Tóm tắt & Review sách Người thông minh không làm việc một mình – Rodd Wagner & Gale Muller

0
249
Người thông minh không làm việc một mình

Tóm tắt & Review sách Người thông minh không làm việc một mình – Rodd Wagner & Gale Muller

1. Giới thiệu tác giả

Rodd Wagner là tác giả của loạt sách bán chạy trên The New York Times, đồng thời là người đứng đầu của Gallup. Ông tư vấn cho các nhà điều hành cấp cao về những phương thức tối ưu để thắt chặt quan hệ đối tác, tăng cường sự gắn bó của nhân viên và cải thiện lợi nhuận.

Gale Muller là Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Gallup World Poll. Trong hơn 35 năm làm việc tại Gallup, Muller vận hành một mạng lưới hơn 300 cố vấn và các nhà nghiên cứu ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

2. Giới thiệu tác phẩm

Người thông minh không làm việc một mình được xuất bản tại Việt Nam năm 2018 bởi NXB Tổng hợp TP.HCM và được phát hành bởi công ty First News – Trí Việt. Tác phẩm sẽ bật mí cách để các cộng sự cộng tác thành công dựa trên nghiên cứu đột phá của viện Gallup và hai tác giả Rodd Wagner & Gate Muller.

3. Mục lục

  • Chương 1: Sức mạnh cộng hưởng
  • Chương 2: Sứ mệnh chung
  • Chương 3: Công bằng
  • Chương 4: Tín nhiệm
  • Chương 5: Chấp nhận
  • Chương 6: Tha thứ
  • Chương 7: Trao đổi thông tin
  • Chương 8: Sẵn sàng cho đi

4. Tóm tắt nội dung sách Người thông minh không làm việc một mình

Sức mạnh của sự cộng hưởng

Khi kết hợp lại với nhau, điểm mạnh của bạn sẽ bù đắp cho điểm yếu của người cộng sự và ngược lại. Hai người với một mục tiêu chung, khi làm việc cùng nhau sẽ đạt được kết quả mà mỗi người không thể tự làm một mình. Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm ra ưu và nhược điểm của bản thân, đồng thời hiểu rằng khả năng của người khác có thể bổ sung cho mình.

Mức độ hòa hợp của bạn và người cộng sự sẽ được quyết định dựa vào ba câu sau:

  1. Chúng tôi bổ sung những điểm mạnh cho nhau.
  2. Chúng tôi cần nhau để hoàn thành công việc.
  3. Có những việc anh ấy/chị ấy làm tốt hơn tôi và ngược lại.

Sứ mệnh chung

Sứ mệnh chung chính là nền tảng trong mọi mối quan hệ hợp tác. Khi bạn và người cộng sự cùng phấn đầu vì một mục tiêu thì giữa hai người sẽ nảy sinh mối quan hệ hợp tác, các bạn sẽ cùng nhau chia sẻ công việc, cùng suy nghĩ, cùng thực hiện nhiệm vụ mà mỗi người không thể đơn độc hoàn thành. Mối quan hệ đó là độc nhất và kéo dài đến khi nhiệm vụ kết thúc.

Mức độ hợp tác được đánh giá dựa vào:

  1. Chúng tôi cùng chia sẻ mục tiêu chung.
  2. Chúng tôi có cùng mục đích đối với việc mình làm.
  3. Chúng tôi có cùng sứ mệnh trong cuộc sống.

Công bằng

Sự công bằng chính là nền tảng, động lực để cả hai cùng nhau làm việc một cách hiệu quả và tránh rơi vào cảm giác thua thiệt, từ đó mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp. Để có mối quan hệ hợp tác tuyệt vời, các cộng sự cần phải:

  1. Chia sẻ lượng công việc bằng nhau.
  2. Không theo dõi xem ai làm gì và ai nhận được thứ gì.
  3. Xem mỗi người đều như nhau – không ai giỏi hơn ai.

Tín nhiệm

Sự tín nhiệm là chất keo gắn kết các mối quan hệ hợp tác, nhờ nó mà cả 2 có thể chuyên tâm hoàn thành trách nhiệm riêng. Sự tín nhiệm trong mối quan hệ công việc được thể hiện qua:

  1. Chúng tôi tin tưởng lẫn nhau.
  2. Chúng tôi tin vào lời nói lẫn hành động của nhau.
  3. Chúng tôi đều kể với người khác rằng người cộng sự của mình tài giỏi ra sao.

Chấp nhận

Có một thực tế đó là bạn nhanh chóng kết thân với những người giống mình nhất. Nhưng chính điều đó sẽ giới hạn lĩnh vực hợp tác và khả năng tạo ra mối ràng buộc mật thiết với những người bổ khuyết cho bạn trong mối quan hệ. Một mối quan hệ hợp tác thành công là bạn phải biết cách vượt qua những khoảng cách, khác biệt của đối phương với mình. Những cộng sự cần phải:

  1. Tập trung vào những điểm mạnh của nhau, không phải điểm yếu.
  2. Chấp nhận con người vốn có của nhau và không cố thay đổi lẫn nhau.
  3. Thông cảm cho nhau khi một trong hai mắc lỗi.

Tha thứ

Có hai câu phát biểu trong cuộc nghiên cứu của Gallup giúp phân biệt mối quan hệ tốt và xấu trog việc giữ cho sự cộng tác khỏi chuyển biến tiêu cực là:

  1. Đã có những lúc hoặc tôi hoặc người cộng sự khiến cho người kia mất lòng tin.
  2. Khi ấy, chúng tôi có thể tha thứ cho nhau.

Trao đổi thông tin

Trao đổi thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ hợp tác bền chặt. Theo nghiên cứu của Gallup, ba câu phát biểu về giao tiếp sau thể hiện tầm quan trong của việc thông báo hành động cho nhai trong mối quan hệ hợp tác của hai người cộng sự:

  1. Chúng tôi ít khi hiểu lầm nhau.
  2. Chúng tôi là những người biết lắng nghe cộng sự.
  3. Chúng tôi đánh giá cao điều người kia làm.

Sẵn sàng cho đi

Nếu một người muốn cộng sự nhận được phần ngang bằng với anh ta thì giải pháp tối ưu luôn là sự hợp tác. Ba câu phát biểu thể hiện sức mạnh của mối quan hệ hợp tác:

  1. Chúng tôi rất hài lòng khi thấy người kia cũng thành công như mình.
  2. Cộng sự của tôi sẽ mạo hiểm vì tôi, và tôi cũng sẽ làm như vậy vì cô ấy/anh ấy.
  3. Cộng sự của tôi giống như người anh em/chị em của tôi.

4. Đánh giá sách Người thông minh không làm việc một mình

Bìa sách được thiết kế đơn giản, nhưng nổi bật nên số “2” sẽ khiến bạn bị thu hút, gây tò mò dù chỉ nhìn lướt qua. Qua đó, nó cũng phần nào nói lên được tinh thần của cuốn sách – muốn thành công thì phải cộng tác nhau. Trở thành người cộng sự tuyệt vời là một việc khó khăn. Thế nên Người thông minh không làm việc một mình đã được soạn ra để giúp chúng ta có thể kết hợp ăn ý với nhau.

Cuốn sách giúp bạn biết bỏ cái tôi lại đằng sau, vứt ý nghĩ rằng bạn là một người uyên bác, và thôi mong chờ cộng sự của bạn sẽ là một người tài giỏi.

Khi bạn có thể đặt bản tính cạnh tranh sang một bên, tập trung vào những đóng góp của bản thân hơn cái bạn nhận được và có thể kiềm chế cơn giận dữ đồng thời dễ dàng tha thứ, từ đó điều kỳ diệu sẽ xuất hiện. Bạn sẽ thấy được sức mạnh của cặp đôi ăn ý: tìm thấy nhiều niềm vui cũng như gặt hái được nhiều thành công, bạn sẽ không phải đứng một mình.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Người thông minh không làm việc một mình

Tóm tắt & Review sách Người thông minh không làm việc một mình – Rodd Wagner & Gale Muller

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review sách Tâm lý học đám đông – Gustave Le Bon
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị – Nhiếp Hướng Vinh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây