chối.

Không chỉ đơn thuần là cách từ chối, cuốn sách còn giúp bạn có thêm những kỹ năng vô cùng cần thiết để từ chối một cách hiệu quả và để đạt được những thành công mà mình mong muốn. Đó là sự dũng cảm, tầm nhìn rộng, sự cảm thông, tính ngoan cường, kiên trì, bền bỉ và sự tôn trọng dành cho người khác.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Lời từ chối hoàn hảo

Tóm tắt & Review sách Lời từ chối hoàn hảo – William Ury

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 4.5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Bức xúc không làm ta vô can – Đặng Hoàng Giang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây