Tóm tắt & Review sách Ơn Giời, Nietzsche Trả Lời – Marcus Weeks

0
178

Tóm tắt & Review sách Ơn Giời, Nietzsche Trả Lời: Lời Khuyên Từ Những Triết Gia Hàng Đầu – Marcus Weeks

1. Giới thiệu tác giả

Marcus Weeks là tác giả thường xuyên đóng góp nội dung cho các cuốn bách khoa toàn thư và sách tham khảo, và cũng là nhà tư vấn cho nhiều đầu sách của nhà xuất bản Dorling Kindersley. Ông là tác giả của một số cuốn sách nổi bật như Heads Up Psychology, World History Biographies Mozart và loạt sách in Minutes.

Với hàng loạt tài năng và sở thích ở nhiều lĩnh vực, ông cũng làm những công việc như giảng dạy âm nhạc và tiếng Anh quản lý phòng trưng bày nghệ thuật, khôi phục đàn piano, soạn nhạc, cùng nhiều việc khác Ông hiện đang sinh sống ở Hastings, Anh.

2. Giới thiệu tác phẩm

Rất nhiều vấn đề nan giải bạn thường xuyên gặp phải, sẽ được giải đáp bởi các triết gia vĩ đại trong cuốn sách “Ơn giời, Nietzsche trả lời”.

Cuốn sách này mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc của nhiều nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử (Friedrich Nietzsche, Aristotle, Hobbes, Schopenhauer…) về những vấn đề cấp thiết thường ngày của bạn, bao gồm các mối quan hệ, công việc, phong cách sống và quan điểm chính trị. Những vấn đề dù dễ dàng hay đáng lo ngại, thì cũng đều gây ra đau khổ hiện sinh. Cuốn sách cũng cung cấp cái nhìn tổng quan, dễ hiểu và hấp dẫn về nhiều nhánh của ngành triết học.

Không có phương án giải quyết duy nhất nào cho một vấn đề, các triết gia khác nhau sẽ đưa ra lời khuyên khác nhau, có thể còn mâu thuẫn gay gắt. Nhưng chính điều đó phản ánh bản chất thú vị của triết học, đồng thời cho bạn nhiều lựa chọn để suy ngẫm, và học được cách sống một cuộc sống đích thực.

Cuộc sống luôn có nhiều thách thức về đạo đức, mà chúng ta thường không biết nên giải quyết bằng lý trí hay tình cảm. Cuốn sách “Ơn giời, Nietzsche trả lời” sẽ giúp bạn với lời khuyên của những triết gia lỗi lạc nhất mọi thời đại.

3. Tóm tắt nội dung sách Ơn giời, Nietzsche trả lời

Người yêu của bạn tôi đang cặp kè người khác sau lưng cô ấy. Liệu tôi có nên nói cho cô ấy biết không?

Bạn có thể nghĩ giống Kant, rằng mình có trách nhiệm phải thành thật với bạn bè, dù điều đó thật đau đớn. Nhưng khi ấy liệu bạn có hoàn toàn thành thật nếu bạn cứ né tránh và không nói cho cô ấy biết không? Bentham thúc giục bạn hãy nhìn vào những hệ quả của việc nói hoặc không nói ra sự thật. Có lẽ cô bạn của bạn sẽ muốn biết về chuyện đang diễn ra.

Làm thế nào để hàn gắn một trái tim tan vỡ?

Bạn có cho rằng ý tưởng của de Beauvoir là đúng không, rằng muốn vượt qua một cuộc chia tay thì bạn nên quên nó đi và tiếp tục sống cuộc sống của mình? Hay bạn thiên về lời dạy của Zeno, Đức Phật và Schopenhauer rằng, nếu thực sự muốn yêu thì bạn cũng phải chấp nhận nỗi đau đớn và thống khổ không thể tránh khỏi của tình yêu? Và nếu phải trải qua một trận cuồng phong giày xéo tim gan, liệu bạn có nghĩ rằng Nietzsche có lý khi nói về việc học hỏi điều gì đó từ trải nghiệm này, nhằm giúp ích cho tương lai và có thể làm phong phú thêm cuộc sống của mình?

Tôi vừa phát hiện ra bố tôi không phải bố ruột!

Việc chấp nhận thông tin mới này sẽ khiến bạn nghi vấn nhiều thứ hơn là chỉ có xuất thân của mình. Bạn có thể nghe theo Socrates và Aristotle, đặt câu hỏi về cốt lõi của tri thức và sự thật, và liệu chúng ta có thể thực sự biết điều gì là đúng hay không. Hoặc bạn có thể nghe theo James, rằng “sự thật” có thể thay đổi vì giờ đây đã xuất hiện những dữ kiện thực tế mới.

Tôi đâm phải con chó nhà hàng xóm trong lúc tránh một xe khác… tôi có nên cảm thấy tội lỗi không?

Kant có thể giải thích cảm giác tội lỗi của bạn khi giết con chó như một phương tiện để tránh tai nạn, và mặc dù đó là điều đúng đắn, nhưng như thế vẫn không thể biện minh được về mặt đạo đức. Tuy nhiên, bạn có thể lý luận, như Bentham, rằng hành động của bạn đã ngăn chặn một kết quả tồi tệ hơn, và đó là phương án ít gây hại nhất, hoặc dùng lý luận của Aquinas rằng bạn làm việc đó với ý tốt.

Tôi không muốn kết thúc đời mình bằng sự già nua và ốm yếu tàn tạ. Hãy cho tôi một viên thuốc để ra đi trong thanh thản.

Những triết gia công lợi như Bentham và Mill sẽ ủng hộ bạn trong chuyện này, nhưng cũng cảnh báo rằng vấn đề phức tạp hơn bạn nghĩ: có nhiều điều cần suy xét hơn là chỉ đặt câu hỏi, “Đây là mạng sống của ai?” Tuy nhiên bạn có thể bị lung lay bởi lập luận của Hobbes rằng trợ tử có thể là ngòi nổ cho một loạt những hậu quả chưa nhìn thấy, mặc dù Glover có thể giúp bạn xoa dịu những nỗi sợ này.

Nếu Thượng đế muốn chúng ta ăn chay, vì sao Người lại tạo ra động vật bằng thịt?

Bạn có nghĩ giống như Aristotle và Descartes, rằng loài người siêu việt hơn động vật hay không? Bạn có đồng tình với Descartes rằng những loài động vật không phải con người không có khả năng tư duy lý trí nên chúng không có tâm trí hay tâm hồn không? Hoặc có lẽ như Bentham nói, không quan trọng là chúng có suy nghĩ được không, mà là chúng có phải chịu đau đớn hay không. Nếu bạn tin rằng loài người đơn thuần là một phần trong thế giới động vật, như Singer khẳng định, thì có lẽ bạn nên cân nhắc việc ngừng bóc lột các loài động vật khác, hay thậm chí thừa nhận một số quyền của chúng.

Chọn xe hơi thể thao hay xe con gia đình?Đây không hẳn là quyết định chọn loại xe nào, đúng chứ?

Bạn đang quyết định xem mình muốn theo đuổi phong cách sống nào: đảm đương trách nhiệm gia đình hay tự do tự tại theo đuổi ước mơ. Bạn có thể nghe theo Khổng Tử, Socrates và những người khác để yên bề gia thất, hoặc bắt chước Plato, Hobbes, Locke, Hume, Bentham và Kant để cống hiến cuộc đời cho triết học. Nếu bạn nghe theo trái tim thay vì lý trí, bạn sẽ bước vào con đường giống với Rousseau, Schopenhauer, de Beauvoir và Sartre–và cả Nietzsche, dù ông vốn không có chủ đích sống như vậy.

Tôi có một tuổi thơ bất hạnh, hiểu không? Chuyện tôi trở thành kẻ không ra gì chẳng phải lỗi của tôi.

Nếu bạn muốn đổ lỗi hành vi xấu của mình cho hoàn cảnh, Aristotle ít nhiều ủng hộ bạn, nhưng việc đó sẽ không hoàn toàn xóa đi tội lỗi. Bạn có thể nghĩ như Boethius, rằng mọi hành động của mình đều được định sẵn (mặc dù ông cũng nói bạn vẫn có ý chí tự do), hoặc đồng tình với Nietzsche rằng bạn nên vượt qua quá khứ. Việc bạn có đáng bị trừng phạt hay không là một vấn đề khác – có khả năng là bạn sẽ đồng tình với Socrates và Bentham rằng trừng phạt không hẳn là giải pháp cho những việc làm sai trái.

Tôi phải làm thế nào để trở thành một người tốt?

Bạn có thể tiếp cận vấn đề này theo nhiều cách khác nhau: chẳng hạn như theo phương pháp tư duy của Plato về một người tốt lý tưởng mà bạn muốn trở thành, hoặc phương pháp noi gương những việc làm tốt của mọi người như Aristotle chỉ dạy. Hoặc bạn có thể đặt câu hỏi, như Machiavelli và Nietzsche, rằng tại sao mình lại muốn làm người tốt, và xem xét lại những quan niệm của mình về người tốt.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Ơn Giời, Nietzsche Trả Lời

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn cần những lời khuyên. Cuộc đời có một thói quen là đưa ra những tình thế lưỡng nan, cái thì nghiêm trọng, cái lại tấm thường, đòi hỏi phải tư duy, và có lẽ cần cả những hướng dẫn. Và nói đến việc từ đầu để giải quyết vấn đề, không ai giỏi hơn các triết gia. Rắc rối ở chỗ, họ thường quá bận tâm suy nghĩ đến những điều lớn lao (cuộc đời, vũ trụ và vạn vật) nên hiếm hoi lắm ta mới học hỏi được từ sự thông thái của họ về những điều nhỏ nhặt, những vấn đề của cuộc sống thường nhật.

Vậy thì, dù không thể chắc chắn câu trả lời chính xác của bất cử triết gia nào, ta có thể có một ý tưởng khá rõ rằng về cách mà mỗi nhà tư tưởng nhìn nhận vấn đề ấy. Đó là nội dung chính của cuốn sách này. Các triết gia vĩ đại (không chỉ có Nietzsche, mặc dù quan điểm của ông ấy xuất hiện khá nhiều) sẽ khuyên nhủ ta điều gì khi đối mặt với những vấn đề thực tế của mối quan hệ công việc, lối sống, giải trí và chính trị trong thế giới hiện đại?

Những kiểu vấn để có thể này sinh với bạn bè hoặc gia đình của bạn? Thật ra thì, các vấn đề nói trên không thực sự “mang tính triết học” cho lắm, nhưng giống như mọi vấn đề khác, chúng đều có thể được tiếp cận bằng phương pháp triết học. Bạn có thể thấy rằng một số triết gia dùng câu hỏi làm bàn đạp để xuống tới vùng nước sâu hơn, khám phá những ẩn ý trong một tình huống tiến thoái lưỡng nan, và nhiều người trong số họ còn tạo ra kết nối giữa các câu hỏi với ý tưởng và lý thuyết của riêng mình.

Thông thường sẽ không có phương án giải quyết duy nhất nào cho vấn đề đang được hỏi, và các triết gia sẽ đưa ra những lời khuyên mẫu thuẫn, phản ảnh bản chất tương phản thường thấy của triết học. Thái độ khác nhau của các triết gia với những vấn đề trên không chỉ cho ta nhiều phương án để quyết định, mà còn mang đến tri thức về các phương pháp tiếp cận khác nhau với những vấn đề mang tính triết học.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Ơn Giời, Nietzsche Trả Lời

Tóm tắt & Review sách Ơn Giời, Nietzsche Trả Lời: Lời Khuyên Từ Những Triết Gia Hàng Đầu – Marcus Weeks
Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây