Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về nỗi đau? – Richard Gross

0
258
Tâm lý học nói gì về nỗi đau

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về nỗi đau? – Richard Gross

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả Richard Gross hiện đang làm việc tại Cruse Bereavement Care, tổ chức hàng đầu Vương quốc Anh trong công tác hỗ trợ thân nhân của người đã khuất. Ông đã viết nhiều sách trong lĩnh vực tâm lý học trong hơn 30 năm.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Tâm lý học nói gì về nỗi đau?” là một cuốn sách nhân văn phân tích những phản ứng đa dạng của chúng ta khi mất đi một người thân yêu, cũng như đi sâu tìm hiểu cách các nhà tâm lý học giải thích về trải nghiệm này. Cuốn sách cũng khảo nghiệm các tập quán văn hóa – xã hội vốn đang định khung hoặc hạn chế hiểu biết về quá trình đau buồn, từ bộ môn phân tâm học tiên phong của Sigmund Freud cho tới quan niệm đã bị phủ nhận về các “giai đoạn” của nỗi đau.

3. Tóm tắt nội dung sách Tâm lý học nói gì về nỗi đau

Làm sao chúng ta biết được các kiến thức về nỗi đau

Chia sẻ riêng của từng cá nhân

Những câu chuyện riêng của người chịu tang là nguồn thông tin chủ yếu về bản chất của nỗi đau. Rất nhiều câu chuyện như thể đã được những nhà văn nổi tiếng như C.S. Lewis, Dannia Abse và Julian Barnes viết lại; ngoài ra còn có những cây bút lần đầu sáng tác, với mục đích miêu tả lại nỗi đau vừa để chấp nhận mất mát, vừa để vinh danh người đã mất. Những câu chuyện ấy cho ta thấy cụ thể trải nghiệm đau buồn. Nhiều người cho rằng chuyện kể trực tiếp như thể có thể nắm bắt bản chất của nỗi đau một cách chính xác hơn tất cả những phương thức khác.

Nghiên cứu lâm sàng

Cuốn sách Đau buồn và U uất của Freud trình bày một lời lý giải ít tính cá nhân hơn, nhưng cũng chứa đựng thiên kiến lý thuyết, cụ thể là lý thuyết phân tâm học. Dù tư tưởng của Freud vẫn quan trọng theo cách riêng, nhưng chính ảnh hưởng của ông tới các nhà lý luận và các nhà nghiên cứu sau này (trong đó có Bowlby và Parkes) mới khiến ông trở thành một cây đại thụ trong nghiên cứu lâm sàng về nỗi đau (nghĩa là cách điều trị dành cho người chịu tang có đau thương quá phức tạp, từ đó cho ta thấy bản chất của nỗi đau phức tạp và nỗi đau thông thường).

Nghiên cứu thực nghiệm

Phần lớn những điều chúng ta hiểu về nỗi đau đều tới từ các nghiên cứu trên một số lượng lớn những đối tượng mất người thân (khác với các ca riêng lẻ trong chuyện kể cá nhân và nghiên cứu lâm sàng). Các nghiên cứu thực nghiệm (có tính khoa học và thực chứng) này được tiến hành bởi các nhà tâm thần học như Parkes, nhằm hiểu được các hoàn cảnh khiến việc mất người thân có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần và nhằm lập ra các chương trình điều trị và phòng ngừa. Bốn nghiên cứu có ảnh hưởng nhất là Bethlem, London, Harvard và Love & Loss. Nghiên cứu Bethlem khảo sát phản ứng trong 21 người (cả nam và nữ) từng được hỗ trợ tâm lý trong 72 tuần sau cái chết của người thân. Địa điểm tổ chức phỏng vẫn là các bệnh viện Hoàng gia Bethlem và Maudsley ở London. Nghiên cứu London có mục đích là tìm hiểu những cách mà một nhóm phụ nữ góa chồng ở độ tuổi dưới 65 tuổi sẽ đối mặt với năm đầu tiên chịu tang (nghĩa là khi ấy họ không nhờ tới giúp đỡ tâm thần học). Các buổi phỏng vẫn được sắp xếp vào cuối các tháng thứ nhất, thứ ba, thứ sáu và thứ mười ba (tạo điều kiện cho thấy “phản ứng sau ngày giỗ đầu”).

Các nghiên cứu nhân chủng học và dân tộc ký

Các nghiên cứu này muốn xác định các quy luật về nỗi đau xuyên suốt nhiều nền văn hóa, vì vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng để thử nghiệm xem nỗi đau có phải phản ứng chung cho việc mất đi người thân không. Trước đó, những nghiên cứu như vậy đã tập trung vào nghi thức và quan niệm về cái chết (cụ thể là về kiếp sau), hơn là các khía cạnh tâm lý (ví dụ như của cá nhân) của nỗi đau. Phần lớn mọi người có chung ý kiến rằng còn một khác biệt quan trọng là khác biệt giữa nền văn hóa tư bản của phương Tây.”

Nỗi đau có mặt tích cực không?

Cuối cùng, việc mất người thân thường được coi là điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với một cá nhân. Tương tự, đau thương được coi là một trải nghiệm tiêu cực về bản chất – rất đau đớn và khổ sở. Tuy thế, nghiên cứu trong ngành Tâm lý học Tích cực đã cho thấy nhiều kiểu chấn thương tâm lý (bao gồm cả mất mát đột ngột và bi thảm) có thể trở thành xúc tác cho thay đổi tích cực. Điều này được thảo luận dưới khái niệm quá trình phát triển hậu chấn (post-traumatic growth/PTG).

Lý thuyết nỗi đau của Freud: Tiếc thương như là xa cách

Như đã nói ở trên, Freud là một trong những người đầu tiên chính thức nói về bản chất của nỗi đau và chức năng của nó trong Đau buồn và U uất. Với từ “u uất”, Freud có ý chỉ khái niệm “sự trầm cảm lâm sàng” theo ngôn ngữ hiện đại, một hình thức tiếc thương (hoặc đau buồn) sai lệch, phức tạp và không lành mạnh. Đối với Freud, sự tiếc thương đại diện cho công sức bỏ ra để buông bỏ hoặc đạt được sự xa cách với (hoặc sự giải phóng khỏi) đối tượng đã mất; điều này phản ánh cả ước vọng được nắm lấy đối tượng đã mất và sự nhận thức dần dần rằng đối tượng không còn ở đây nữa. Quy trình này rất phức tạp và có thể tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Bởi vì người chịu tang đã dành một phần rất lớn năng lượng tinh thần hoặc tâm lý (sinh lực) cho đối tượng, nên mất mát sẽ khó tránh khỏi liên quan đến đau đớn. Đây là quy trình nỗi đau; nó có chức năng tâm lý cụ thể là “chia tách ký ức và hy vọng của người ở lại với người đã khuất.

PSTT: Nỗi đau như là sự thích nghi với thay đổi

Nỗi đau về bản chất là một cảm xúc kéo ta về một thứ hoặc một người đang vắng bóng. Nó nảy sinh từ nhận thức về sự chênh lệch giữa thế giới thực và thế giới “nên xảy ra”. Thế giới “nên xảy ra” là một cấu trúc nội tại, nghĩa là trải nghiệm của mỗi người với đau buồn đều mang tính cá nhân và độc nhất.

Phần sau của cuốn sách sẽ nói về nỗi đau và quan hệ của chúng ta với người đã mất, phần này đề cập đến nhiều mối quan hệ tuy nhiên mình sẽ trích dẫn những phần mình thấy ấn tượng nhất.

Sảy thai (bỏ thai ngoài ý muốn)

Mức độ nỗi đau của người mẹ bị ảnh hưởng bởi việc liệu đứa trẻ có được mong muốn không; điều này có thể đúng kể cả với những trường hợp sảy thai từ sớm. Nhưng sau khi chuyển động của đứa trẻ đã được cảm nhận, cái chết khả năng cao sẽ được coi là mất đi một “con người”. Mất mát không phải “chẳng có gì”, mà là sự khởi đầu của một đứa trẻ. Việc sử dụng những thuật ngữ chuyên môn để miêu tả đứa trẻ (“cái thai”, phôi thai”, “bào thai”) có thể được coi là nỗ lực chối bỏ sự tồn tại của một đứa trẻ mà người phụ nữ vốn đã thương yêu và do đó nhằm chối bỏ hiện thực của nỗi đau dành cho đứa trẻ ấy.

Hủy thai (bỏ thai trị liệu hoặc có hỗ trợ)

Ở Vương quốc Anh, Đạo luật Nạo phá thai 1990 cho phép phụ nữ có thể nạo phá thai hợp pháp ở thời điểm tối đa là 24 tuần mang thai, nếu như có hai bác sĩ độc lập cùng khẳng định rằng việc hủy thai là cần thiết để đảm bảo tính mạng cho người phụ nữ đó, cũng như phòng tránh bệnh tật (thể chất hoặc tâm lý), tổn thương cho những đứa con cô ấy đang có, hoặc dị tật ở thai nhi. Bất chấp tính hợp pháp của nó, phá thai vẫn là một vấn đề đạo đức được tranh cãi căng thẳng. Nhiều tác giả đã đề xuất rằng có lẽ phá thai dẫn tới ảnh hưởng xấu về sức khỏe tâm thần, do cảm giác tội lỗi, mất mát dang dở và lòng tự trọng thấp. Những quy luật hiện tượng của nỗi đau cũng tương tự như của sảy thai, nhưng sự kìm nén hoặc ức chế nỗi đau có khả năng cao gây ra điều đó hơn.

Chết non

Chết non xảy ra khi đứa trẻ ra đời sau 24 tuần trong bụng mẹ và không thở được. Việc người mẹ biết rằng khi đẻ xong con mình sẽ không sống được có thể tăng cường trải nghiệm đau đớn nhiều lần. Tính chất bất thường của kiểu chết như thế này khiến cha mẹ bị coi là “khác thường” họ bị mang tiếng xấu. Tuy nhiên, đối với một số cặp cha mẹ, có thể vẫn còn điểm tích cực trong mất mát của họ. Trong 40 năm vừa qua, hiểu biết về chết non và ảnh hưởng của nó tới cha mẹ đã thay đổi rõ rệt. Ví dụ, Tổ chức từ thiện về Trẻ chết non và chết sơ sinh (The Stillbirth and Neonatal Death Charty/SANDS) được thành lập năm 1978 bởi những cặp cha mẹ mất con và tức giận với việc thiếu sự công nhận dành cho mất mát của họ, đã đạt được những bước tiến quan trọng khi cộng tác với những người trong ngành y tế và các đơn vị xuất bản hướng dẫn. SANDS gợi ý việc trao cho các cặp cha mẹ có hội để nhìn, ôm ấp và dành thời gian bên con của họ, và nhiều bệnh viện ngày nay đã có người hộ sinh hỗ trợ mất mát và những nhân viên được đào tạo đặc biệt khác.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Tâm lý học nói gì về nỗi đau

Tâm lý học nói gì về nỗi đau là một cuốn sách khá hay nhưng theo mình thì nó lại rất giới hạn người đọc. Đối những bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu rộng về tâm lý học cụ thể là nỗi đau thì cuốn sách này là một sự lựa chọn. Tuy nhiên đối với những bạn mới tìm hiểu về tâm lý học, thích sách self-help, phát triển bản thân thì mình nghĩ cuốn sách này không phù hợp với bạn. Vì cuốn sách tập trung phân tích rất sâu vào chủ đề chính là nỗi đau và đòi hỏi phải có chuyên môn về tâm lý học mới có thể cảm nhận được nội dung hay đơn giản hơn là hiểu sách viết gì.

Đó là về nội dung, còn hình thức thì cuốn sách có bìa rất đẹp, tựa thu hút độc giả nhưng nội dung bên trong trình bày không đẹp mắt, sơ sài.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tâm lý học nói gì về nỗi đau

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về nỗi đau? – Richard Gross

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Từ điển tâm lý – Tính cách và cảm xúc đến từ đâu – Shozo Shibuya
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Hiểu về trái tim – Minh Niệm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây