Tóm tắt & Review sách Tâm lý học đám đông – Gustave Le Bon

0
280
Tâm lý học đám đông

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học đám đông – Gustave Le Bon

1. Giới thiệu tác giả

Gustave Le Bon (1841 – 1931) là nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp với lý thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Một số tác phẩm của ông: Quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc, Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc các mạng, Tâm lý học đám đông, Tâm lý học về Chủ nghĩa xã hội…

Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế về  quá trình phát triển của các chủng tộc. Ngày nay, lý thuyết của ông vẫn chịu một số chỉ trích. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lý thuyết của ông.

2. Giới thiệu tác phẩm

Tâm lý học đám đông (1895) là một trong những tác phẩm nền tảng nhất của Gustave Le Bon.

Cuốn sách ghi lại những trải nghiệm thực tiễn của ông khi chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội, từ đó hình thành tư tưởng của ông về đám đông.

3. Tóm tắt nội dung sách Tâm lý học đám đông

Tâm hồn của đám đông

Đám đông là gì?

Theo nghĩa thông thường, đám đông là một sự kết hợp của những cá nhân bất kỳ không phụ thuộc vào dân tộc, giới tính và nguyên do kết hợp.

Theo quan điểm tâm lý học, “Đám đông” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác: trong những hoàn cảnh nhất định, và chỉ trong những hoàn cảnh đó, một nhóm người sẽ có những đặc tính mới rất khác so với đặc tính của từng các nhân cấu thành nhóm đó. Nhân cách có ý thức biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi câ nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn tập thể được hình thành, dù chỉ là tạm thời, nhưng thể hiện những đặc tính rất rõ ràng.

Đám đông luôn bị điều khiển bởi sự vô thức, khả năng tư duy bị và có sự thay đổi hoàn toàn về tình cảm. Sự biến đổi ấy có thể tốt hơn hoặc xấu đi so với thành phần tạo nên đám đông. Đám đông đều dễ trở nên anh dũng hoặc tàn ác như nhau.

Các quan điểm và đức tin của đám đông

Những động lực từ xa của các đức tin và quan điểm của đám đông:

  • Chủng tộc.
  • Các truyền thuyết.
  • Thời gian.
  • Các thể chế chính trị.
  • Giảng dạy và giáo dục.

Những động lực trực tiếp của các quan điểm đám đông:

  • Hình ảnh, ngôn từ và các khẩu hiệu.
  • Ảo tưởng.
  • Kinh nghiệm.
  • Lý trí.

Đám Đám đông là một bầy đàn lệ thuộc không thể thiếu chủ. Bởi vậy trong đám đông, người đứng đầu thực sự thường chỉ là một kẻ cầm đầu hay người khích động quần chúng. Phân loại các nhà lãnh đạo: những người cương quyết, ý chí mạnh mẽ nhưng không bền bỉ; có loại, thường rất hiếm thấy, là người vừa có ý chí mạnh mẽ, vừa kiên định.

Các quan điểm nền tảng và các ý niệm của đám đông sẽ tạo nên 2 nhóm tách biệt nhau rất rõ ràng: có một nhóm gồm những ý nghĩ nền tảng lâu bền, tồn tại nhiều thế kỷ và trên chúng đã này sinh ra cả một nền văn hóa, một nhóm khác bao gồm những quan điểm luôn biến đổi nhanh chóng, chúng là những quan điểm sinh ra và mất đi trong một thời đại.

Phân loại và mô tả các dạng khác nhau của đám đông

  1. Đám đông không đồng nhất: được tạo thành từ những phần tử riêng biệt bất kỳ nào đó, nghề nghiệp hoặc trình độ hiểu biết không là vấn đề quan trọng. Trạng thái tâm hồn của những con người trong đám đông không giống với trạng thái lúc họ còn là một con người riêng lẻ, trình độ hiểu biết không là vai trò, chỉ có những tình cảm vô thức là có thể tác động.
  2. Đám đông đồng nhất: bao gồm các hội đoàn, các tầng lớp đặc quyền và cấc giai cấp.
  3. Cái gọi là đám đông tội phạm: là hậu quả của sự kích hoạt mạnh và những cá nhân can dự vào dau đó đều tin rằng họ đã thực hiện một nghĩa vụ. Nó tạo nên niềm tin cho kẻ giết người về tính cao cả của hành động đó, vè kẻ giết người càng trở nên tự nhiên hơn khi được những người đồng chí cổ vũ một cách nhiệt tình.
  4. Đám đông cử tri: là những người tham gia bầu cử để lựa chọn những người vào các vị trí công quyền, họ tạo nên những đám đông không đồng nhất – khả năng nhận xét rất thấp, sau đó là thiếu sự suy nghĩ mang tính phê phán, sự dễ bị kích động, nhẹ dạ, đơn giản.
  5. Quốc hội: thuộc vào nhóm đám đông không đồng nhất, có danh tính, dù thành phần thay đổi tùy theo thời đại và dân tộc nhưng luôn có rất nhiều những đặc tính giống nhau. Đặc tính của nhóm này: dễ bị kích động, dễ bị lôi cuốn, tính dao động mạnh mẽ về tình cảm, chịu ảnh hưởng quá lớn của lãnh đạo.

4. Đánh giá sách Tâm lý học đám đông

Được viết cách đây hơn 1 thế kỷ, Tâm lý học đám đông dù ít hay nhiều còn chứa những phân biệt về chủng tộc hay giới tính nhưng những phân tích về tâm lý đám đông của Gustave Le Bon vẫn còn đúng cho tới ngày nay.

Cuốn sách sẽ góp phần giúp bạn có cái nhìn khái quát nhưng toàn diện hơn về đám đông, từ đó có thể duy trì lý trí, sự độc lập, có khả năng tư duy của riêng bản thân mình để không bị cuốn theo những tư tưởng, nhận thức sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến những cá nhân khác, nhất là trong thời đại internet phát triển như ngày nay. Đồng thời, chúng ta cũng có thể giải thích được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến đông, đặc biệt là các nhà lãnh đạo nổi tiếng đã gây ảnh hưởng đến nhiều người.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tâm lý học đám đông

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học đám đông – Gustave Le Bon

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Kỷ luật làm nên con người – Lý Kiệt
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Người thông minh không làm việc một mình – Rodd Wagner & Gale Muller

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây