Tóm tắt & Review sách Con chúng ta hạnh phúc là được – Libby Purves

0
98
Con chúng ta hạnh phúc là được

Tóm tắt & Review sách Con chúng ta hạnh phúc là được – Libby Purves

1. Giới thiệu tác giả

Libby Purves (sinh ngày 2/2/1950) tên đầy đủ là Elizabeth Mary Purves, là người dẫn chương trình phát thanh, nhà báo và tác giả người Anh.

Năm 1970, bà là người dẫn chương trình thường xuyên cho BBC Radio Oxford. Năm 1983, bà trở thành biên tập viên của tạp chí Tatler. Bà được vinh danh là người phụ trách chuyên mục của năm vào năm 1999 của tạp chí The Times.

Các tác phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam: Làm mẹ yêu nghề là được, Con chúng ta hạnh phúc là được, Gia đình mình hòa hợp là được.

2. Giới thiệu tác phẩm

Con chúng ta hạnh phúc là được được xuất bản bởi NXB Phụ Nữ, nằm trong bộ 3 cuốn của Libby Purves viết về chủ đề xây dựng cuộc sống gia đình, làm mẹ và nuôi dạy con cái từ 3 – 8 tuổi.

Cuốn sách đưa ra các kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề thường ngày trong cuộc sống giữa phụ huynh và con cái. Không những thế, cuốn sách còn chia sẻ về mặt cảm xúc của bậc cha mẹ.

3. Tóm tắt sách Con chúng ta hạnh phúc là được

Vì sao trẻ lên ba tuổi lại khác biệt?

Trẻ ba tới bốn tuổi có một sự thay đổi khá lạ lùng. Nó không rõ ràng giống những gia đoạn trước, như đứng thẳng, biết nói hay bỏ bỉm, cũng không có nhiều sách đề cập đến. Nhưng thay đổi là có thực, thường là khá bất ngờ và cần được phản hồi. Nếu tiếp tục đối xử với trẻ lớn như với đứa trẻ mới tập đi, bạn sẽ tốn sức và mua bực vào mình.

Trưởng thành là một quá trình khó khăn và giai đoạn bốn tuổi này giống như một cuộc tập dượt cho thời kỳ vị thành niên.

Điều quan trọng là phải có sự gần gũi. Không phải gần kiểu bao bọc nhưng phải đủ gần để nhận thấy những tín hiệu. Hãy lắng nghe khi con nói chuyện với bạn.

Tình bạn của con

Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ đáng tin cậy nhất và ít đau khổ nhất là tình bạn thực thụ. Nếu một tình bạn của con tiến triển tốt, đừng can thiệp, đừng tham gia vào để cải thiện chúng, trừ khi có những mối đe dọa thực sự.

Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc kết bạn tự do và hứng thú với việc đó càng sớm càng tốt. Hãy đừng nói gì để can thiệp. Hãy đem đến cho con một nhóm bạn hợp cạ cùng tuổi hoặc gần tuổi mà chúng vẫn gặp thường xuyên.

Ti-vi và máy vi tính: có cách cứu chữa không?

Trẻ em thời nay xem những thứ này quá nhiều: bốn tới năm tiếng một ngày, thậm chí hơn thế. Với một đứa trẻ năm hoặc sáu tuổi mà thụ động, không có óc phê phán và mơ hồ, ngồi đợi chương trình nhàm chán hoặc bạo lực tiếp theo được rót vào đầu, thì là một điều thực sự khủng khiếp.

Vì thế, chúng ta phải Chọn lấy những điều tốt từ ti-vi là bước đầu tiên để loại bỏ những thứ xấu và vô vị. Đồng thời, khuyến khích trẻ phân biệt chương trình giúp tư duy và dạy điều mới với chương trình “không não”

Câu chuyện trường lớp

Chắc hẳn bậc phụ huynh nào cũng lo ngại khi giao con cho những người chưa từng quen, đến phòng học xa lạ với những người chưa quen. Nhưng thực chất trẻ con thích nghi tốt hơn bạn tưởng. Thay vì lo lắng, hãy chú ý lựa chọn tốt, khởi đầu tốt, quản lý tốt sự thay đổi của con bạn.

Những vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm đó là: chọn trường dựa trên khía cạnh tính giáo dục, bầu không khí trong trường/lớp và độ thuận tiện; học tập của con; quản lý con; anh chị em và các vấn đề khác như bắt nạt, hiểu lầm, khiếp sợ thầy cô,…

Bệnh viện và những trận ho dữ dội

Cơ thể con người rất mỏng manh, nhất là trẻ con. Bệnh tật, tai nạn có thể xảy ra với chúng, với bất kỳ ai. Bạn hay con bạn có thể là nạn nhân tiếp theo. Dưới đây là những nguyên tắc mà tác giả đã rút ra từ kinh nghiệm đau thương của mình và những ông bố bà mẹ khác:

  • Nguyên tắc thứ nhất: Đừng bao giờ tới bệnh viện mà không mang theo một chiếc túi đựng đồ dùng cá nhân.
  • Nguyên tắc thứ hai: Liên quan tới cách bạn nói với con. Khi đang ở trong bệnh viện đừng hứa bất cứ điều gì trừ những câu như “bác sĩ sẽ cố gắng giúp con thấy khá hơn” và “Mẹ/Bố sẽ ở bên cạnh con”.
  • Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ giả định rằng bạn chỉ là bệnh nhân ngoại trú.
  • Nguyên tắc thứ tư: Trong lúc chờ đợi, hãy nghĩ về trường hợp bạn phải ở bệnh viện một đêm và những việc phải chuẩn bị.
  • Nguyên tắc thứ năm: Hãy tìm hiểu tất cả những gì có thể về mỗi bước và tự giải thích cho con.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Con chúng ta hạnh phúc là được

Ở giai đoạn trẻ sau 3 tuổi, các bậc phụ huyn thường đau đầu khi phải đối mặt với các vấn đề như: các mối quan hệ của trẻ, dạy con sự kỷ luật, huấn luyện qua các hoạt động ngoại khóa,… Chính vì thế, để định hướng cho những ông bố bà mẹ đang còn băn khoăn, bối rối, tác giả đã viết nên cuốn sách Con chúng ta hạnh phúc là được từ những kinh nghiệm từ chính bản thân bà và những người xung quanh.

Ép con học, muốn con phải luôn đứng số 1, tạo áp lực lên con rồi cả bản thân mình sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, và cuốn sách này sẽ là tất cả những người làm bố làm mẹ đều cần đọc và suy ngẫm.

Vì thế, cuốn sách gồm 23 chương tương ứng với 23 vấn đề từ nhỏ đến lớn sẽ giúp bạn biết cách nuôi dạy con mình thành đứa trẻ hạnh phúc chứ không phải là hoàn hảo.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Con chúng ta hạnh phúc là được

Tóm tắt & Review sách Con chúng ta hạnh phúc là được – Libby Purves

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị – Nhiếp Hướng Vinh
Bài tiếp theoTóm tắt & Review tiểu thuyết Bí mật của Naoko – Higashino Keigo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây