Tóm tắt & Review sách Ơn giời, De Beauvoir trả lời – Tabi Jackson Gee

0
188
Ơn giời De Beauvoir trả lời

Tóm tắt & Review sách Ơn giời, De Beauvoir trả lời – Tabi Jackson Gee

1. Giới thiệu tác giả

Tabi Jackson Gee là một phóng viên sống tại London, từng viết cho nhiều báo quốc gia và kênh thông tin của phụ nữ. Chuyên môn của cô là về thời trang, công nghệ, du lịch – và gần đây hơn là làm vườn. Freya Rose cũng là một triết gia, nhà văn và nhà nữ quyền từng góp bút cho nhiều cuốn sách về khoa học xã hội.

2. Giới thiệu tác phẩm

Bản gốc tiếng Anh của “Ơn giời, de Beauvoir trả lời” là “What Would de Beauvoir Do?” được xuất bản lần đầu vào năm 2018. Cuốn sách này được viết dưới hình thức đặt ra một câu hỏi của một người cụ thể, chẳng hạn như: “Người đàn ông mà tôi đang hẹn hò kiên quyết đòi trả tiền cho mọi thứ. Tôi có nên để anh ấy làm vậy không?” hay “Sếp của tôi kiên quyết đòi tôi phải đi giày cao gót khi đi làm. Việc này có hợp pháp không?” Những câu hỏi mang tính cụ thể cá nhân đó được dùng làm cơ sở để thảo luận về các vấn để đang ảnh hưởng đến phụ nữ thuộc mọi hoàn cảnh trong xã hội và đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, và quan trọng là, xem xét cách mà các nhà nữ quyền trong quá khứ và hiện tại trả lời chúng ra sao.

3. Mục lục

  • Thế nào là một nhà nữ quyền?
  • Tôi vốn đã có các quyền tương tự như đàn ông rồi phải không?
  • Tại sao tôi phải mất công đi bầu cử? Việc ấy sẽ chẳng tác động gì đến đời sống cá nhân của tôi.
  • Tại sao những người đàn ông xa lạ lại gọi tôi là “cưng” và “em yêu”?
  • Có gì sai khi nói rằng phụ nữ nhân hậu hơn đàn ông?
  • Có phải chủ nghĩa nữ quyền chỉ là chuyện của phụ nữ da trắng?
  • Tại sao chủ nghĩa nữ quyền chưa từng giúp chúng ta đạt được sự bình đẳng?

4. Tóm tắt nội dung sách Ơn giời, De Beauvoir trả lời

☆ Thế nào là một nhà nữ quyền?

Vậy thế nào là một nhà nữ quyền? Nhà hoạt động người Mỹ Gloria Steinem (sinh năm 1934) đã đề xuất một định nghĩa bao quát, nói rằng đó là “bất kỳ ai nhận ra sự bình đẳng và đầy đủ nhân tính của phụ nữ và đàn ông”. Đàn ông cũng nằm trong số đó, vì họ cũng bị gò ép bởi hệ thống vô hình phổ quát mà chúng ta đều đang sống trong đó, thứ được gọi là “chế độ phụ quyền”. Đây là lý do tại sao nhà văn người Nigeria Chimamanda Ngozi Adichie (sinh năm 1977) đã nói một cách đơn giản rằng: “Định nghĩa của tôi về một nhà nữ quyền là một người đàn ông hoặc phụ nữ nói rằng: “Đúng, ngày nay đang có một vấn đề về giới tính và chúng ta phải khắc phục nó, chúng ta phải làm tốt hơn. Tất cả chúng ta, phụ nữ và đàn ông, phải làm tốt hơn.”

☆ Tôi vốn đã có các quyền tương tự như đàn ông rồi phải không?

Trả lời câu hỏi của bạn: sự việc đang không mấy sáng sủa. Số lượng quyền mà bạn có, và việc thực thi chúng (hay không) bởi các tổ chức, từ các tập đoàn toàn cầu đến lực lượng cảnh sát, phụ thuộc vào nơi bạn sống, lượng tài sản của bạn, màu da của bạn, sức khỏe của cơ thể bạn và niềm tin tôn giáo ngự trị trong môi trường sống của bạn.

Nhưng phụ nữ không ngừng nỗ lực để cải thiện các quyền đó, không chỉ cho bản thân họ, mà bởi vì “mở rộng của quyền phụ nữ là nguyên tắc cơ bản của mọi tiến bộ xã hội”, như chính trị gia người Pháp Charles Fourier đã nói vào năm 1808. Hiện nay vẫn tồn tại nhiều nguy cơ, và vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

☆ Tại sao tôi phải mất công đi bầu cử? Việc ấy sẽ chẳng tác động gì đến đời sống cá nhân của tôi.

Theo tổ chức toàn cầu của các nghị viện quốc gia, Liên minh Nghị viện Thế giới IPU, sự đại diện của phụ nữ đã bị đình trệ trên toàn cầu kể từ năm 2015. Phụ nữ ít tham gia vào chính trị hơn, và không tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ trong các quốc hội. “Bạn phải tiếp tục hành động bất chấp điều kiện có thế nào đi nữa” trích lời nhà hoạt động của nhóm Pussy Riot, Mariya Alyokhina (sinh năm 1988), người bị bỏ tù vì hoạt động xã hội của cô. “Tôi đấu tranh chống lại sự thờ ơ và vô cảm… cho tự do và quyền lựa chọn”. Cô mời các bạn tham gia cùng cô.

☆ Tại sao những người đàn ông xa lạ lại gọi tôi là “cưng” và “em yêu”?

Như Frye đã nói, lựa chọn mà bạn phải đưa ra là mỉm cười và bỏ qua, theo một cách vô hình, hoặc bày tỏ lập trường và có nguy cơ bị chế nhạo và đe dọa. Một số phụ nữ đã quyết định rằng điều này đáng để tranh đấu, chẳng hạn như Thủ tướng Úc Julia Gillard (sinh năm 1961), người mà vào năm 2012 đã tố cáo nhà lãnh đạo của phe đối lập, Tony Abbott, về tất cả những quyết định sai lầm mà ông ta từng đưa ra mà vẫn thoát tội, chẳng hạn như những lời độc địa của ông ta về những việc mà phụ nữ Úc cần hiểu trong lúc ủi đồ hoặc đánh giá phá thai là lối thoát dễ dàng.

Trong một bài diễn văn oanh liệt, Gillard đã lần lượt liệt kê và chỉ đích xác từng luận điểm ngụy biện cũng như từng hành vi phân biệt giới tính. Vì vậy, lần tới mà bạn bị ai đó gọi là “em yêu”, có lẽ bạn nên nghĩ đến Gillard, và đáp lại theo cách mà bà ấy đã làm.

☆ Có gì sai khi nói rằng phụ nữ nhân hậu hơn đàn ông?

Nếu cảm thấy dè chừng trước một lời khen ngợi, bạn có thể đang trải nghiệm kiểu phân biệt giới tính nhân từ. Nghe thì có vẻ lịch sự nhưng nó đặt bạn vào vị trí thấp kém hơn trong tương quan quyền lực. Tương tự, mô tả phụ nữ là người “nhân hậu hơn” đàn ông là cách nói ngắn gọn rằng phụ nữ sử dụng cảm xúc nhiều hơn. Vì lý trí được đánh giá cao hơn trí tuệ cảm xúc trong hầu hết các xã hội đương thời, nên điều này lại đẩy đàn ông lên một vị thế thượng đẳng hơn.

☆ Có phải chủ nghĩa nữ quyền chỉ là chuyện của phụ nữ da trắng?

Năm 1977, một tổ chức đồng tính nữ theo chủ nghĩa nữ quyền da đen ở Mỹ mang tên Combahee River Collective đã đưa ra một “tuyên ngôn” nổi tiếng. Trong đó, họ nói rằng nhiệm vụ của nữ quyền là “sự phát triển của phân tích và thực hành tích hợp dựa trên thực tế là các hệ thống áp bức chủ đạo đều đan xen lẫn nhau”. Nếu các nhà nữ quyền muốn cải thiện cuộc sống của mọi phụ nữ thì họ cần liên tục “xoay quanh trung tâm” để lắng nghe mọi đối tượng phụ nữ, cũng như xác định và phản đối mọi thế lực chống lại họ.

☆ Tại sao chủ nghĩa nữ quyền chưa từng giúp chúng ta đạt được sự bình đẳng?

Mỗi làn sóng mới của chủ nghĩa nữ quyền đều gặp phải lời tuyên bố rằng chính chủ nghĩa nữ quyền phải chịu trách nhiệm cho tai ương của phụ nữ. Năm 2012, nhà hoạt động người Mỹ, Tiến sĩ Barbara Santee (sinh năm 1937), viết trong lá thư gửi đến một nhà hoạt động trẻ: Đừng buông biểu ngữ (“Letter to a Young Activist: Do Not Drop the Banner”) rằng cách đối phó thực ra khá đơn giản. Khi những nhà vận động phụ nữ đứng trước Nhà Trắng vào năm 1917 để yêu cầu quyền bỏ phiếu, họ đã bị cảnh sát bắt giữ.

Trước khi bị đưa đi, mỗi người trao biểu ngữ của cô ấy cho những phụ nữ đòi quyền bầu cử khác. Người đi, biểu ngữ vẫn ở lại. Cũng giống như khi phụ nữ phải mất tới 70 năm mới giành được quyền bầu cử, Santee nói, chúng ta bây giờ phải đặt ra cam kết y hệt như vậy với quyền bình đẳng – chúng ta phải tiếp tục nhận lấy biểu ngữ của những người đi trước.

☆ Có gì sai với những cuộc tình một đêm?

Mấu chốt của lập luận cho các nhà nữ quyền cấp tiến là: chừng nào phụ nữ còn sinh sản thì họ sẽ không có được sự tự do tình dục – tức là sự tự do và khoái lạc mà các nhà nữ quyền từng hy vọng có thể có được nhờ biện pháp tránh thai và cách mạng tình dục. Khả năng sinh con của bạn chính là thứ đang làm vướng chân bạn (xin lỗi). Vì vậy, có vẻ là chúng ta vẫn đang chờ đợi cuộc cách mạng nổ ra.

☆ Tôi có buộc phải đi nhậu nhẹt với các đồng nghiệp nam để thăng tiến trong sự nghiệp không?

Cho dù chọn con đường nào thì bạn cũng có thể sẽ rơi vào một tình thế khó xử. Nếu một người đàn ông không thể giữ mình trước phụ nữ nhưng muốn nói chuyện với bạn, hãy sẵn sàng tránh xa anh ta hoặc bị mất việc. Nếu bạn hứng thú khi “nhập bọn với anh em”, hãy chuẩn bị đón nhận một số lời khinh thường trong vài ngày tới nhằm đưa bạn về đúng vị trí của mình.

Đừng trở nên quá hấp dẫn (“không thể cưỡng lại được”), thông minh (“thâu tóm quyền lực”). chu đáo (“mẹ iu“) hay hoài nghi (“con mụ lạnh lùng”). Có lẽ hãy học theo phương pháp từ nữ nghị sĩ Mỹ Maxine Waters (sinh năm 1938), người đưa ra lý luận trong Hạ viện và bị Bill O’Reilly của Fox News xem thường vì ông ta không thể nghe được lời nào do bị phân tâm bởi mái tóc của bà ấy. Lời khuyên của Waters là gì? “Tôi muốn nói với phụ nữ ở khắp mọi nơi, đừng cho phép những chuyên gia cánh hữu này, những con người đê hèn này, làm bạn sợ hãi hay chùn bước. Hãy là chính mình. Làm thứ bạn muốn. Và chúng ta hãy tiếp tục bàn luận về những vấn đề thực sự của đất nước này”.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Ơn giời, De Beauvoir trả lời

Có gì sai với những cuộc tình một đêm?

Tôi có quá tử tế để được làm sếp không?

Tôi có buộc phải đi nhậu nhẹt với các đồng nghiệp nam để thăng tiến trong sự nghiệp không?

Tại sao lúc nào tôi cũng cảm thấy béo?

Tại sao tôi cứ mua thêm quần áo mới thế?

Nếu đàn ông có thể sinh con, mọi chuyện sẽ khác chứ?

Rất nhiều câu hỏi thú vị và thực tế, ảnh hưởng sâu sắc đến phụ nữ thuộc mọi hoàn cảnh xã hội và ở bất cứ đâu trên thế giới sẽ được xem xét và trả lời bởi các nhà nữ quyền nổi tiếng từ quá khứ đến hiện tại (Simone de Beauvoir, Betty Friedan, bell hooks, Kate Millett).

Mỗi nhà tư tưởng này đều có tác động quan trọng đến thế giới mà chúng ta đang sống. Họ đều đối mặt và đấu tranh với những vấn đề nhức nhối nhất thời cuộc của họ, mà vẫn còn nổi cộm cho tới ngày nay. Họ sẽ giúp bạn nhìn thế giới khác đi một chút, gỡ bỏ rào cản của định kiến bất bình đẳng giới và vượt qua giới hạn của chính mình.

Mình đã dành hai tuần để đọc cuốn sách này, lúc đầu thì hừng hực khí thế nhưng càng về sau càng nản do nội dung dài, khó hiểu đọc đi đọc lại mới chốt lại được vài ý. Một điểm cộng nhỏ là mặc dù bìa sách không quá bắt mắt nhưng nội dung bên trong thì được trình bày khá ổn.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Ơn giời De Beauvoir trả lời

Tóm tắt & Review sách Ơn giời, De Beauvoir trả lời – Tabi Jackson Gee

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 15 Average: 4.6]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Ơn giời, Keynes trả lời – Tejvan Pettinger
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu – Alex Fradera

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây