Tóm tắt & Review sách Kỹ năng đi trước đam mê – Cal Newport

0
957
kỹ năng đi trước đam mê

Review Kỹ năng đi trước đam mê của Cal Newport đã lột trần sự thật, niềm tin từ trước đến nay rằng chúng ta cần theo đuổi đam mê của mình. Đó là sau một thời gian làm việc mọi người đều cảm thấy yêu thích công việc đó. Tác giả cho rằng, niềm tin về việc theo đuổi đam mê sẽ khiến họ sinh ra cảm giác lo lắng, nghĩ nhiều và hiện tượng nhảy việc liên miên phát sinh từ đây.

1. Giới thiệu tác giả

Cal Newport, Tiến sĩ, sống ở Washington, D.C., nơi anh làm nhà văn và trợ giảng trong ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Georgetown.

2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả

Những doanh nhân phải phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách xây dựng những kỹ năng có giá trị. Quyển sách này đưa ra lời khuyên dựa trên nghiên cứu và thực tế – chứ không phải những lời vô nghĩa – về cách đầu tư vào chính mình để trở nên nổi bật giữa đám đông. Quyển cẩm nang cần có để khởi đầu một sự nghiệp vượt trội. Hãy cùng cungdocsach.vn tóm tắt nội dung và review kỹ năng đi trước đam mê.

3. Tóm tắt nội dung sách Kỹ năng đi trước đam mê

QUY TẮC #1: ĐỪNG THEO ĐUỔI ĐAM MÊ CỦA BẠN

Chương 1: “Đam mê” Của Steve Jobs

NHỮNG BÀI HỌC HỖN ĐỘN TỪ JOBS

Tôi chia sẻ các chi tiết trong câu chuyện của Steve Jobs bởi vì khi đề cập đến việc tìm kiếm công việc mãn nguyện, các chi tiết là cực kỳ quan trọng. Nếu như Steve Jobs thời trẻ nghe theo chính lời khuyên của mình và quyết định chỉ theo đuổi công việc mà ông yêu thích, thì có lẽ ngày hôm nay ông đã trở thành một trong những giáo viên nổi tiếng nhất của Trung Tâm Thiền Los Altos. Nhưng ông không làm theo lời khuyên đơn giản này. Công ty Apple Computer ra đời không nhờ vào niềm đam mê, mà là kết quả của một thành công may mắn – một “kế hoạch nhỏ”bất ngờ tạo được bước đột phá.

Tôi không nghi ngờ việc Jobs cuối cùng đã tạo dựng được niềm đam mê trong công việc. Nếu từng xem một trong những bài thuyết trình nổi tiếng của ông, bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy một con người thật sự yêu công việc mình đang làm. Nhưng thế thì sao chứ? Tất cả những điều đó chỉ nói với chúng ta rằng yêu thích công việc mình làm là tốt. Dù rằng lời khuyên này là đúng, nhưng nó lại không trả lời cho câu hỏi quan trọng mà chúng ta thật sự quan tâm: làm thế nào tìm thấy công việc mà mình sẽ yêu thích? Chẳng lẽ chúng ta cũng nên làm như Jobs, thay vì an phận trong một con đường sự nghiệp cứng nhắc, chúng ta hãy thử nhiều cơ hội nhỏ và chờ đợi một trong số chúng tạo ra bước đột phá? Lĩnh vực mà chúng ta tìm hiểu có quan trọng không? Làm thế nào chúng ta biết khi nào thì nên đi đến cùng với một dự án và khi nào thì nên tìm kiếm điều gì đó mới hơn? Hay nói cách khác, câu chuyện của Jobs đặt ra nhiều câu hỏi hơn là mang đến câu trả lời. Có lẽ điều duy nhất mà nó đã làm rõ chính là ít nhất đối với Jobs thì “theo đuổi đam mê”không thật sự là một lời khuyên hữu ích.

Chương 2: Đam Mê Là Rất Hiếm Hoi

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thực tế được tiết lộ trong nghiên cứu này, sau đây là ba trong sổ rất nhiều kết luận thú vị mà tôi bắt gặp:

Kết luận #1: Đam mê nghề nghiệp là rất hiếm hoi

Năm 2002, một nhóm nghiên cứu do nhà tâm lý học người Canada Robert J. Vallerand dẫn đầu đã thực hiện một cuộc khảo sát bao quát với một nhóm 539 sinh viên đại học Canada. Cuộc khảo sát được thiết kế đề trả lời hai câu hỏi quan trọng: Những sinh viên này có niềm đam mê hay không? Nếu có, thì đam mê đó là gì ?

Cốt lõi của thuyết dam mê nằm ở sự giả định rằng tất cả chúng ta đều dam mê một thứ gì đó và nó đang chờ đợi ta khám phá. Thử nghiệm này nhằm kiềm tra độ xác thực của giả định trên, và đây là kết quả: 84% sinh viên thực hiện khảo sát được xác định là có một niềm dam mê nào đó. Thông tin này quả là tin vui với những ai ủng hộ thuyết dam mê, cho đến khi ta đào sâu hơn về các niềm dam mê này. Sau đây là 5 niềm đam mê cao nhất: khiêu vũ, khúc côn cầu (tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng đây là những sinh viên Canada), trượt tuyết, đọc sách và bơi lội. Mặc dù những hoạt động trên rất quan trọng với các sinh viên này, nó lại chẳng giúp ích gì trong việc lựa chọn một công việc cả. Trên thực tế, có ít hơn 4% trong tổng sổ những niềm đam mê được khảo sát có liên quan đến công việc hoặc học tập, 96% còn lại là những sở thích như thề thao và nghệ thuật.

Bạn hãy dành một chút thời gian đề suy ngẫm về kết quả này, bởi vì rõ ràng là nó đánh một cú thật mạnh vào thuyết đam mê. Làm sao chúng ta có thề theo đuổi niềm đam mê nếu như chúng ta không có bất kỳ niềm đam mê nào liên quan đến công việc để mà theo đuổi? Chí ít là đổi với các sinh viên Canada này, phần lớn trong sổ họ sẽ phải cần một chiến lược khác đề lựa chọn sự nghiệp cho mình.

Kết luận #2: Đam mê cần có thời gian

Amy Wrzesniewski là một giáo sư nghiên cứu tại Đại học Yale về hành vi trong các tổ chức. Bà đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về cách người khác nghĩ như thế nào về công việc của họ. Khi còn là một nghiên cứu sinh, nghiên cứu đột phá của bà được đăng trên tờ Journal of Research in Personalfty (Tạp Chí Nghiên Cứu Tính Cách). Nghiên cứu này khám phá sự khác biệt giữa một công việc, một sự nghiệp, và một sứ mệnh. Theo định nghĩa của Wrzesniewski, công việc là một cách để trả tiền cho các hóa đơn, sự nghiệp là một con đường đưa đến các công việc tốt hơn, và sứ mệnh được định nghĩa là một công việc đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời bạn và nó là một phần không thể thiếu để tạo nên con người bạn.

Kết luận #3: Đam mê là hiệu ứng phụ đến từ sự tinh thông

Không lâu sau khi tác giả Daniel Pink nói về quyển sách Drive (Động Lực) của ông trong bài thuyết trình TED với tựa đề “On the Surprising Science of Motivation”(Sự Bất Ngờ Trong Khoa Học về Động Lực), ông cho biết mình đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về động lực của con người. Ông nói, “Nếu bạn xem xét theo góc độ khoa học, có một sự bất tương ứng giữa những gì khoa học khám phá và những gì các công ty đang làm.”Khi Pink nói về “những gì khoa học khám phá”, ông ấy đang ám chỉ, phần lớn, đến một mô hình lý thuyết 40 năm tuổi được biết đến với cái tên Thuyết Tự Quyết (Self-Determination Theory – SDT), và có thể nói rằng đây là sự hiểu biết tốt nhất mà nền khoa học hiện tại có được về lý do tại sao một số nghề nghiệp lại tạo động lực cho chúng ta, trong khi số khác lại không.

Chương 3: Đam Mê Rất Nguy Hiểm

VƯỢT KHỎI ĐAM MÊ

Trước khi tiếp tục, tôi cần nhấn mạnh một điểm rõ ràng rằng: Đối với một số người, theo đuổi niềm đam mê hoàn toàn có tác dụng. Lấy ví dụ, trong thư viện lưu trữ của Roadtrip Nation có một bài phỏng vấn của tờ Rolling Stone với nhà phê bình phim Peter Travers, ông khẳng định rằng từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã luôn đem theo một quyển sổ vào rạp chiếu phim để ghi lại những suy nghĩ của mình, sức mạnh của đam mê thậm chí còn rõ ràng hơn khi bạn nhìn vào sự nghiệp của những cá nhân tài năng, chẳng hạn như các vận động viên chuyên nghiệp. Bạn khó mà tìm được một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp nào nói rằng họ không đam mê môn thể thao này từ nhỏ.

Khi tôi chia sẻ ý tưởng của mình thì một số người đã sử dụng các ví dụ kiểu như thế để gạt đi kết luận của tôi về niềm đam mê. Họ nói, “Đây là một trường hợp mà người này đã theo đuổi thành công đam mê của mình, chính vì thế ‘theo đuổi đam mê’ là một lời khuyên hữu ích.”Lập luận này thật sự rất thiếu sót. Chỉ thấy một vài trường hợp hiệu quả không có nghĩa là tất cả đều hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta cần phải nghiên cứu một số lượng lớn và tìm hiểu xem cái gì phát huy tác dụng đối với đa số. Và khi bạn nghiên cứu một nhóm lớn những người đam mê công việc họ làm, như tôi đã làm khi thực hiện nghiên cứu cho quyển sách này, bạn sẽ thấy rằng hầu hết – không phải tất cả – sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện phức tạp hơn nhiều so với việc đơn giản tìm ra một đam mê tồn tại từ trước và theo đuổi nó. Chính vì vậy, những ví dụ như Peter Travers hay các vận động viên chuyên nghiệp là ngoại lệ. Hay có chăng thì những trường hợp hiếm có của họ nhấn mạnh thêm nhận định của tôi rằng đối với hầu hết mọi người, “theo đuổi đam mê”là một lời khuyên tồi tệ.

Kết luận này truyền cảm hứng cho một câu hỏi quan trọng tiếp theo: Không có thuyết đam mê dẫn dắt chúng ta, vậy thì chúng ta nên làm gì? Đây là câu hỏi mà tôi sẽ giải đáp trong ba quy tắc tiếp theo. Những quy tắc này ghi chép hành trình của tôi trong công cuộc tìm kiếm cách mà một người cuối cùng cũng thật sự yêu thích công việc mình làm. Nó thể hiện một sự chuyển hướng trong giọng văn tranh luận được sử dụng ở đây sang một thứ mang tính cá nhân hơn: những bằng chứng về nỗ lực của tôi trong việc nắm bắt sự phức tạp và mơ hồ của sự thật về hạnh phúc trong công việc. Khi đã hiểu rõ về thuyết đam mê rồi, bây giờ chúng ta có thể làm sáng tỏ một lời khuyên nghề nghiệp thực tế hơn nhưng đã bị che khuất trong bóng tối từ rất lâu. Quá trình này sẽ bắt đầu trong quy tắc tiếp theo mà tôi đã phát hiện ra khi tìm đến một nguồn thông tin ít ai nghĩ tới: một nhóm nhạc sĩ nhạc đồng quê đang luyện tập tại vùng ngoại ô Boston.

QUY TẮC #2: HÃY TRỞ NÊN GIỎI ĐẾN MỨC HỌ KHÔNG THỂ PHỚT LỜ BẠN

Chương 4: Sự Rõ Ràng Của Một Người Thợ

Có hai lý do tôi không thích tư duy niềm đam mê (tức là hai lý do ngoài cái sự thật mà tôi đã đề cập ở Quy tắc #1 là tư duy này dựa trên một tiên đề sai lệch). Lý do đầu tiên, khi bạn chỉ tập trung vào cái mà công việc trao cho bạn, nó khiến bạn cực kỳ để tâm đến cái mà bạn không thích về công việc, điều này dẫn đến cảm giác không hạnh phúc kéo dài. Điều này đặc biệt đúng với các vị trí ở cấp độ mới vào, mà theo định nghĩa, thì sẽ không tràn ngập những dự án thử thách hay sự tự chủ – những thứ như vậy sẽ đến sau này. Khi bạn bước vào giới công sở với tư duy niềm đam mê, những nhiệm vụ khó chịu mà bạn được giao hay chế độ quan liêu trong tổ chức có thể khiến bạn không thể chịu đựng nổi.

Lý do thứ hai, và nghiêm trọng hơn, câu hỏi thôi thúc tư duy niềm đam mê – “Tôi là ai?“và “Tôi thật sự yêu thích điều gì?”- gần như là điều không thể xác nhận được. Câu hỏi “Đây có phải là con người thật của tôi?“và “Tôi có yêu thích điều này không?“rất khó để mà có câu trả lời có-hay-không rõ ràng. Hay nói cách khác, tư duy niềm đam mê chắc chắn sẽ khiến cho bạn luôn không hạnh phúc và băn khoăn, mà điều này có lẽ giải thích lý do vì sao mà Bronson thừa nhận trong quyển sách tìm kiếm nghề nghiệp của mình What Should I Do With My Life? (Tôi Nên Làm Gì Với Cuộc Đời Mình?) rằng “có một cảm giác mà mỗi người trong quyển sách này đã trải qua, đó chính là cảm giác bỏ lỡ cuộc sống.”

Chương 5: Sức Mạnh Của Vốn Liếng Sự Nghiệp

Trong chương này, tôi sẽ chứng minh tư duy thợ lành nghề bằng cách lập luận rằng đặc điểm của một công việc tuyệt đối là rất hiếm có và quý giá, chính vì thế nếu bạn muốn có một công việc tuyệt vời, bạn cần phải xây dựng những kỹ năng hiếm có và quý giá – tôi gọi là vốn liếng sự nghiệp.

KINH TẾ HỌC VỀ NHỮNG CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

Ở chương trước, tôi đã đưa ra một đề xuất táo bạo: Nếu bạn muốn yêu công việc mình làm, hãy từ bỏ tư duy niềm đam mê đi (“thế giới này có thể cho tôi cái gì?”). Thay vào đó hãy tiếp nhận tư duy thợ lành nghề (“tôi có thể cho thế giới này cái gì?”).

Lập luận của tôi về đề xuất này bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản: Điều gì tạo nên một công việc tuyệt vời? Để tìm hiểu câu hỏi này, chúng ta cần đi vào chi tiết hơn. Trong Quy tắc #1, tôi đã cung cấp rất nhiều ví dụ về những người làm những công việc tuyệt vời và yêu thích công việc họ làm – vậy nên chúng ta có thể bắt đầu từ đó. Trong số đó, tôi đã giới thiệu Steve Jobs – nhà sáng lập của Apple, người dẫn chương trình ra-đi-ô Ira Glass, và bậc thầy sản xuất ván lướt Al Merrick. Với ba ví dụ này, bây giờ tôi có thể tìm hiểu cụ thể điều gì khiến cho sự nghiệp của họ trở nên hấp dẫn đến vậy? Sau đây là câu trả lời mà tôi có được:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM XÁC ĐỊNH MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

Sự sáng tạo: Ví dụ đối với Ira Glass, đó là vượt qua những giới hạn của phát thanh vô tuyến (ra-đi-ô), và mang về hàng loạt giải thưởng trong quá trình đó.

Sức ảnh hưởng: Từ Apple II cho đến iPhone, Steve Jobs đã thay đổi cách chúng ta sống trong thời đại kỹ thuật số này.

Sự kiểm soát: Không một ai bảo Al Merrick khi nào thì thức dậy hay mặc đồ gì. Anh ấy không cần phải có mặt trong văn phòng 8 tiếng một ngày. Thay vào đó, nhà máy Channel Island Surfboards của anh tọa lạc gần bãi biển Santa Barbara, nơi Merrick vẫn thường xuyên dành thời gian lướt sóng. (Jake Burton Carpenter, nhà sáng lập Burton Snowboards, nhớ lại những cuộc thương thảo sáp nhập hai công ty được diễn ra khi ông và Merrick chờ đợi đợt sóng tiếp theo dâng lên.)

THUYẾT VỐN LIẾNG SỰ NGHIỆP CỦA MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

  • Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời là rất hiếm có và quý giá.
  • Quy luật Cung cầu nói rằng nếu bạn muốn sở hữu những đặc điểm này, bạn cần phải có những kỹ năng hiếm có và quý giá để trao đổi. Hãy xem những kỹ năng hiếm có và quý giá này như là vốn liếng sự nghiệp của bạn.
  • Tư duy thợ lành nghề, với quan niệm rằng bạn cần phải tập trung không ngưng nghỉ vào việc “trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn,“là một chiến lược rất tốt để kiếm được vốn liếng sự nghiệp. Đây là lý do vì sao nó đánh bại tư duy niềm đam mê nếu mục tiêu của bạn là tạo nên công việc mà bạn yêu thích.

Jobs, Glass và Merrick đều đi theo tư duy thợ lành nghề. (Một số người thậm chí còn sử dụng đúng những từ này để miêu tả họ. “Tôi là một người thợ lành nghề,“Merrick chia sẻ trong một buổi phỏng vấn vào những ngày đầu làm thợ thiết kế ván lướt.) Thuyết vốn liếng sự nghiệp nói rằng không có gì là ngẫu nhiên cả. Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời đòi hỏi bạn phải có một thứ gì đó hiếm có và quý giá để trao đổi – đó chính là những kỹ năng. Tư duy thợ lành nghề, với sự tập trung không ngưng nghỉ vào thành phẩm, chính là tư tưởng mà bạn cần phải quán triệt nếu như mục tiêu của bạn là kiếm được càng nhiều vốn liếng sự nghiệp càng tốt. Chính vì thế đây là lý do vì sao tôi lại tích cực ủng hộ tư duy thợ lành nghề hơn là tư duy niềm đam mê. Đây không phải là một tranh luận triết lý về sự tồn tại của đam mê hay giá trị của làm việc chăm chỉ – Tôi đang rất thực tế ở đây: Bạn cần phải trở nên tài giỏi để đạt được những thứ tốt đẹp trong cuộc đời sự nghiệp của mình, và tư duy thợ lành nghề tập trung vào việc đạt được chính xác mục tiêu đó.

Tư duy niềm đam mê không chỉ thiếu hiệu quả trong việc tạo nên công việc bạn yêu thích; trong nhiều trường hợp nó còn chủ động đi ngược lại mục tiêu này, đôi lúc với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

BA YẾU TỐ KHÔNG THỂ ÁP DỤNG TƯ DUY THỢ LÀNH NGHỀ

  1. Công việc đó có rất ít cơ hội giúp bạn nổi bật giữa đám đông thông qua việc phát triển những kỹ năng liên quan hiếm có và quý giá
  2. Công việc đó tập trung vào thứ mà bạn cho rằng là vô dụng hay có thể gây hại cho thế giới.
  3. Công việc đó buộc bạn phải làm việc với những người bạn không ưa.

Chương 6: Những Nhà Tư Bản Sự Nghiệp

HAI NHÀ TƯ BẢN SỰ NGHIỆP

Alex Berger, 31 tuổi: Anh là nhà viết kịch bản phim truyền hình thành công, và anh yêu công việc của mình. Mike Jackson, 29 tuổi: Anh là nhà đầu tư mạo hiểm cho các công ty công nghệ sạch và anh cũng yêu công việc mình làm. Chương này là nơi kể lại câu chuyện của họ, bởi vì hai câu chuyện này đều nhấn mạnh một thực tế có thể nói là khá hỗn độn của việc sử dụng tư duy thợ lành nghề để tạo nên một công việc kiếm sống tuyệt vời. Alex và Mike đều tập trung vào việc trở nên giỏi hơn – chứ không phải tìm kiếm đam mê – và sau đó sử dụng vốn liếng sự nghiệp được tạo ra từ hành động này để đạt được những đặc điểm của một sự

NHỮNG THỨ BÊN TRONG CỦA NHỮNG NHÀ TỶ PHÚ TRUYỀN HÌNH

Giả sử bạn đang muốn được một đài truyền hình thuê làm người viết kịch bản phim truyền hình. Bước đầu tiên của bạn là phải vượt qua một người như Jamie.

Jamie đã gần 30 tuổi, vừa mới tham gia vào quy trình tuyển dụng nhân viên viết kịch bản cho một chương trình truyền hình. Anh đồng ý cho phép tôi được tìm hiểu thế giới của anh với điều kiện là tôi giữ bí mật danh tính và chương trình truyền hình của anh. Sau đây là những gì tôi tìm hiểu được: viết kịch bản truyền hình không phải là công việc dễ dàng. Theo lời Jamie, quy trình đó diễn ra như sau. Đầu tiên, nhà sản xuất gọi điện cho các đại lý nhân sự, yêu cầu họ gửi các kịch bản mẫu từ các tác giả. Riêng với chương trình truyền hình của Jamie, anh nhận được khoảng 100 bưu kiện, mỗi bưu kiện chứa một kịch bản mẫu, sau đó Jamie sẽ đọc, đánh giá và chấm điểm. Chỉ có khoảng 20 mẫu tốt nhất được đưa qua nhà sản xuất để cân nhắc thêm. Hãy lưu ý một điểm là các nhà sản xuất đã thuê những người viết kịch bản dày dặn mà họ ưa thích rồi, vì thế chỉ còn lại một vài chỗ trống quý giá để lấp vào nữa thôi.

ALEX  BERGER ĐÃ BƯỚC VÀO HOLLYWWOOD NHƯ THẾ NÀO?

Yếu tố khiến cho lĩnh vực truyền hình là một ngành công nghiệp khó gia nhập là vì nó là một thị trường mà kẻ thắng sẽ được tất cả. Chỉ có một loại vốn liếng sự nghiệp ở đây mà thôi, đó là chất lượng kịch bản của bạn, và có hàng ngàn người ấp ủ hy vọng đạt được đủ số vốn này để gây ấn tượng với một nhóm nhỏ những người mua kịch bản.

SỐ VỐN CỦA ALEX

Để hiểu về các bước ngoặt của Alex Berger, chúng ta cần phải hiểu về số vốn sự nghiệp đã giúp chúng trở thành hiện thực. Lấy ví dụ, rõ ràng việc Michael Eisner mời Alex giúp ông tạo ra chương trình là một thành tựu đáng kể, nhưng bạn hãy nghĩ về những yếu tố cần thiết dẫn đến bước đột phá này: Tại thời điểm đó, Alex từng là người viết kịch bản cho một chương trình truyền hình và sở hữu một kịch bản hài có chất lượng – được trau chuốt với rất nhiều phản hồi thẳng thắn – trong hồ sơ lý lịch của mình. Đó là một số vốn liếng quan trọng.

CÔNG VIỆC ĐÁNG MƠ ƯỚC NHẤT TẠI THUNG LŨNG SILICION

Mike Jackson là giám đốc tại Westly Group, một công ty đầu tư mạo hiểm vào công nghệ sạch nằm trên đường Sand Hill nổi tiếng của thung lũng Silicon. Nói rằng Mike có một công việc đáng mơ ước là đã nói giảm nói tránh rồi. Anh nói, “Tôi có một người bạn gần đây có hẹn ăn tối cùng trưởng khoa của một trường quản trị hàng đầu. Trong bữa tối, ông trưởng khoa nói rằng tất cả mọi người trong khóa tốt nghiệp của họ lúc này mong muốn làm việc cho một công ty đầu tư mạo hiểm vào công nghệ sạch.“Chính Mike cũng đã trải nghiệm việc này: Anh nhận được hàng chục e-mail từ các sinh viên trong trường quản trị hỏi về con đường sự nghiệp của anh. Anh đã từng cố gắng trả lời họ, nhưng hiện nay do quỹ thời gian eo hẹp, anh gần như bỏ qua hết. Anh nói thêm, “Ai cũng muốn công việc của tôi cả.”

MIKE JACKSON ĐÃ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Mike học chuyên ngành sinh học và hệ thống trái đất tại Stanford. Sau khi lấy bằng cử nhân, anh quyết định ở lại năm thứ 5 để lấy bằng thạc sĩ. Giáo sư hướng dẫn thạc sĩ cho Mike lúc ấy đang xem xét liệu có nên tiến hành một dự án nghiên cứu về khu vực khí thiên nhiên ở Ấn Độ hay không, vì thế ông sắp xếp để Mike làm luận án về tính khả thi của dự án này. Mùa thu năm 2005, sau khi Mike hoàn thành chương trình thạc sĩ, giáo sư hướng dẫn của anh quyết định rằng ông rất hài lòng với những gì mình thấy và triển khai dự án nghiên cứu lớn này. Không có gì ngạc nhiên khi ông mời Mike giúp ông dẫn dắt dự án – tại thời điểm này, Mike mới dành một năm để bắt kịp thông tin chi tiết của dự án.

SỐ VỐN CỦA MIKE

Mike Jackson tận dụng tư duy thợ lành nghề để làm thật tốt bất kỳ việc gì anh làm, từ đó đảm bảo rằng sau mỗi trải nghiệm anh đều có được số vốn sự nghiệp nhiều nhất có thể. Anh chưa bao giờ có một kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp của mình. Thay vào đó, sau mỗi kinh nghiệm làm việc, anh sẽ tìm hiểu thử xem có người nào hứng thú với ngân hàng vốn mới được mở rộng thêm của mình hay không, và bắt lấy ngay cơ hội có vẻ hứa hẹn nhất.

Chương 7: Trở Thành Một Người Thợ Lành Nghề

NĂM THÓI QUEN CỦA THỢ LÀNH NGHỀ

Câu chuyện của Alex Berger và Mike Jackson đã cho ta những ví dụ tuyệt vời về việc luyện tập có chủ đích trong môi trường lao động trí óc. Tuy nhiên, bạn vẫn gặp khó khăn trong việc tìm ra cách áp dụng chiến thuật này vào công việc của bạn. Chính nhờ thực tế này mà tôi có động lực tìm hiểu các nghiên cứu về luyện tập có chủ đích, cũng như các câu chuyện về những người thợ lành nghề như Alex và Mike, từ đó xây dựng nên một hệ thống các bước để áp dụng thành công chiến thuật này. Ở phần này, tôi sẽ mô tả chi tiết các bước này. Không có công thức diệu kỳ gì cả, nhưng việc luyện tập có chủ đích là một quá trình thiên về kỹ thuật rất cao, vì vậy tôi hy vọng rằng việc mô tả cụ thể sẽ giúp bạn bắt đầu.

Bước 1: quyết định thi trường vốn mà bạn tham gia

Để mọi thứ được rõ ràng, tôi sẽ giới thiệu với bạn một vài thuật ngữ mới. Khi bạn thu thập vốn liếng sự nghiệp trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang thu thập vốn tại một loạithị trường vốn liếng sự nghiệp cụ thể. Có hai loại thị trường: kẻ-thắng- được-tất-cả và bán đấu giá. Trong thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả, chỉ có một loại vốn liếng sự nghiệp và có rất nhiều người khác nhau cạnh tranh để có được nó. Viết kịch bản truyền hình là một thị trường kẻ- thắng-được-tất-cả bởi vì tất cả đều nhờ vào khả năng viết ra những kịch bản hay. Nói cách khác, loại vốn duy nhất chính là khả năng viết kịch bản của bạn.

Ngược lại, thị trường đấu giá không có cấu trúc cụ thể như vậy: Có rất nhiều loại vốn liếng sự nghiệp, và mỗi người có thể tạo ra một bộ sưu tập độc đáo của riêng mình. Công nghệ không gian sạch chính là một thị trường đấu giá. Lấy ví dụ như vốn liếng sự nghiệp của Mike Jackson bao gồm chuyên môn về thị trường năng lượng tái tạo được và khả năng kinh doanh, tuy nhiên có rất nhiều loại kỹ năng liên quan khác cũng có thể dẫn đến một công việc trong lĩnh vực này.

Bước 2: Xác định vốn của bạn

Sau khi đã xác định thị trường, bạn cần phải xác định cụ thể loại vốn sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Nếu bạn ở trong một thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả thì chuyện này khá dễ dàng: Theo định nghĩa, thị trường này chỉ có một loại tiền vốn quan trọng. Nhưng đối với một thị trường đấu giá, bạn cần phải có sự linh hoạt. Một phương pháp hữu ích trong tình huống này chính là tìm kiếm những cánh cửa mở – những cơ hội giúp bạn thu thập tiền vốn đã mở rộng cửa sẵn cho bạn. Lấy ví dụ, bước đi kế tiếp của Mike Jackson sau khi anh nhận được bằng thạc sĩ là làm việc cùng với một giáo sư ở Stanford về nghiên cứu chính sách môi trường. Chính quyết định này đã giúp Mike đạt được loại tiền vốn sự nghiệp quan trọng – hiểu biết sâu sắc về thị trường năng lượng quốc tế. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đây cũng là một cơ hội được mở ra cho Mike bởi vì anh đã là một sinh viên Stanford có bằng cấp trong lĩnh vực này. Điều này giúp Mike nhảy vào vai trò mới này khá dễ dàng. Nhưng ngược lại, với một người ngoài Stanford, họ khó mà đảm nhận được một dự án quan trọng như vậy.

Bước 3: Định nghĩa “tốt

Tại thời điểm này, khi đã xác định được chính xác loại kỹ năng mình cần phát triển, bạn đã có thể bắt đầu sử dụng các thông tin từ các nghiên cứu về việc luyện tập có chủ đích. Điều đầu tiên mà các nghiên cứu này chỉ ra là bạn cần phải có những mục tiêu rõ ràng.

Cũng như khi bạn hỏi một nghệ sĩ như Jordan Tice về định nghĩa “tốt”là gì với anh, gần như bạn sẽ không thấy có sự mơ hồ nào cả. Luôn luôn có những kỹ năng mới, phức tạp hơn cần phải thành thục. Đối với Alex Berger, định nghĩa “tốt”cũng rất rõ: kịch bản của anh được mọi người đánh giá một cách nghiêm túc. Chẳng hạn như một trong những dự án mà anh thực hiện khi còn làm trợ lý là viết một kịch bản để nộp cho các công ty tìm kiếm tài năng. Đối với anh, tại thời điểm mới bắt đầu thu thập vốn sự nghiệp, “tốt”nghĩa là viết được một kịch bản đủ hay để một người đại diện phải liên lạc với anh. Không hề có sự mơ hồ nào về định nghĩa thành công của mục tiêu này.

Bước 4: Kéo giãn hay phá hủy

Chúng ta hãy cùng trở lại bài báo của Geoff Colvin được nêu trên. Ông đã đưa ra lời cảnh báo về luyện tập có chủ đích:

Thật thoải mái khi làm những việc mà chúng ta biết cách làm tốt, và đó chính xác là điều đối nghịch với những gì mà luyện tập có chủ đích đòi hỏi… Luyện tập có chủ đích trên hết là nổ lực của sự tập trung. Đó là điểm khiến nó trở nên “có chủ đích”, khác hẳn với việc chơi đàn hay đánh tennis một cách thờ ơ mà hầu hết mọi người thực hiện.

Bước 5: Kiên nhẫn

QUY TẮC #3: TỪ CHỐI CƠ HỘI THĂNG TIẾN (HAY TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ KIỂM SOÁT)

Chương 8: Liều Thuốc Tiên Công Việc Mơ Ước

SỨC MẠNH CỦA SỰ KIỂM SOÁT

Bạn càng dành nhiều thời gian đọc các nghiên cứu, bạn càng thấy rõ rằng: Trao quyền kiểm soát cho người khác về những gì họ làm cũng như cách họ làm sẽ nâng cao mức độ hạnh phúc, sự hứng thú và cảm giác mãn nguyện trong họ. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bàn về công việc mơ ước, quyền kiểm soát thường là yếu tố cốt lõi làm nên sự hấp dẫn của nó. Xuyên suốt Quy tắc #3, bạn sẽ gặp ít nhiều người trong những lĩnh vực khác nhau, những người sử dụng quyền kiểm soát để tạo nên công việc mà họ yêu thích. Trong số họ có một lập trình viên phần mềm làm giờ tự do thích nghỉ việc để hưởng thụ những ngày nắng ấm áp, một thực tập sinh y khoa đã bỏ hai năm trong chương trình thực tập để thành lập công ty, và một doanh nhân nổi tiếng đã bán hết tài sản để thảnh thơi đi du lịch khắp nơi. Những tấm gương này đều có cuộc sống tuyệt vời, và như bạn sẽ thấy, họ đều sử dụng quyền kiểm soát để tạo ra nó.

Tóm lại, nếu mục tiêu của bạn là yêu thích những gì bạn làm, thì bước đầu tiên là thu thập vốn liếng sự nghiệp. Bước tiếp theo là đầu tư nguồn vốn này vào những đặc điểm tạo nên một công việc tuyệt vời. Quyền kiểm soát chính là một trong những mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, đạt được quyền kiểm soát khá là phức tạp. Đây là lý do tôi dành phần còn lại của Quy tắc #3 để giúp bạn đạt được mục tiêu này. Trong các chương tiếp theo, bạn sẽ cùng tôi lên đường tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm thất thường này.

Chương 9: Bẫy Kiểm Soát Thứ Nhất

Bẫy kiểm soát thứ nhất:

Quyền kiểm soát đạt được mà không có vốn sự nghiệp thì không bền vững.

Nếu như bạn theo đuổi sự kiểm soát mà không có vốn liếng sự nghiệp, nhiều khả năng bạn sẽ đi đến kết cục như Jane, Lisa hay nhà thiết kế lối sống tội nghiệp ở trên – mặc dù tận hưởng được sự tự chủ. Nhưng lại không có đủ tiền ăn. Tuy nhiên, cái bẫy đầu tiên này hóa ra chỉ là một nửa câu chuyện của lý do tại sao quyền kiểm soát lại là một đặc điểm khó đạt được. Như tôi sẽ chia sẻ trong chương tiếp theo, kể cả sau khi bạn đã có đủ vốn liếng sự nghiệp để đạt được quyền kiểm soát thực sự, mọi chuyện vẫn khó khăn vì chính tại thời điểm này, mọi người bắt đầu nhận ra giá trị của bạn và ép bạn quay trở về con đường cũ thiếu đi quyền kiểm soát.

Chương 10: Bẫy Kiểm Soát Thứ Hai

Bẫy kiểm soát thứ 2:

Là thời điểm mà bạn đã có đủ số vốn sự nghiệp cần thiết để đạt được sự kiểm soát có ý nghĩa trong công việc. Và đó cũng chính là thời điểm mà bạn trở nên giá trị đến mức ông chủ hiện tại của bạn sẽ cố gắng ngăn cản bạn tạo ra sự thay đổi này.

Đến thời điểm này trong chuyến hành trình của tôi, tôi đã tiếp xúc với đủ nhiều câu chuyện về quyền kiểm soát, cả tốt lẫn xấu, để biết rằng câu hỏi hóc búa này là hoàn toàn nghiêm túc – có lẽ đây là một trong những chướng ngại vật khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong hành trình tìm kiếm công việc yêu thích. Khẩu hiệu của nền văn hóa lòng can đảm rõ ràng là quá sơ sài không thể giúp chúng ta vượt qua được vùng đất đầy nguy hiểm này. Chúng ta cần một phương pháp khác, một thứ có thể chỉ rõ cho chúng ta thấy mình đang đối mặt với loại bẫy nào. Như bạn sẽ tìm hiểu trong chương tiếp theo, tôi đã phát hiện ra giải pháp này khi nghiên cứu thói quen của một doanh nhân phá cách, một người đã nâng tầm cuộc sống của mình lên thành một loại hình nghệ thuật.

Chương 11: Tránh Bẫy Kiểm Soát

Quy luật khả thi tài chính

Khi quyết định liệu có nên theo đuổi một con đường hấp dẫn vốn sẽ mang lại nhiều sự kiểm soát hơn trong công việc của bạn, hãy tìm kiếm những bằng chứng cho thấy mọi người sẵn sàng trả tiền cho bạn để bạn thực hiện nó. Nếu bạn tìm thấy bằng chứng này hãy tiếp tục. Nếu không tìm thấy hãy bỏ qua nó.

Khi bắt đầu suy ngẫm về quy luật này, tôi nhận thấy nó xuất hiện hết lần này đến lần khác trong những ví dụ về những người đã thành công trong việc đạt được nhiều quyền kiểm soát hơn trong cuộc đời họ. Để hiểu việc này, bạn cần lưu ý rằng định nghĩa “sẵn sàng trả tiền”có nhiều biến số. Trong một vài trường hợp, theo nghĩa đen nghĩa là khách hàng trả tiền cho bạn cho một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Nhưng nó cũng có nghĩa là được đồng ý cho vay tiền, hay nhận một khoản đầu tư bên ngoài, hay phổ biến hơn, thuyết phục một nhà tuyển dụng hoặc là thuê bạn hoặc là viết séc trả tiền cho bạn. Khi bạn nắm được định nghĩa linh hoạt về “trả tiền”này thì quy luật này hiện diện khắp mọi nơi.

Bẫy kiểm soát thứ hai cho thấy một khi bạn đã có đủ số vốn để chống lưng cho mình, thì bạn vẫn chưa thoát khỏi rủi ro. Nguồn vốn này khiến bạn trở nên giá trị với những ông chủ đến mức họ sẽ chiến đấu để giữ bạn đi theo con đường truyền thống hơn. Họ nhận thấy rằng việc đạt được nhiều quyền kiểm soát hơn thì tốt cho bạn nhưng không có lợi gì cho họ.

Những cái bẫy kiểm soát đặt bạn vào tình thế khó khăn. Giả sử bạn có một ý tưởng để đạt được nhiều quyền kiểm soát hơn trong sự nghiệp và bây giờ bạn đang gặp phải sự chống đối. Làm sao để bạn nhận biết được sự chống đối này là hữu ích (giả dụ rằng, nó giúp bạn tránh được cái bẫy kiểm soát thứ nhất) hay bạn cần phải lờ nó đi (giả dụ rằng, nó là kết quả của cái bẫy kiểm soát thứ hai)?

QUY TẮC #4: NGHĨ NHỎ LÀM LỚN (HAY TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨ MỆNH)

Chương 12: Cuộc Sống Đầy Ý Nghĩa Của Pardis Sabeti

VỊ GIÁO SƯ HẠNH PHÚC

Tòa nhà kỳ vĩ mang tên Northwest Science của Harvard tọa lạc ở số 52 đường Oxford, tại Cambridge, bang Massachusetts, và bạn phải tốn 10 phút đi bộ mới có thể dạo hết khu vườn chính nổi tiếng của nó. Tòa nhà này thuộc về một tổ hợp các phòng thí nghiệm đồ sộ xây bằng gạch và kính, vốn là trái tim mới của cỗ máy nghiên cứu huyền thoại ở Harvard. Bên trong, tòa nhà này trông như phòng thí nghiệm khoa học trong các bộ phim Hollywood. Các hành lang ở mỗi tầng được lát bằng bê-tông đánh bóng, và được thắp sáng mờ mờ ảo ảo như trong các phim truyền hình về tội phạm.

SỨ MỆNH CỦA PAIRIDS

Khi còn là một nghiên cứu sinh, Pardis vô tình bước vào một lĩnh vực mới nổi là ngành di truyền học tính toán – sử dụng máy tính để hiểu về các chuỗi DNA. Cô phát triển một thuật toán có thể duyệt qua các cơ sở dữ liệu về gien người để tìm kiếm dấu vết của một mục tiêu khó: sự tiến hóa liên tục của con người. Đối với công chúng, ý niệm rằng con người vẫn đang tiếp tục tiến hóa có thể gây ngạc nhiên, nhưng đối với các nhà sinh học tiến hóa, thì đây là chuyện hiển nhiên. (Một trong những ví dụ kinh điển gần đây về sự tiến hóa của

loài người chính là khả năng dung nạp lactose – khả năng hấp thụ sữa khi trưởng thành – một đặc điểm không phổ biến trong loài người cho đến khi chúng ta thuần hóa các loài động vật cho sữa.)

SỨC MẠNH CỦA SỨ MỆNH

Một người có sứ mệnh nghĩa là người đó có một sự tập trung nhất quán xuyên suốt sự nghiệp của mình. Sứ mệnh có đặc điểm tổng quát hơn là một nghề cụ thể, và nó có thể mở rộng ra nhiều vị trí khác nhau. Nó đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, “Ta nên làm gì với cuộc đời mình?“Sứ mệnh có sức mạnh là vì nó tập trung toàn bộ năng lượng của bạn vào một mục tiêu hữu ích, từ đó tối đa hóa được sức ảnh hưởng của bạn lên thế giới của chính bạn – một yếu tố quan trọng trong việc yêu thích công việc của bạn. Những người cảm thấy sự nghiệp của mình thật sự có ý nghĩa sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn với đời sống công việc của mình, và họ cũng sẽ kiên cường hơn khi đối diện với sự căng thẳng trong những công việc khó khăn. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải thức khuya để tiết kiệm cho thân chủ của mình một vài tỉ đô-la, nhưng thức khuya để giúp tìm ra cách chữa một loại bệnh cổ xưa có thể làm cho bạn tràn đầy động lực hơn cả khi bạn bắt đầu – thậm chí còn có thể tăng thêm nhiệt huyết để bạn thành lập một đội bóng chuyền hay đi lưu diễn với ban nhạc rock.

Chương 13: Sức Mạnh Đòi Hỏi Của Vốn Liếng Sự Nghiệp

Như chúng ta vừa tìm hiểu, các đột phá khoa học đòi hỏi trước tiên bạn phải đến được vùng tiên tiến nhất trong lĩnh vực của bạn. Chỉ khi đó bạn mới có thể nhìn thấy vùng khả thi kế cận, nơi mà các ý tưởng sáng tạo gần như luôn được phát hiện. Sau đây là kết luận mà tôi có được khi suy ngẫm về Pardis Sabeti và giả thuyết về sự đổi mới của Johnson: Một sứ mệnh sự nghiệp tốt cũng tương tự một bước đột phá khoa học – nó là một sự đổi mới đang chờ được khám phá ở vùng khả thi kế cận trong lĩnh vực của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn xác định một sứ mệnh cho sự nghiệp của bạn, trước tiên bạn cần phải tiến vào vùng tiên tiến nhất – đó là nơi duy nhất mà những sứ mệnh này thể hiện rõ trước mắt bạn.

Điều này giải thích cho sự khó khăn vất vả của Sarah: Cô cố gắng tìm sứ mệnh trước khi tiến vào vùng tiên tiến nhất (Sarah chỉ mới là nghiên cứu sinh được hai năm vào thời điểm cô bắt đầu lo lắng về sự thiếu tập trung của mình). Từ góc nhìn của một nghiên cứu sinh mới, cô ấy còn ở quá xa vùng tiên tiến nhất và gần như không có hy vọng nhìn thấy được vùng khả thi kế cận, và nếu cô không thể nhìn thấy vùng này, thì nhiều khả năng cô không thể xác định một định hướng hấp dẫn cho công việc. Theo giả thuyết của Johnson, Sarah đã có thể làm tốt hơn bằng cách tinh thông một lĩnh vực có triển vọng đầu tiên – một nhiệm vụ có thể tốn nhiều năm trời – và chỉ sau đó mới bắt đầu chú ý đến việc tìm kiếm sứ mệnh.

Chương 14: Sứ Mệnh Cần Đánh Cược Chút Ít

Trong chương trước, tôi sử dụng câu chuyện Pardis Sabeti để nhấn mạnh rằng bạn cần có vốn liếng sự nghiệp trước khi bạn xác định một sứ mệnh thực tế. Tuy nhiên, một ý tưởng tốt về sứ mệnh không có nghĩa là bạn sẽ thành công trên con đường theo đuổi nó. Với suy nghĩ đó, trong chương này chúng ta nghiên cứu cuộc đời của Kirk French để hiểu rõ hơn cách tạo nên bước nhảy vọt từ việc xác định một sứ mệnh thực tiễn cho đến việc biến nó thành hiện thực thành công.

Ở đây chúng ta phát hiện ra tầm quan trọng của những cuộc đánh cược nhỏ. Để tối đa hóa khả năng thành công của bạn, bạn cần thực hiện những thí nghiệm nhỏ mà sẽ mang lại cho bạn thông tin phản hồi cụ thể. Đối với Chris Rock, một lần đặt cược như vậy có thể bao gồm việc kể một câu chuyện hài trước đám đông và quan sát xem họ có cười hay không, trong khi đối với Kirk, thì nó có thể là sản xuất những đoạn phim mẫu cho một bộ phim tài liệu và xem xét liệu nó có hấp dẫn nguồn vốn hay không. Những cuộc đánh cược này cho phép bạn khám khá một hướng đi cụ thể xoay quanh sứ mệnh tổng quát, và để giúp bạn tìm ra công việc nào có khả năng lớn nhất đưa bạn đến những kết luận tuyệt vời.

Nếu vốn liếng sự nghiệp giúp bạn xác định một sứ mệnh hấp dẫn, thì chiến thuật đặt cược nhỏ sẽ cho bạn cơ hội thành công trong sứ mệnh này. Để thực hiện chiến lược sự nghiệp này, bạn cần cả hai thứ ấy. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng trong chương tiếp theo, câu chuyện về sứ mệnh vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này, tôi tìm ra một chiến thuật thứ ba và cuối cùng giúp tôi tích hợp đặc điểm này vào hành trình tìm kiếm công việc yêu thích.

Trong chương này, tôi sẽ chứng minh rằng những sứ mệnh thành công mỹ mẫn là kết quả của việc tìm kiếm những dự án thỏa mãn quy luật tạo dấu ấn – quy luật này đòi hỏi một ỷ tưởng tạo cảm hứng để người khác bình luận về nó, và nó được triển khai theo hướng giúp việc bình luận qua lại thật dễ dàng.

Chương 15: Sứ Mệnh Cũng Cần Tiếp Thị

Quy luật tạo dấu ấn

Để làm nên thành công cho một dự án được truyền cảm hứng bởi sứ mệnh, nó cần phải tạo dấu ấn theo hai cách khác nhau. Trước tiên, nó cần phải thúc đẩy mọi người chia sẻ nó vói người khác. Thứ hai, nó cần phải được đưa vào một nơi có thể hỗ trợ việc tiếp thị này.

Khi phát hiện ra quy luật trên, tôi bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của nó trong những ví dụ trước đây về việc sứ mệnh dẫn đến một sự nghiệp tuyệt vời. Để làm rõ hơn hướng tiếp cận theo hình thức tiếp thị này, chúng ta hãy dành một chút thời gian để điểm lại những ví dụ trước đây và làm bật lên quy luật tạo dấu ấn.

4. Cảm nhận và đánh giá Kỹ năng đi trước đam mê

Kỹ năng đi trước đam mê của Cal Newport đã lột trần sự thật, niềm tin từ trước đến nay rằng chúng ta cần theo đuổi đam mê của mình. Đó là sau một thời gian làm việc mọi người đều cảm thấy yêu thích công việc đó. Tác giả cho rằng, niềm tin về việc theo đuổi đam mê sẽ khiến họ sinh ra cảm giác lo lắng, nghĩ nhiều và hiện tượng nhảy việc liên miên phát sinh từ đây.

Review kỹ năng đi trước đam mê.

Trong quyển sách Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê, Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên “theo đuổi đam mê.”

Niềm tin sáo rỗng này không những sai sót ở chỗ là những đam mê tồn tại sẵn có thường hiếm hoi và không liên quan gì lắm đến việc hầu hết mọi người cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm, mà nó còn có thể gây nguy hiểm, sinh ra cảm giác lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên miên.

Sau khi đưa ra dẫn chứng chống lại niềm tin vào đam mê, Newport bắt đầu cuộc hành trình khám phá thực tế là mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm như thế nào. Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, những người viết kịch bản, các lập trình viên máy tính hành nghề tự do, và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, Newport phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng và những cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.

Anh tiết lộ rằng việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước.

Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

kỹ năng đi trước đam mê

Tóm tắt & review Kỹ năng đi trước đam mê của tác giả Cal Newport

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 5 Average: 4.4]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review Bến Xe – Thương Thái Vi
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Một đời thương thuyết – Phan Văn Trường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây