Tóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu nghe – Adele Faber, Elaine Mazlish

0
836
Nói sao cho trẻ chịu nghe

Tóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu nghe – Adele Faber, Elaine Mazlish

1. Giới thiệu tác giả

Adele Faber & Elaine Mazlish là hai chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về vấn đề giao tiếp và sự thấu hiểu giữa người lớn và trẻ em, bộ đôi đã viết ra nhiều tác phẩm đặc sắc và nhận được sự ủng hộ và tán dương của mọi người.

Adele Faber tốt nghiệp bằng Cử nhân sân khấu và kịch nghệ tại Đại học Queens College, lấy bằng thạc sĩ giáo dục tại Đại học New York và dành tám năm để giảng dạy tại các trường Trung học Thành phố New York.

Elaine Mazlish tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học về nghệ thuật sân khấu Đại học New York và bà là đạo diễn các chương trình dành cho trẻ em tại Grosvenor house và Lenox Hill Settlements. Đồng thời, bà cũng là một nghệ sĩ và nhà soạn nhạc chuyên nghiệp.

2. Giới thiệu tác phẩm

Nói sao cho trẻ chịu nghe là một cuốn “bí kíp” mà Adele Faber & Elaine Mazlish đã viết lên. Từ bức thư của một độc giả, hai tác giả đã cho ra cuốn sách. Cuốn sách đã được tác giả cá nhân hóa, nói về những kinh nghiệm của chính hai tác giả, trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhất, lồng vào những câu chuyện và kiến thức mới mà những phụ huynh đã chia sẻ.

3. Mục lục

  • Chương 1: Giúp con cái xử lý những cảm xúc của chúng
  • Chương 2: Khuyến khích sự hợp tác
  • Chương 3: Những giải pháp thay thế hình phạt
  • Chương 4: Khuyến khích tính tự lập của con cái
  • Chương 5: Khen ngợi
  • Chương 6: Giải phóng trẻ khỏi những vai trò
  • Chương 7: Phối hợp tất cả những kỹ năng

4. Tóm tắt nội dụng sách Nói sao cho trẻ chịu nghe

Chương 1: Giúp con cái xử lý những cảm xúc của chúng

Để giúp trẻ xử lý cảm xúc hãy:

  1. Lắng nghe chăm chú hết sức.
  2. Công nhận cảm xúc của chúng bằng những từ cảm thán “Ồ, ” “Ừm”… “Ra vậy”.
  3. Đặt tên cho cảm xúc của chúng.
  4. Nêu ra những ước muốn không thể thực hiện được của chúng.

Chương 2: Khuyến khích sự hợp tác

Để khuyến khích tinh thần hợp tác hãy:

  1. Mô tả. Mô tả bạn thấy gì, hoặc mô tả vấn đề đang xảy ra.
  2. Cung cấp thông tin cho con của bạn.
  3. Nói câu ngắn gọn giúp các đứa trẻ dễ hiểu.
  4. Nói về những cảm xúc của bạn bởi vì cảm xúc của bạn cũng quan trọng.
  5. Viết mẩu thư nhắn, hãy trao đổi mẩu thư hay cho con của bạn.

Chương 3: Những giải pháp thay thế hình phạt

Trừng phạt không phải là một phương pháp dạy con đúng đắn, và nó không luôn có hiệu quả. Những giải pháp thay thế trừng phạt:

  1. Chỉ ra một giải pháp hữu ích cho cả bạn và trẻ.
  2. Dứt khoát bày tỏ sự không đồng ý với việc làm sai (không tấn công tính cách của trẻ).
  3. Nêu rõ niềm mong đợi ở những đứa con.
  4. Chỉ cho trẻ cách khắc phục.
  5. Đề xuất sự lựa chọn.
  6. Hành động.
  7. Để trẻ nếm trải hậu quả do hành vi cư xử kém của nó.

Chương 4: Khuyến khích tính tự lập của con cái

Việc lệ thuộc vào ba mẹ không hẳn là tốt, ai cũng phải lớn lên, cũng phải biết tự chủ cho cuộc sống của mình. Vì thế, khuyến khích con tự chủ ngay từ khi còn bé bằng cách:

  1. Để cho con tự lựa chọn.
  2. Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.
  3. Đừng hỏi dồn dập quá.
  4. Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.
  5. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.
  6. Đừng dập tắt hy vọng của con.

Chương 5: Khen ngợi

Lời khen rất quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của trẻ. Khi được nghe những lời tốt đẹp từ cha mẹ, chúng sẽ có sự tự tin, sự tự tin ấy rất quan trọng. Để khen ngợi trẻ đúng cách, thay vì đánh giá, bạn hãy mô tả:

  1. Mô tả những gì bạn thấy.
  2. Mô tả những gì bạn cảm thấy.
  3. Đúc kết hành vi đáng khen của trẻ thành một từ.

Chương 6: Giải phóng trẻ khỏi những vai trò

Con cái sẽ bị giới hạn tài năng và không có sự sáng tạo nếu chúng bị ép vào một khuôn khổ hay vai trò nào đó. Thế nên để giải phóng trẻ khỏi những vai trò, giúp chúng sáng tạo và có cái nhìn đa chiều, bạn nên:

  1. Tìm cơ hội chỉ cho trẻ một bức tranh mới về bản thân chúng.
  2. Đặt trẻ vào những tình huống mà chúng có thể nhìn thấy mình khác đi.
  3. Cố ý cho trẻ vô tình nghe thấy bạn nói gì đó tích cực về chúng.
  4. Lập khuôn mẫu những hành vi mà bạn muốn thấy ở chúng.
  5. Là kho chứa những khoảnh khắc đặc biệt của con bạn.
  6. Khi con bạn hành xử theo nhãn mác cũ, bày tỏ cho con biết những cảm xúc và/hoặc niềm mong mỏi của bạn.

Chương 7: Phối hợp tất cả những kỹ năng

Để giải phóng trẻ khỏi một vai trò nào đó là một quy trình không hề dễ dàng. Nó không chỉ liên quan đến sự thay đổi thái độ tổng thể đối với đứa trẻ mà còn đòi hỏi sự vận dụng nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng khác nhau xử lý cảm xúc, tính tự chủ, lời khen, giải pháp thay thế trừng phạt. Nhưng trước tiên, cha mẹ cũng đừng tự quàng vào mình những vai trò như: cha mẹ tốt, cha mẹ xấu,… Hãy tử tế với bản thân mình cũng như tử tế với con cái.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Nói sao cho trẻ chịu nghe

Nói sao cho trẻ chịu nghe của Adele Faber & Elaine Mazlish đã giúp các bậc phụ huynh tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình. Ở cuốn sách này, có những “bí kíp” được hấp thụ và áp dụng, đồng thời cũng không tránh khỏi những khuôn mẫu cũ để gạt bỏ đi. Với những bài tập cho phụ huynh để họ có thể tự học những kỹ năng mới mà họ muốn biết; với hàng trăm ví dụ, mẩu đối thoại hữu ích để các phụ huynh ứng dụng; với tranh minh họa, chỉ ra những kỹ năng hành động để những phụ huynh bận rộn có thể liếc nhìn, cuốn sách này chính là một con đường để phụ huynh và con cái hiểu nhau hơn.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Nói sao cho trẻ chịu nghe

Tóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu nghe – Adele Faber, Elaine Mazlish

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời – Atsushi Innami
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Hạnh phúc tại tâm – Osho

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây