Tóm tắt & Review sách Tại sao em ít nói thế? – Huy Đức

0
385
Tại sao em ít nói thế

Tóm tắt & Review sách Tại sao em ít nói thế? – Huy Đức

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả của cuốn sách “Tại sao em ít nói thế?” là Huy Đức, thông tin của tác giả không được tiết lộ nhiều.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Tại sao em ít nói thế?” được xuất bản vào 1/2018, thuộc thể loại Tâm Lý – Cuộc sống. Nội dung chính của cuốn sách chủ yếu nói về người hướng nội. Cuốn sách này sẽ cho bạn biết nhiều hơn về người hướng nội, giúp người hướng nội hiểu hơn về chính mình và tìm được những lời khuyên hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như phát triển bản thân.

3. Mục lục

  • Tại sao chúng ta bây giờ lại mất niềm tin vào tình yêu đến thế
  • Sức mạnh của lời nói
  • Hướng lại & Tối giản
  • Không phải tôi ít nói mà vì bạn không thích hợp để tôi nói
  • Hóa giải lời nguyền hướng nội
  • Làm ơn đừng quy chụp tôi với bất cứ hình mẫu nào cụ thể
  • Không phải chán nản hay mệt mỏi mà cô đơn mới là dấu hiệu của trầm cảm
  • Review sách Tại sao em ít nói thế

4. Tóm tắt nội dung sách Tại sao em ít nói thế?

Cuốn sách gồm rất nhiều chủ đề hay và thú vị nhưng mình xin phép chỉ tóm tắt những chủ đề mình cho là đáng trải nghiệm nhất nhé!

Tại sao chúng ta bây giờ lại mất niềm tin vào tình yêu đến thế

Trong xã hội ngày nay, con người chịu không ít tác động của ngôn từ, họ thường quen mất kỹ năng nói cảm ơn – xin lỗi, hay ngôn ngữ từ chối cũng vậy. Đầu tiên là về kỹ năng cảm ơn -xin lỗi, chắc hẳn mọi người đều nhận ra rằng tiếng “cảm ơn” và “xin lỗi” đã thưa thớt dần. Phải chăng khi nói cảm ơn một người  bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn, khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Còn khi từ chối bạn nghĩ rằng không cần suy nghĩ nhiều, nói đại vào câu là đươc? Nếu bạn có suy nghĩ như vậy thì thật đáng buồn nhưng bây giờ sửa đổi thì cũng chưa muộn, hãy cùng xem lời khuyên của tác giả về vấn đề này nhé vì biết đâu nó có thể giúp bạn nhận ra đôi điều tốt. Theo tác giả: “Việc sử dụng kỹ năng cảm ơn – xin lỗi cho thấy phép lịch trong giao tiếp của giới trẻ … Kể cả việc từ chối cũng vậy bạn nên học cách từ chối sao cho khéo léo và không làm tổn hại đến đối phương”. Vì đây là một cuốn sách đặc biệt dành cho người hướng nội nên tác giả cũng đã đưa ra đôi lời khuyên: “Bạn là người không thích nói chuyện phiếm, chuyện tin đồn nhảm là những thứ bạn không hề thích chút nào nhưng dù ghét thì bạn cũng cần học cách thích nghi để làm sao vừa phát triển ưu thế của tính hướng nội vừa đồng thời giữ được năng lượng của mình luôn được bảo toàn trong một ngày cho đến lúc bạn vừa đặt chân về nhà và lại coi đó là thế giới an toàn riêng của mình.”

Không phải chán nản hay mệt mỏi mà cô đơn mới là dấu hiệu của trầm cảm

Mọi người thường nghĩ rằng mệt mỏi, suy nhược hay chán nản chính là những biểu hiện điển hình của chứng trầm cảm tuy nhiên theo tác giả thì cô đơn mới là biểu hiện của trầm cảm. Theo tác giả thì những người mắc chứng trầm cảm thực sự cần một ai đó để trò chuyện, nhiều đến nỗi điều đó giày vò những người xung quanh vì thế họ cảm thấy tội lỗi khi mong muốn có một ai đó ở bên, khi càng lún sâu vào trầm cảm thì họ càng tách biệt bản thân với mọi người xung quanh và động lực giao tiếp với người khác. Và ông cũng cho rằng cách tốt nhất để giúp một người đang bị trầm cảm chỉ đơn giản là dành thời gian cho họ, cùng họ làm những gì mà họ muốn và chính bản người đang mắc chứng trầm cảm hãy cố gắng giao tiếp với mọi người để bởi đó là yếu tố quan trong giúp bạn vượt qua chính bản thân mình.

Khi yêu một người hướng nội, hãy yêu họ thật bình dị

Trong chủ đề này tác giả chủ yếu nói về những việc làm hay cảm xúc suy nghĩ của người hướng nội khi yêu. Theo tác giả, người hướng nội không thích các mối quan hệ có tính chất khoa trương, ồn ào không thích thể hiện cuộc sống của mình trên mạng xã hội nên theo mình nghĩ nếu bạn cảm thấy những điều đó không phù hợp với quy chuẩn tình yêu của bạn thì không nên tự ép buộc chính mình còn nếu bạn thử cho mình và đối phương cơ hội thì có thể tham khảo những góp ý của tác giả Huy Đức về vấn đề này: “Khi yêu một người hướng nội, hãy yêu họ thật bình dị. Hãy quan tâm chăm sóc họ một cách sâu sắc trong một không gian chỉ có hai người … Và một điều bạn cũng nên biết rằng người hướng nội có vòng tròn các mối quan hệ xã hội nhỏ và họ cũng mất rất nhiều thời gian để mở rộng vòng tròn nhỏ hẹp ấy.”

Cưa đổ một người hướng nội khó hay dễ

Những người hướng nội họ khá cẩn trọng với mọi người xung quanh đặc biệt là những người xa lạ nên việc cưa đổ một người hướng nội quả thật khó khăn hơn so với việc cưa đổ một người hướng ngoại. Bạn có thể bị loại ngay từ vòng đầu tiên nếu bạn áp dụng cách cưa đổ người hướng ngoại với người hướng nội. Vậy muốn cưa đổ người hướng nội cần làm gì? Theo tác giả các bước để bước vào trái tim nàng là: Biết lãng mạn và sâu sắc, “tấn công” vào sở thích, trân trọng cảm xúc của nàng và chú ý đến những điều nhỏ nhặt.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Tại sao em ít nói thế?

“Tại sao em ít nói thế?” là cuốn sách đáng trải niệm. Nếu bạn là người hướng nội có thể đến với cuốn sách để hiểu hơn về bản thân mình, còn nếu bạn là người hướng ngoại mà muốn tìm hiểu về thế giới của người hướng nội thì cũng có thể trải nghiệm cuốn sách. Tuy nhiên mình nghĩ rằng ai không thích quan tâm đến Introvert thì nên xem xét. Ngoài những lời khen dành cho cuốn sách thì mình không thích một vài điểm ở nó như: cách viết còn dài dòng, lan man, các giải pháp được thể hiện thành các bước khiến cho lời khuyên đưa ra hơi bị cứng nhắc và đặc biệt cuốn sách có đôi khi nhấn mạnh người hướng nội là điểm yếu. Nhưng dù sao đi nữa mình nghĩ rằng đây cũng là một cuốn sách đáng trải nghiệm.
Gấp lại cuốn sách – Mong bạn nhận ra rằng: “Thế giới của người hướng nội nếu như ta nhìn từ ngoài vào tưởng chừng như thật bí hiểm nhưng nếu bạn biết cách khám phá, giúp họ mở lòng thì đó thực sự là như một Wonderland muôn sắc màu.”

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tại sao em ít nói thế

Tóm tắt & Review sách Tại sao em ít nói thế? – Huy Đức
Click to rate this post!
[Total: 8 Average: 4.8]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông – Richard Nicholls
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Tự do vượt trên sự hiểu biết – J.Krishnamurti

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây