Tóm tắt & Review sách Đuổi triết học, bắt triết lý – Daniel Klein

0
190
Đuổi triết học bắt triết lý

Tóm tắt & Review sách Đuổi triết học, bắt triết lý – Daniel Klein: sự chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời

1. Giới thiệu tác giả

Daniel Klein sinh năm 1939 tại Wilming- ton, Dalaware, Hoa Kỳ, ông tốt nghiệp cử nhân triết học tại Đại học Harvard. Sau một thời gian ngắn viết kịc bản hài kịch trên truyền hình, ông bắt đầu viết thể loại sách li kì bí ẩn và triết học hài hước, trong đó có cuốn Best seller của tờ New York Times, Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar, viết cũng người bạn thân Thomas Cathcart.

2. Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm Đuổi triết học, bắt triết lý là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả, tác phẩm đã rút ra quy luật của những vấn đề trong cuộc sống và gợi mở cho người đọc những hướng dẫn thú vị, gần gũi. Mỗi câu nói trong tác phẩm đều ẩn chứa những thông điệp sâu xa khiến độc giả ngả mũ kính phục. Lời khuyên trong tác phẩm là một trong những bài học thú vị dành cho các  độc giả.

3. Tóm tắt nội dung sách Đuổi triết học, bắt triết lý

Mở đầu cuốn sách Đuổi triết học, bắt triết lý là câu đề từ: “Mỗi lần tôi tìm ra ý nghĩa cuộc đời, người ta lại thay đổi nó”, câu nói này khiến cho nhiều người phải suy ngẫm về sự xoay vần của cuộc đời. Cuốn sách mang lại cho người đọc cách khám phá nhiều trường phái triết học mới mẻ và cách lý giải của các triết gia về vấn đề được đặt ra trong cuộc sống: Tình yêu, tình bạn, công việc, các mối quan hệ, những vấn đề tế nhị trong cuộc sống… Mỗi vấn đề trong cuốn sách được tác giả phân tích gãy gọn, thuyết phục mang lại cho bạn đọc nhiều bài học bổ ích và lý thú.

“Cuộc sống dao động như một con lắc, qua lại giữa khổ đau và chán chường” (Arthur Schopenhauer), triết học của Schopenhauer vẫn là một điều gây tranh cãi với nhiều người. Triết học của ông nói về thái độ sống của con người với cuộc đời. Khổ đau và chán chường là hai trạng thái luôn song hành trong cuộc sống của mỗi người. Cách nhìn của nhà triết học yếm thế và bi quan khiến cho độc giả cảm thấy dè chừng khi tiếp xúc với các luồng tư tưởng của ông.

Sự bi quan của Schopenhauer khiến Russell chỉ ra rằng: “Sống được đến lúc này, thì dù trong trường hợp nào tôi cũng không thể đắm chìm trong sự bi quan của Schopenhauer. Thậm chí ở thời điểm tồi tệ nhất, thường vẫn sẽ có thứ gì đó tới xịt đầy hi vọng vào tôi – sự kiện thường ngày nho nhỏ nào đó bỗng nhiên hồi sinh ham muốn của tôi với cuộc đời”.

Cuộc sống khi nào cũng có sự đan xen giữa khó khăn, thách thức và cản trở, điều quan trong là thái độ sống của mọi người với những thử thách mà mỗi người gặp phải, nuôi hi vọng qua từng sự việc nhỏ là cách để mỗi người có thể tạo nên động lực thúc đẩy bản thân sống vui vẻ, khỏe khoắn mỗi ngày.

“Sống có nghệ thuật là hưởng thụ trọn vẹn khoái lạc, mà những khoái lạc thỏa mãn nhất lại không thuộc về trí tuệ, cũng chẳng phải thuộc về luân thường đạo lý” (Aristippus).

Khoái lạc là điều mà nhiều người muốn hướng tới trong cuộc đời. Với Aristippus triết gia này lại thôi thúc con người chủ động nhào nặn những gì mình có để đạt được khoái lạc tối đa. Con người là kiến trúc sư tạo ra không gian khoái lạc của chính mình. Aristippus là một người thích sự xa hoa, là người thích thu học phí từ các môn sinh đây là điều mà Socrates và Plato ghét cay ghét đắng. Một trong số những tư tưởng của triết gia này là ông tin rằng khoái cảm trí tuệ không thể sánh bằng khoái cảm thân thể. Triết lý của Aristippus khiến Snookers hoàn toàn đồng ý và thừa nhận rằng mình tin vào chủ nghĩa duy nhân nhiều thế nào.

“Đừng để lòng ham muốn thứ bạn không có hủy hoại thứ bạn đang có; hãy nhớ thứ bạn đang có đã từng một thời là thứ bạn chỉ mơ mới có được” (Epicurus).

Câu nói của nhà triết gia này khiến nhiều người suy ngẫm thời tuổi trẻ, mỗi người luôn có hoài bão ước mơ, khát vọng cho công việc của mình, nhưng khi đạt được mục tiêu rồi nhiều người lại vô tình hủy hoại thứ mà mình vốn đã từng mơ ước. Câu châm ngôn trên của Ericurus có hai ý liên hệ: Thứ nhất, thèm khát một thứ chúng ta không có sẽ làm suy giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự trân trọng với những gì ta đang có và thứ hai, khi chúng ta dành ra giây lát để suy ngẫm về kết quả của việc giành được thứ mình đang khao khát, thì ta sẽ nhận ra nó chỉ đưa ta thẳng về vạch xuất phát- tức là lại thèm muốn một thứ gì đó khác. Bài học ở đây là: Hãy tận hưởng hiện tại – chẳng thứ gì đáng giá hơn thế.

“Một trong những phước lành khi có bạn bè lâu năm là bạn được phép ngu ngốc cùng họ”. (Ralph Waldo Emerson), bạn bè là của cải quý giá của mỗi người, nhờ có những người bạn chúng ta cảm thấy cuộc sống đáng yêu hơn và vợi bớt nỗi nhọc nhằn của những năm tháng học hành và làm việc đầy vất vả. Tình bạn là thứ của cải thiêng liêng và hời nhất trong cuộc đời mỗi người, nhờ có bạn ta nhìn thấy những lỗi sai của chính mình và sửa chữa, hoàn thiện bản thân trong quá trình trưởng thành.

Trải qua nhiều năm tháng, rất nhiều triết gia – từ những người theo chủ nghĩa khoái lạc đến những người theo chủ nghĩa siêu việt- đều xếp tình bạn vào loại hạnh phúc lớn nhất. Tình bạn sâu sắc và tử tế nhất là khi bạn cùng với ta đồng hành vào những chặng đường khó khăn của cuộc sống và hỗ trợ nhau để có thể tạo nên những kết quả tốt đẹp trong công việc và trong học tập. Trên hành trình gập ghềnh của cuộc sống nhờ có tình bạn mà mỗi người cảm thấy mình vững chãi và tự tin hơn khi gặp phải nhiều biến cố, sóng gió trong cuộc đời. Tình bạn là điều kì diệu nhất mà tạo hóa đã bạn tặng cho con người, đó là thứ tình cảm vượt qua mọi thứ hào nhoáng bên ngoài: vật chất, tiền tài, địa vị,…

“Tình yêu là một linh hồn trú ngụ trong hai thân xác” (Aristotle), câu nói của vị triết gia này có nguồn gốc từ đối thoại mang tên Yến hội, trong cuộc đối thoại này một trong những bạn học của Aristotle là Aristophanes đã tuyên bố rằng những người yêu nhau chân thành thu hút lẫn nhau, bởi tổ tiên của chúng ta là một sinh vật nam nữ đồng thể với hai khuôn mặt ở bên đầu, bởi vậy yêu nhau thực ra là khiến hai người quay về một thể mà thôi.

Và có thể xem trong tình yêu có các kiểu yêu nhau mà phải rất tinh tế con người mới nhìn thấy được bao gồm: Tình bạn toàn phần, tình bạn lợi dụng, tình bạn thuần túy vì khoái cảm… Tình bạn toàn phần thuộc về những người tốt, những con người giống nhau về phẩm hạnh, chừng nào họ còn là người tốt, mỗi người đều mong những điều tốt xảy đến với người kia. Tóm lại, bạn hữu cảm thấy bị thu hút bởi cốt cách của nhau. Họ hấp dẫn lẫn nhau như vậy vì bản chất của họ, không phải vì bất cứ lý do ngẫu nhiên nào hết.

4. Đánh giá và cảm nhận về cuốn sách Đuổi triết học bắt triết lý

Đuổi triết học bắt triết lý là cuốn sách thực sự hữu ích cho những độc giả muốn khám phá, tìm hiểu bản chất của cuộc đời và con người. Trong cuốn sách này có nhiều khái niệm, nhiều phạm trù trừu tượng khó nắm bắt mà độc giả phải khổ công đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể thẩm thấu được những nhận định sâu xa của các triết gia.

Triết học thực sự là một lĩnh vực khó và trừu tượng, để có thể nắm bắt được ý nghĩa của cuộc đời này dựa vào những triết thuyết độc giả cần có vốn sống, vốn trải nghiệm cụ thể để có thể thấu hiểu những thông điệp mà các tác giả đưa đến để bạn đọc tiếp cận. Chỉ khi mỗi người đọc thực sự hiểu triết lý và nguyên lý của triết học thì mới có thể có được những nhận thức đúng đắn về những vấn đề mình đang gặp phải và đưa ra cách  giải quyết tối ưu nhất.

Mượn lời của triết gia Danil Klein để khép lại cuốn sách: “Rút cuộc thì chuyện lo nghĩ về ý nghĩa cuộc sống của tôi hay của bất cứ ai khác sẽ chẳng có nghĩa lý gì cả, nếu tôi không biết “ý nghĩa” có nghĩa là gì”, vì thế khi đọc bất cứ phạm trù triết học nào thì mỗi người phải hiểu được ý nghĩa của vấn đề mình đang tiếp cận, giải quyết.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Đuổi triết học bắt triết lý

Tóm tắt & Review sách Đuổi triết học, bắt triết lý – Daniel Klein by Hoàng Bạch Diệp

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review thơ Nếu như tôi nói nhớ, em có trở về không? – Nhiều tác giả
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Chín mạng – Songsin Tiewsomboon

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây