Tóm tắt & Review sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm – Mark Monson

0
161
Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Tóm tắt & Review sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm – Mark Monson

1. Giới thiệu tác giả 

Mark Monson, một blogger, tác giả trẻ nổi tiếng trên mạng đã chia sẻ những góc nhìn rất độc đáo về cuộc sống cũng như nghệ thuật mặc kệ mọi thứ. Những bài học của Mark Manson về cuộc sống được nhiều người khen ngợi và học tập. Mark có đoạn tự giới thiệu về bản thân trên trang web của mình như sau: 

“I write life advice that is science-based, pragmatic, and non-bullshitty—a.k.a., life advice that doesn’t suck. Some people say I’m an idiot. Other people say I saved their life. Read on and decide for yourself.

Tạm dịch: 

Tôi chia sẻ những lời khuyên về cuộc sống một cách có cơ sở khoa học, mang tính thực tế và không nhảm nhí — còn gọi là những lời khuyên cuộc sống không tệ. Một số người nói tôi là một thằng ngốc. Những người khác nói rằng tôi đã cứu mạng họ. Đọc tiếp và quyết định cho chính mình. 

Đến nay,Mark còn hoạt động sôi nổi trên các nền tảng mạng với tư cách là một diễn giả, người “truyền động lực” (ông ấy thật sự là người truyền động lực) bằng chứng là bạn có thể tìm đọc thêm nhiều thông tin thú vị về con người và cuộc sống của ông tại địa chỉ https://markmanson.net/ 

2. Giới thiệu tác phẩm

Không giống những tác giả sách self-help khác, Mark không tập trung vào việc hướng dẫn mọi người tự ám thị ra sao, thế giới ngoài kia rực rỡ và cuốn hút nhường nào, hay bạn phải làm cái abc để thành công, tránh né cái xyz để khỏi lo thất bại, Mark thật sự chỉ dẫn bạn hiểu về những giá trị bên trong của mình, đối mặt với thất bại của chính bạn, trải nghiệm cảm giác khó chịu mà nó mang lại rồi sau đó, nếu bạn chưa có hướng đi phù hợp và chưa thể tỉnh táo đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất, Mark ở đó để chỉ cho bạn cách ông ta ta đã hành động, cảm xúc ông ta đã trải qua và hẳn là nó sẽ có tương đồng kha khá với cảm giác và phản ứng của bạn, và nếu bạn vẫn quan tâm, những gì bạn khám phá sau đó chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.

3. Mục lục 

  • Chương 1: Đừng cố! 
  • Chương 2: Hạnh phúc là một rắc rối 
  • Chương 3: Bạn cũng chẳng đặc biệt lắm đâu
  • Chương 4: Giá trị của sự chịu đựng
  • Chương 5: Bạn luôn luôn lựa chọn
  • Chương 6: Bạn sai hết rồi (cơ mà tôi cũng vậy)
  • Chương 7: Thất bại là cách để tiến lên
  • Chương 8: Tầm quan trọng của việc nói không
  • Chuông 9: … Và rồi bạn sẽ chết 

4. Tóm tắt Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm 

Đừng cố!

Tại sao việc cố gắng vươn tới mục tiêu là hoàn toàn chính đáng và bình thường, đáng nỗ lực thì Mark lại khuyên người đọc “đừng cố”? Trong xã hội hiện đại, người ta bị vây quanh bởi biết bao nhiêu tấm gương thành công, những con người xuất chúng, những mẩu thông tin về hàng nghìn người tài giỏi, “đỉnh” hơn bạn, thì việc cố vươn tới mục tiêu tuyệt vời của bạn (một chiếc lamborghini bản giới hạn, một căn nhà to bự) được đề ra bởi phép so sánh bản thân với những người tuyệt vời ngoài kia, nó dẫn tới điều gì?  

Phải chăng bạn sẽ bị đè bẹp bởi kỳ vọng của mình, cảm thấy mình hoàn toàn là kẻ thất bại không có thành tích tuyệt đỉnh mà bạn tạo nên bởi sự thành công của những con người xa lạ? Kỳ vọng quá đà dẫn tới cảm giác mình đang thất bại, khi bạn thất bại việc gì đó, bạn sẽ ngập ngụa trong cảm giác vì mình làm dở tệ nên mình đúng là kẻ thất bại. Và, hẳn bạn là một kẻ thất bại so với đống kỳ vọng đó rồi! Cái mà Mark gọi là “vòng lặp địa ngục”, nỗi lo lắng của bạn sẽ tăng lên nhiều lần. 

Lời khuyên “Đừng cố!” kéo bạn ra khỏi cái vòng lặp địa ngục đó. Không phải bạn từ bỏ ước mơ, kỳ vọng của bản thân, bạn cần phải bình tĩnh, cởi mở và thoải mái với bản thân trước,khi đó bạn mới có sự tự tin, hấp dẫn.

# Hạnh phúc là một rắc rối 

Ai cũng muốn có hạnh phúc, nhưng để đạt được những tiêu chuẩn của hạnh phúc bạn đề ra, cần trải qua nhiều đau đớn, thời gian, công sức, sự khổ luyện,những thất bại để có được nó.. Vậy hạnh phúc đó có thực sự tuyệt vời và xứng đáng không? 

Ở  khía cạnh khác, luôn có vấn đề nào đó phát sinh dù bạn có đạt được gì đi chăng nữa.Ví dụ bạn muốn một mối tình tuyệt vời, sau khi bạn làm mọi thứ cần thiết và có được mối tình đó, vấn đề của bạn là làm sao để vun đắp cho mối quan hệ, bạn phải cố công duy trì mối quan hệ này, sắp xếp lại lịch học, làm việc, sinh hoạt cho hợp lý với đối phương. Nếu mối tình đổ vỡ, bạn đối mặt với sự cô độc và tìm cách vượt qua. Nếu mối tình tiến triển, bạn phải lo lắng về đám cưới, làm sao hòa hợp hai bên họ hàng,những đứa trẻ ra đời, lại thêm mối bận tâm mới.. Mong muốn hạnh phúc là đúng, nhưng luôn có vấn đề bạn cần giải quyết dù bạn muốn đạt được điều gì chăng nữa. Bạn không thể hạnh phúc thật sự bằng cách trốn tránh những vấn đề đó.Vậy hạnh phúc thật sự nằm ở đâu? 

Theo Mark, hạnh phúc nằm ở quá trình bạn giải quyết những rắc rối đó. Sau mỗi lần bạn vắt óc, ra sức giải quyết vấn đề của mình, bạn trở nên giỏi hơn, hiểu biết hơn. Đối mặt với vấn đề của mình và giải quyết nó mới cho bạn sự chủ động, cảm giác tự tin và từ đó bạn cũng sẽ có được hạnh phúc. Tuy nhiên, khi một vấn đề được giải quyết, sẽ có một hay nhiều vấn đề mới phát sinh. Đó là lúc bạn lại tiếp tục giải quyết chúng và có được hạnh phúc. Chỉ là, ở những lần sau, vấn đề của bạn trở nên dễ chịu với bạn hơn. Không phải vì nó bớt nghiêm trọng đi, mà là vì bạn đã trở nên giỏi giang, kinh nghiệm hơn. 

# Bạn cũng chẳng đặc biệt lắm đâu 

Sự thật thì những vấn đề mà bạn gặp phải nhiều khả năng là hàng triệu người khác cũng đã gặp phải rồi, nếu cứ cho mình là người đặc biệt với những vấn đề đặc biệt sẽ khiến bạn cảm thấy vấn đề của mình khó giải quyết hơn và cảm giác tự cho mình đặc quyền, bạn sẽ khó lắng nghe từ người khác hơn, những người có thể nhìn vấn đề của bạn dưới góc nhìn khác và do đó, có thể sẽ hữu ích với bạn, nhưng vì quá phóng đại vấn đề của bản thân, bạn khó tiếp thu được điều gì hữu ích từ người khác. Điều đó khiến những vấn đề bạn gặp phải không phải là hoàn toàn bế tắc hay không có cách nào giải quyết được. Luận điểm này giúp cho bạn bình tĩnh hơn để giải quyết vấn đề của mình mà từ đó bạn nắm quyền kiểm soát hơn về cuộc đời cũng như các vấn đề của bạn 

Để không bận tâm tới những khó khăn, trước tiên bạn cần phải quan tâm đến thứ còn quan trọng hơn cả khó khăn.

Nếu bạn nhận thấy bản mình thường bận tâm quá nhiều đến những thứ vớ vẩn và tầm thường, ví dụ như bức hình mới đăng trên Facebook của người yêu cũ, pin điện thoại của mình sao lại nhanh cạn thế,, thì có lẽ cuộc đời của bạn sẽ chẳng có mấy sự kiện xảy ra để mà quan tâm tới một cách thích đáng. Đừng chủ quan! Đó thực sự là một vấn đề đáng lo ngại đối với bạn đấy!

Khi một người không gặp phải vấn đề gì cả thì tâm trí của họ sẽ tự động tìm cách để kiến tạo ra chúng. Điều này dẫn tới hệ lụy là việc nhận thấy rằng điều quan trọng và có ý nghĩa thực sự trong cuộc đời của bạn có thể là việc tìm ra cách sử dụng thời gian và năng lượng của bạn một cách hiệu quả nhất. Bởi vì nếu như bạn không thể tìm thấy được thứ có ý nghĩa đó thì sự quan tâm của bạn sẽ rơi vào những mục đích vô nghĩa và phù phiếm.

Bạn luôn luôn lựa chọn

Hãy tưởng tượng rằng, một ngày xấu trời, cô bạn gái “yêu quái” của bạn đột nhiên gửi bạn một tin nhắn trên Facebook và nói rằng trong kỳ thi tới bạn phải đạt được điểm A+ học phần Toán cao cấp bằng mọi giá, nếu không cô ấy sẽ chia tay bạn và cắt đứt mọi liên lạc vĩnh viễn. Dở hơi thay, cuộc sống này đâu có giống như trong một cuốn truyện ngôn tình. Cô bạn gái dọa chia tay nếu bạn không được điểm cao không phải là vì cô ấy muốn bạn lấy nó làm động lực học tập mà chỉ đơn giản bởi vì bạn trai của con bé hàng xóm của người yêu bạn mới được A+ học phần Toán cao cấp, Giờ hãy tưởng tượng bạn chỉ cần đạt điểm A+ học phần Toán cao cấp là đủ điều kiện được xét học bổng loại Giỏi trong kỳ học. Bạn nghiêm túc ôn tập. Kết quả là, số tiền thưởng cho gói học bổng đang chờ bạn ở đó trong sự hân hoan của bố mẹ, anh em bạn bè, và cả sự ganh tị của những sinh viên “suýt thì được học bổng” nữa! Thật đáng tự hào! 

Cũng cùng là điểm A+ học phần Toán cao cấp, cũng vẫn chỉ là bạn đã đạt được điểm số đó, cùng thời gian ôn tập, bạn bỏ ra cho bài thi, từng ấy nỗ lực, nhưng khi bạn được tự do lựa chọn và chuẩn bị sẵn sàng vì nó, nó sẽ thành niềm vui chiến thắng và là cột mốc quan trọng trong cuộc đời bạn. Ngược lại, khi bị ép buộc, cưỡng chế, nó sẽ trở thành một trải nghiệm tồi tệ và đau đớn nhất đời bạn.

Thường thì sự khác biệt duy nhất giữa một vấn đề gây đau đớn và một chiến tích thắng lợi có ý nghĩa tốt đẹp chỉ là cảm giác về việc ta lựa chọn nó, và do đó ta phải chịu trách nhiệm trước nó. Nếu như bạn thấy khổ sở trong tình cảnh hiện tại, rất có khả năng là bởi bạn cảm thấy có vài phần trong đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

# Tầm quan trọng của việc nói không 

“Bạn và tất cả những người bạn biết rồi sẽ qua đời hết. Khoảng thời gian ngắn ngủi từ giờ tới lúc đó không nhiều. Cho nên nếu cái gì bạn cũng làm, ai bạn cùng quan tâm mà không biết suy nghĩ, lựa chọn. Thì …chết mẹ cuộc đời bạn rồi (well,then you’re going to get fucked)”. Mấu chốt của một cuộc đời hạnh phúc không phải là cái gì cũng quan tâm; mà mấu chốt là quan tâm ít thứ hơn, từ đó chúng ta mới có thể dành năng lượng cho thứ xứng đáng, cấp bách quan trọng hơn.

# Và rồi bạn sẽ chết

Ở những chương tiếp theo, Mark đặt câu hỏi về những giá trị mà ta tin chắc, cách ta chọn giá trị cho bản thân mình và đưa ra lựa chọn, sự chịu đựng tương ứng. Tôi xin được trích dẫn một số câu yêu thích của mình trong cuốn sách này: “Bạn càng muốn cho tâm hồn mình thanh thản thì bạn lại càng tự cho mình là trung tâm và thành ra nông cạn trên con đường tiến tới” 

“Bạn chẳng thể hạnh phúc nếu cứ tìm kiếm nhân tố tạo nên hạnh phúc. Bạn chẳng bao giờ thực sự sống nếu cứ tiếp tục tìm kiếm ý nghĩa của sự sống” 

5. Đánh giá sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm 

Cuốn sách này là về tư duy ngược và mang lại cái nhìn hoàn toàn khác với những gì bạn thường thấy. Nó có sẵn những gì bạn cần để thay đổi tư duy và hướng đến một cuộc sống tích cực hơn. Với văn phong “giang hồ” đặc trưng tả và kể thực, lời lẽ chia sẻ gần gũi, phân tích tỉ mỉ và cặn kẽ, việc chọc cười bằng cách kể chuyện sáng tạo hay gây ấn tượng bằng những câu nói bỗ bã, thô tục để giữ sự chú ý của người đọc giúp cuốn Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm đạt được sự thành công nhất định, nhưng là đối với những người bình thường vốn dĩ đã nghiêm túc.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Tóm tắt & Review sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm – Mark Monson

Cungdocsach.vn

Cảm nghĩ của bạn
Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 5]
Bài trướcTóm tắt & Review sách Phương Pháp dạy con không đòn roi – Daniel J. Siegel, Tina Payne Bryson
Bài tiếp theoTóm tắt & Review sách Giết con chim nhại – Harper Lee

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây