Tóm tắt & Review sách Quán ăn nơi góc hẻm – Nariko Narita

0
128
Quán ăn nơi góc hẻm

Tóm tắt & Review sách Quán ăn nơi góc hẻm – Nariko Narita

1. Giới thiệu tác giả

Nariko Narita là một nhà văn người Nhật Bản. Cô có một số tác phẩm tiêu biểu như “Quán ăn nơi góc hẻm”, “Những ngày yên bình bên cửa sổ”, “Ngôi nhà dưới tán cây hạnh phúc”. Các tác phẩm của cô thường xoay quanh chủ đề về những điều giản dị, ấm áp trong cuộc sống hàng ngày. Với phong cách viết nhẹ nhàng, tinh tế và giàu cảm xúc, Nariko Narita đã trở thành một trong những giọng văn nổi bật của nền văn học Nhật Bản đương đại. Các tác phẩm của cô thu hút được sự quan tâm rộng rãi, đặc biệt từ độc giả yêu thích các câu chuyện ấm áp về cuộc sống.

2. Giới thiệu tác phẩm

Tiểu thuyết đầu tay “Quán ăn nơi góc hẻm” của Nariko Narita được xuất bản năm 2018 và nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học tại Nhật Bản. Tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá.

“Quán ăn nơi góc hẻm” là câu chuyện về một quán ăn nhỏ bình dị, nằm trong một góc hẻm yên tĩnh. Mỗi khách hàng đến quán đều mang theo câu chuyện riêng của họ. Qua từng câu chuyện của khách, câu chuyện của chính quán ăn dần được hé lộ – một bức tranh về cuộc sống thường nhật, những mối quan hệ và sự gắn kết giữa con người. Với phong cách viết nhẹ nhàng, chân thực, tác phẩm thể hiện triết lý sống đơn giản, trân trọng những giá trị bình dị của cuộc sống. Cuốn sách đã được nhiều độc giả trên thế giới yêu thích.

3. Tóm tắt sách Quán ăn nơi góc hẻm

Cuốn sách mở đầu bằng việc giới thiệu về một quán ăn nhỏ bé được mở trong một góc hẻm yên tĩnh của thành phố Tokyo với cái tên rất đặc biệt là Quán Cơm Góc Nhỏ. Quán ăn được mô tả là một nơi giản dị, ấm áp, nơi những người xa lạ có thể gắn kết với nhau gần hơn. Nó như một người bạn dịu dàng lắng nghe câu chuyện của mỗi khách hàng và sẵn sàng chia sẻ với những tâm hồn đồng điệu. Đây là nơi mà mọi người sum họp, thưởng thức món ăn của người nấu theo lượt phân công. Và trong quán cơm này sẽ có 10 quy tắc, buộc những vị khách đến đây đều phải tuân thủ:

Điều 1: Quy chế hội viên sẽ thay đổi theo từng tháng.

Điều 2: Một lần vào đầu tháng, ngoài phí hội viên sẽ thu thêm tiền nguyên liệu tùy theo ngày tham gia. Có thể chỉ đóng phí nguyên liệu lần đầu để tham gia thử

Điều 3: Chỉ sử dụng quầy bar đến năm rưỡi, sử dụng khi có trên ba người, không vượt quá sáu người.

Điều 4: Người nào rút trúng thăm sẽ đảm nhận việc nấu ăn ngày hôm đó.

Điều 5: Người nấu sẽ chọn một thực đơn yêu thích trong cuốn công thức. Cố gắng nấu theo công thức. Bữa ăn nhất định phải có rau.

Điều 6: Không được để một người nấu liên tục.

Điều 7: Trước và sau bữa ăn không quên nói “Itadakimasu” và “Gochisosoma”.

Điều 8: Dù món ăn không ngon cũng không được phàn nàn.

Điều 9: Dùng bữa xong, bát đĩa của ai người đó tự rửa.

Điều 10: Ghế bên trong quán là ghế dự phòng vĩnh viễn. Trường hợp không đủ ghế mới được dịch chuyển.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu đến độc giả một số nhân vật khách hàng của quán ăn. Mỗi người đều mang một câu chuyện riêng, đan xen vào nhau tạo nên một bức tranh đa dạng về cuộc sống như Kanae – một nữ sinh cấp 3 cảm thấy mình không được ai chú ý, luôn ẩn chứa nỗi sợ bị tẩy chay, bạo lực học đường, Nao- cô nhân viên văn phòng ngoài 30, còn gì áp lực hơn việc lập gia đình, cố gắng để có một tấm chồng như bao bạn bè cùng trang lứa, Junya – một du học sinh người Thái Lan luôn nhớ nhà, cảm giác trống rỗng, lạc lõng trước sự lạnh nhạt của người dân bản địa, và bác Maruyama – một người đàn ông trung niên sắp về hưu ẩn chứa nhiều tâm sự, nỗi niềm không biết làm cách nào để bày tỏ với vợ,… Mỗi người từng tới căn bếp này sẽ thay nhau kể cho độc giả nghe câu chuyện của mình, cơ duyên họ tới với căn bếp và tác động của căn bếp tới suy nghĩ, cuộc sống của họ. Tuy mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều có chung nỗi cô đơn, trống rỗng trong tâm hồn. Một bữa ăn không thể giúp giải quyết những vấn đề trong cuộc sống nhưng lại có thể xoa dịu sự cô đơn, để họ tạm quên đi những lo toan phiền muộn mà tận hưởng chút ấm áp của không khí gia đình. Quán cơm trở thành nơi họ tìm thấy sự chia sẻ, lắng nghe và an ủi từ những người xa lạ. Những câu chuyện về họ không chỉ là những mảng đời riêng lẻ, mà còn gắn kết với quán ăn như một hồn cốt, xuyên suốt cả tác phẩm.

Cuốn sách kết thúc với một cái kết đầy ý nghĩa, khi mỗi nhân vật đều tìm thấy được một phần của chính mình và sự gắn kết với những người xung quanh tại quán ăn góc nhỏ này. Kanae đã tìm được một nơi mà cô cảm thấy được trân trọng và có ý nghĩa với sự hiện diện của mình. Cô đã tìm được một “gia đình” tại quán ăn góc nhỏ, nơi cô có thể cùng chia sẻ và trò chuyện với mọi người. Mối quan hệ của Nao và người yêu vẫn chưa thể gọi tên, nhưng họ đã tìm được sự gắn kết và hiểu nhau hơn thông qua việc cùng nhau đến quán ăn góc nhỏ. Với tính cách thân thiện và hòa đồng, Junya đã trở thành một thành viên quan trọng của “gia đình” quán ăn góc nhỏ, du học sinh người Thái ấy đã không còn cảm giác trống rỗng, lạc lõng như trước. Bác Maruyama cũng đã có thể tháo gỡ nút thắt trong lòng mình.

4. Đánh giá sách Quán ăn nơi góc hẻm

Với văn phong nhẹ nhàng, ngôn từ giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, Nariko Narita khiến người đọc cảm thấy như đang ngồi trong quán, thưởng thức món ăn và lắng nghe câu chuyện của những người xa lạ. Qua đó, tác giả đã truyền tải thông điệp về tình người, sự sẻ chia và sức mạnh của những điều giản dị.

Ta hiểu được rằng cuộc sống đôi khi có thể đơn giản, bình dị, nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về tình cảm, sự chia sẻ và cảm thông. Những điều nhỏ bé như một bữa ăn có thể trở thành những khoảnh khắc ấm áp và đáng nhớ. Bữa ăn không chỉ là thỏa mãn nhu cầu về thể chất, mà còn là cơ hội để con người kết nối, chia sẻ và an ủi lẫn nhau. Nó giúp mọi người trở về với chính mình, thoát khỏi những mệt mỏi và mặt nạ của cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, cuốn sách cũng khai thác sâu về văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật. Qua những món ăn được giới thiệu tại quán, người đọc có thể hiểu thêm về cách sống, suy nghĩ của người dân xứ sở hoa anh đào. Đây chính là một trong những điểm nổi bật của tác phẩm, khi tác giả không chỉ muốn kể về những câu chuyện cá nhân mà còn muốn chia sẻ với độc giả về những giá trị văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.

“Quán ăn nơi góc hẻm” của Nariko Narita là một tác phẩm đáng đọc cho những ai yêu thích sự nhẹ nhàng và muốn tìm kiếm chút bình yên giữa cuộc sống bận rộn, hay đơn giản chỉ là muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực của “xứ sở hoa Anh Đào”.

Tóm tắt & Review sách Quán ăn nơi góc hẻm – Nariko Narita

Cungdocsach.vn

 

 

 

 

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & review sách Tâm lý học về tiền – Morgan Housel
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Hiểu tâm lý rành tâm ý – Huy Đức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây