Tóm tắt & Review sách Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

0
797
Bạn không thông minh lắm đâu

Tóm tắt & Review sách Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

1. Giới thiệu tác giả

Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu được viết bởi David McRaney – một nhà báo, yêu thích tâm lý học, công nghệ và internet. Trước khi thành công với cuốn sách, ông đã làm rất nhiều công việc khác nhau như: biên tập viên, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ lồng tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, diễn giả công cộng và là người sống sót sau cơn lốc xoáy Katrina.

David McRaney từng viết quảng cáo cho Heineken, Duck Tape, Reebok và một số hãng khác. Ông từng là trưởng bộ phận truyền thông kỹ thuật số của WDAM-TV, nơi ông sản xuất một chương trình truyền hình về âm nhạc của miền Nam sâu lắng.

Hiện ông đang sống cùng vợ ở Hattiesburg, tiểu bang Mississippi, Hoa Kỳ.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu” được tác giả nghiên cứu, tổng hợp và đem đến cho người đọc nhiều thông tin thú vị ẩn sâu trong bộ não con người. Ban đầu “Bạn Không Minh Lắm Đâu” được biết đến thông qua blog “You are so smart” và đã thành một hiện tượng nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt xem. Nhờ sự thành công của trang blog, năm 2011 cuốn sách cùng tên được ra đời và dịch ra 14 thứ tiếng khác nhau và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất toàn thế giới.

3. Tóm tắt nội dung sách Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu

Là một phóng viên, nhân viên truyền thông với niềm đam mê tâm lý học David McRaney đã đưa độc giả đến với lĩnh vực Khoa học nghiên cứu tâm lý/ hành vi con người một cách gần gũi và dễ hiểu hơn. “Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu” chỉ ra rằng bộ não chúng ta chứa đầy những khuôn mẫu và định kiến và chỉ ra 48 cách khác nhau khiến chúng ta đánh lừa bản thân một cách khéo léo mà chúng ta không hề nhận ra.

Thiên kiến nhận thức

Thiên kiến nhận thức là những khuôn mẫu đã được lập trình sẵn trong não bộ của bạn, thường những thiên kiến này sẽ dẫn đến những sai lầm chủ quan trong cuộc sống do bạn tự tạo ra. Trải nghiệm chủ quan luôn được đưa vào hai phần ý thức và tiềm thức dù bạn vẫn tưởng bạn biết rõ vì sao bạn làm điều đó nhưng sự thật bạn hoàn toàn không ý thức được những gì bạn đã làm vì các ý tưởng đó do tiềm thức của bạn tạo ra.

Nghiên cứu của Ron Friedman, đối tượng tham gia chỉ được nhìn chứ không được phép uống nước tăng lực hoặc nước đóng chai. Và kết quả cho thấy những người được tiếp xúc với hình ảnh nước tăng lực có khả năng chịu đựng các bài tập thể lực lâu hơn so với nhóm còn lại. Mồi tiềm thức có tác dụng nhất khi bạn ở trong trạng thái lái tự động, hơn là cố gắng chủ động đưa ra các sự lựa chọn để điều khiển hành vi bản thân mình. Hơn nữa não bộ bạn ghét sự nhập nhằng nên nó sẽ tự chọn con đường ngắn nhất để đi nhằm thoát khỏi trạng thái lưỡng lự. Bạn cũng không thể tự mồi bản thân, ít nhất là không thể làm điều đó trực tiếp, nói chính xác trạng thái diễn ra được các nhà tâm lý học gọi là tiềm thức thích nghi, đây là vùng lãnh địa trong tâm trí mà ý thức của bạn ít khi xâm nhập vào được. Ở góc khuất tiềm thức, tất cả kinh nghiệm của bạn luôn được nhào nặn để đưa ra gợi ý cho ý thức. Bạn luôn dao động giữa hai trạng thái: cảm xúc và lý trí, tự động và chủ động.

“Bạn không ý thức được mức độ thiếu ý thức của bản thân” – Lehrer.

Rắc rối thực sự bắt đầu khi thiên kiến xác nhận làm méo mó quá trình chủ động tìm kiếm thông tin của bạn. “Hãy cẩn thận. Người ta thích được nghe những điều mà họ đã biết rồi. Hãy nhớ lấy điều đó. Họ cảm thấy không thoải mái khi bạn kể về một điều mới mẻ. Những điều mới mẻ… Ví dụ con chó cắn người, đó là điều con chó vẫn thường làm, và họ không muốn nghe về việc người cắn chó”. Thêm một ví dụ thực tế hơn nữa, tại sao những quyển sách về self-help như “Bạn thông minh hơn bạn nghĩ”, “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”,… được nhiều bạn đọc đón đọc hơn mà thật ra trong đó chả có thông tin gì mới mẻ cả thậm chí bạn đã biết rồi mà bạn vẫn đọc và cho đó là mới? Trong khi những bài viết mang tính lý luận sâu sắc, thông tin hay thì họ không thèm ngó ngàng?. Một nghiên cứu vào năm 1979 của đại học Minnesota do Mark Snyder và Nancy Cantor thực hiện cũng chứng minh được rằng ngay cả trong chính ký ức của bản thân, bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của thiên kiến xác nhận, chỉ nhớ những điều hợp với niềm tin bản thân và quên đi những điều trái nghịch.

Sự tự nghiệm

Chủ đề thứ hai mà “Bạn không thông minh lắm đâu” đề cập đến đó chính là sự tự nghiệm. Sự tự nghiệm là những con đường tắt trong tâm trí mà bạn sử dụng để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Chúng giúp tăng tốc độ xử lý của não bộ, nhưng đôi lúc khiến bạn nghĩ quá nhanh và bỏ qua những chi tiết quan trọng.

Một số sự tự nghiệm là học được, số khác lại được cài đặt sẵn trong mỗi phiên bản bộ não của con người. Khi sử dụng đúng cách thì chúng giúp cho tâm trí của chúng ta được thảnh thơi và hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng có những lúc chúng lại khiến ta nhìn nhận cuộc sống một cách quá đơn giản.

“Bạn không thông minh lắm đâu” đề cập đến các loại sự tự nghiệm như sự tự nghiệm phổ biến (xu hướng phản ứng nhanh và mạnh với thông tin mà bạn đã quen thuộc); sự tự nghiệm cảm xúc (xu hướng thiên về trực giác, đưa ra những quyết định không chính xác, và bỏ qua thực tế); sự tự nghiệm về tính đại diện,…

Một hiệu ứng thể hiện rõ chủ đề sự tự nghiệm mà “Bạn không thông minh lắm đâu” đề cập đến đó chính là “hiệu ứng Dunning-Kruger”.

“Bạn vẫn tưởng: Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống. Sự thật là: Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.”

Bạn tự tin thái quá trong khi bạn chỉ là người tầm thường, bạn luôn nghĩ rằng mình giỏi nhất nhưng thực ra bạn là kẻ nghiệp dư thôi, khi bạn càng kém việc gì đó, bạn càng bỏ ra ít thời gian cho việc luyện tập và càng nắm được ít kinh nghiệm. Mọi người sẽ phải trải qua hiệu ứng này vài lần trong đời, nhưng đừng để nó tác động tiêu cực lên bạn.

Sự ngụy biện

Sự ngụy biện là những lý lẽ bạn đưa ra hòng bao biện cho những giả thuyết, lập luận từ chính cá nhân của bạn mà bỏ qua hoặc cố tình phớt lờ những thông tin khác. Điều này thật nguy hiểm làm sao, có thể lập luận của bạn tốt đáng thuyết phục nhưng chính những cơ sở thông tin và giả thuyết ban đầu lại không chính xác. Bạn luôn nghĩ rằng bạn biết cách tính sự ngẫu nhiên, hẳn là chúng ta ai cũng từng biết một môn học có tên gọi “xác suất thống kê” đúng không, sự thật là bạn thường bỏ qua sự ngẫu nhiên khi kết quả có vẻ hợp lý, sự việc bạn cho là đúng đắn, chỉ bởi vì bạn “cảm thấy” nó đúng. Nhìn từ góc độ ngẫu nhiên, các yếu tố chỉ là sự trùng hợp mà bạn vẫn luôn tin tưởng vào trực giác của bản thân và đưa ra những kết luận ngớ ngẩn, điều này được gọi là sự ngụy biện của tay thiện xạ Texas. Khi bạn hẹn hò một người bạn nhận ra giữa hai người có nhiều điểm chung và lập luận rằng đây chính là một nửa thật sự của mình mà không tính đến các rủi ro khác, có thể giải thích như sau bởi vì hai bạn sinh ra cùng thời đại, không có quá nhiều sự khác biệt nên sự trùng hợp cũng không có gì lạ. Chỉ một vài điểm giống nhau không đủ bằng chứng để bạn vội đưa ra kết luận về một vấn đề khi chưa dám chắc dữ kiện đó có đáng tin tưởng hay không.

Bạn luôn nghĩ rằng bạn luôn bác bỏ quan điểm của người khác khi quan điểm của họ khác với bạn, nhưng sự thật là bạn đang tấn công bản thân người đối diện chứ không phải tranh luận quan điểm của họ. Đó là lúc bạn thực hiện hành vi “ngụy biện tấn công cá nhân”, bạn thường đánh đồng tính cách của một cá nhân chỉ dựa trên quan điểm phiến diện nào đó bạn lập luận rằng ngay họ là người xấu hoặc tốt.

Trong một sự việc xảy ra bạn có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, như vấn nạn hiếp dâm phụ nữ tràn lan khắp nơi bạn cho rằng phụ nữ nên tự biết giữ lấy mình dù rằng đó không phải lỗi của họ. Thông điệp ở đây đưa ra sẽ là “Đừng làm điều gì khiến bạn trở thành nạn nhân bị hiếp dâm”. Trong tâm lý học, suy nghĩ về cách thế giới vận hành được gọi là ngụy biện về thế giới công bằng. Từ khóa ở đây là đáng, lối ngụy biện này giúp bạn tạo dựng nên cảm giác an toàn giả tạo.

4. Đánh giá sách Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu

Một cuốn sách đầy những lập luận khiêu khích tất cả niềm tin của độc giả, cởi bỏ lớp ảo tưởng mà mỗi người đều luôn tự nguyện mang vác, chỉ vì khao khát định vị bản thân.

Cuốn sách “đã chỉ cho chúng ta thấy những điểm mù và những nhận định chủ quan lẩn khuất trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời, nó cũng giải thích những hành vi phức tạp của chúng ta bằng sự hài hước sâu sắc” (Huffington Post).

Bởi những điều biết được từ cuốn sách này, bạn sẽ có những phản tỉnh sáng suốt hơn về bản thân, thấu hiểu hơn bản thân, và biết đâu vì thế cuộc sống trong xã hội hiện đại đầy ảo tưởng này trở nên dễ chịu hơn nhiều.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Bạn không thông minh lắm đâu

Tóm tắt & Review sách Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn
Bài trướcTóm tắt & Review phim Alive (Sống sót) – Il Cho
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Tôi Có Một Chén Rượu Có Thể Xoa Dịu Hồng Trần – Quan Đông Dã Khách

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây