Tóm tắt & Review sách Cẩm Nang Khám Phá Cơ Thể Người – George Ivanoff
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
George Ivanoff đã viết hơn 100 cuốn sách cho tuổi thiếu nhi và thiếu niên, bao gồm loạt sách RFDS Adventures, bộ sách tương tác You Choose… cùng nhiều sách giáo dục khác. Loạt sách “Cẩm nang khám phá” của ông được viết với mục đích trình bày thông tin khoa học một cách vui mắt và sáng tạo. Sở thích của ông là nhâm nhi cà phê, gặm sôcôla và xem phim Doctor Who.
2. Giới thiệu tác phẩm
“Cẩm nang khám phá cơ thể người” là tác phẩm mới nhất trong loạt sách” Cẩm nang khám phá” của George Ivanoff. Qua cuốn sách, tác giả sẽ đưa bạn du hành vào cơ thể người và hé lộ vô vàn điều mới lạ về hệ thống kỳ diệu này.
3. Tóm tắt nội dung sách Cẩm năng khám phá cơ thể người
Bên ngoài
LỚP VỎ BỌC
Làn da của bạn giống như lớp vỏ bọc bên ngoài, che đi những cái kinh khủng tởm trong người bạn. Tất nhiên là trừ khi làn da của bạn cũng có sự kinh khủng tớm riêng. Nhìn từ xa thì cũng không đến nỗi, nhưng nếu đến gần hơn, bạn sẽ thấy đủ thứ kinh dị, từ mụn nhọt, mụn cơm đến mụn đầu đen, xong lại còn lỗ chân lông, dầu trên da và mồ hôi. Trời ơi, nếu nhìn chúng dưới lăng kính hiển vi thì… EO ƠI! Rồi khi ta già đi, da của chúng ta cũng bắt đầu nhăn lại. Chúng ta sẽ càng ngày càng nhãn nheo, cho đến khi trông ta nhàu như quả táo tàu. Grossnesses là một từ có thật nhỏ. Tôi đã tìm thấy nó trên Your Dictionary. Nhìn vào mặt tích cực thì đúng là da của chúng ta che đi những thứ bên trong. Tưởng tượng xem, nếu chúng ta không có da mà toàn bộ lòng lèo phổi phèo phơi hết ra bên ngoài, chen chúc giữa đám xương và cơ thì sao? Eo ơi! Tưởng tượng thôi đã đủ khiến tôi phát hoảng. Tôi đang nói đến đâu rồi nhỉ? Phải rồi! Làn da còn giúp điều hòa thân nhiệt và ngăn ngừa vi khuẩn ở ngoài. Da còn có khả năng tự chữa lành nữa (điều này thật sự rất tiện).
NHỮNG THỨ ĐÃ CHẾT NGOÉO
Móng và lông tóc! Có thể bạn không nghĩ chúng kinh tởm, nhưng… chúng là… mấy thứ đã chết ngoéo cứ treo lơ lửng trên cơ thể bạn. Eoooo! Móng tay móng chân trông cũng siêu đáng sợ nếu bạn để chúng mọc dài quá. Còn tóc thì… lúc mọc dày quá lúc lại lưa thưa. Vậy bạn đã sẵn sàng cho cho một chương sách thú vị đến mức khiến bạn phải cắn móng tay, khiến tóc bạn xoăn cả vào chưa? Bắt đầu nào…
SỐNG SÓT CÙNG Ý THỨC NGOẠI HÌNH
Trông bạn thế nào? Bạn cao hay thấp? Tóc vàng, nâu, đen hay hung đỏ? Bạn thon thả hay bụ bẫm? Cơ bắp bạn chắc nịch chứ. Mặt bạn có mụn hay láng mịn? Bạn biết ăn diện không? Trang phục của bạn có ăn khớp với tiêu chuẩn xã hội hiện tại không? Điều đó có quan trọng không? Từ bao đời nay, trong cuộc sống xã hội, diện mạo của một người luôn luôn là một điều quan trọng. Tuy vậy, tiêu chuẩn “đẹp” lại thay đổi theo thời gian. Ngày nay, con người, đặc biệt là giới trẻ, chịu thật nhiều áp lực khi phải ăn mặc theo một cách nhất định, nhưng đa số những kỳ vọng đều là phi thực tế. Làm sao ta có thể vượt qua được hết chứ?
Lớp ngoài của chúng ta có đủ thứ kinh khủng. Từ mụn nhọt cho đến bã nhờn. Bạn thực sự không muốn nhìn thật gần vào da đâu. Đặc biệt là dưới ống kính hiển vi Nhưng có lẽ không phải mọi thứ đều kinh tởm đâu Hãy nhìn vào tổng thể, thay vì chăm chăm chú ý những điểm tồi tệ. Bởi vì còn có những thứ kỳ thủ mà. Như chuyện vân tay của chúng ta là độc nhất. Như chuyện làn da đang đóng vai trò máy điều hòa cho cơ thể, và làn da của chúng ta tự chữa lành Rồi còn cả phát quang sinh học nữa. Đừng quên chúng ta đều tỏa sáng! Thật ngầu quá còn gì phải không? Cho dù bên ngoài chúng ta có vẻ ổn… nhưng còn bên trong thì sao? Bên trong mới đầy sự kinh tởm này. Cùng xem nhé.
Bên trong
NHỮNG THỨ ĐỎ CHÓT TUÔN TRÀO
Máu! Bạn đầy máu! Nó chạy khắp cơ thể bạn, tuôn chảy theo các động mạch, tĩnh mạch, với lực bơm của trái tim. Nó đang giúp bạn tồn tại đối Miễn rằng không phải nhìn thấy thì không sao. Nhưng sẽ dở lắm khi máu trào ra khỏi bạn và tôi phải nhìn nó. Chảy ra từ một vết trầy. Eo ơi! Phun ra từ vết cắt! Kinh khủng! Văng tung tóe khắp nơi như trong phim kinh dị hạng nặng. Hãy giữ nó ở bên trong thôi… nhé!
SỰ KINH KHỦNG CỦA ĐỒ ĂN LỚN TÙNG PHÈO
– Bạn đói không?
– Tôi thấy đói!
Đồ ăn thật là kỳ diệu. Cải bixen thì không… nhưng sôcôla thật tuyệt. Còn pizza nữa! Rồi bánh kẹp hăm-bơ-gơ! Khoai tây chiên! Cả kem nữa. Kem là ĐỈNH nhất!
– Ăn uống thật là tuyệt vời đúng không?
Đợi chút! Ăn uống cũng GHÊ lắm đó! Trời đất… Chỉ cần bạn biết những gì xảy ra với thức ăn khi chúng ở trong cơ thể bạn, bạn sẽ chẳng muốn ăn nữa đâu. Axit, khí ga, mấy thứ nhão nhoét và phân. EO ƠI!
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH
Trông nó như một quả mận khô khổng lồ, nhăn nheo và xám xịt. Nhìn vào thì chẳng thấy đẹp đẽ gì, vậy mà não bộ lại vô cùng quan trọng vì đó là trung tâm điều khiển của cơ thể chúng ta. Tất tần tật mọi thứ đều diễn ra ở đây cả, các bạn ạ. Mọi suy nghĩ của chúng ta đều khởi nguồn từ não. Chúng ta hiểu ra các sự việc, như chuyện 2 cộng 3 bằng 5, cũng là nhờ vào đây. Não bộ của bạn vô cùng phức tạp và rắc rối—còn rắc rối hơn chiếc máy vi tính mạnh mẽ nhất từng được sản xuất. Vậy mà nó ở ngay đây, bên trong đầu của chúng ta. Một điều cực kỳ thú vị về não bộ là lượng công việc mà nó tự động thực hiện, ví dụ như duy trì sự hít thở. Não bộ bảo phổi phải hít khí vào rồi nhả khí ra. Nhưng ta đâu có nghĩ về việc đó suốt ngày? Chuyện cứ thế mà diễn ra thôi. Kỳ diệu thật đó. Não bộ đã làm nhiều việc như vậy mà không cần ta phải chủ động ý thức về chúng
Thà tống ra còn hơn giữ lại
TIỂU TIÊN
Cơ thể bạn giỏi bài tiết lắm! Tức là tạo ra chất thải rồi tống khứ nó đi đó. Chất thải lỏng được bài tiết ở dạng nước tiểu. Đi tè! Đi tiểu! Đi giải! Đi hải hoạ! Đi đái! Dù tiểu tiện có kinh tởm thế nào thì đó cũng là một công việc phải làm hàng ngày. Ai cũng phải đi tiểu. Mỗi ngày! Và thực ra nó cũng khá thủ vị đấy.
HỆ TIẾT NIỆU
Mọi thứ bắt đầu ở thận. Bạn có hai quả hẳn hoi. Chúng được đặt ở phía sau phần bụng, tại hai bên cột sống. Thận phải của bạn thấp hơn thận trái một chút. Thận có chức năng lọc máu. Khi máu đi qua thận, thận loại bỏ chất thải khỏi máu. Chúng còn kiểm soát độ cân bằng của nước trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng dư thừa. Nước thừa và chất thải được gộp vào thành nước tiểu (nước đái), và được chuyển qua niệu quản xuống bàng quang.
NÔN MỬA
Nếu mấy thứ thải ra từ đằng sau chưa đủ tệ… giờ chúng ta có cả mấy thứ thải ra từ đằng trước. Những thứ bị đùn lên từ trong bụng, tống qua thực quản và đẩy ra khỏi miệng. Thế gọi là nôn. Hoặc ọe. Hoặc ói. Hoặc mửa. Hoặc ựa. Hoặc thổ. Hoặc phun. Hoặc “ngáp sặc sỡ” (như thành ngữ Úc – ND). Hoặc đơn thuần là cảm thấy bệnh. Dù bạn có gọi đó là gì thì cũng gớm ghê hết cả người. Nhưng nguyên nhân chúng ta làm vậy cũng khá thú vị… Tôi đoán vậy. Và nó xảy ra vì một lý do QUAN TRỌNG.
Những thứ còn lại không phải tất cả đều kinh tởm
VI KHUẨN
Vi khuẩn sống ở mọi nơi—trong không khí, trong nước, trên vật rắn, trong đất, khắp nhà bạn, ở trong và trên CƠ THỂ BẠN! Chúng là một trong những loại vi sinh vật phổ biến nhất. Chúng là những sinh thể đơn bào, và chúng đã tồn tại từ rất lâu rồi—gần 4 tỷ năm.
Vi khuẩn có đủ hình dạng và kích cỡ (mặc dù luôn li ti). Chúng hấp thụ dinh dưỡng qua lớp ngoài cùng để sinh trưởng. Khi chúng lớn tới một kích cỡ nhất định, chúng sinh sản bằng cách chia làm đôi. Hai nửa này trở thành hai vi khuẩn riêng biệt, mà sau khi hấp thụ dinh dưỡng chúng cũng có thể sinh sản bằng cách chia đôi. Phần lớn vi khuẩn trong bạn là vô hại. Một số vi khuẩn còn có lợi và cần thiết nữa. Có nhiều vi khuẩn trong dạ dày và ruột giúp phân tách thức ăn. Nhưng còn có cả vi khuẩn có hai khiến ban đau ốm. Thổ tả, máu trắng và họ gà là một số bệnh do đám vi khuẩn đáng ghét đó gây ra. Cơ thể chống cự được nhiều vi khuẩn trong số này nhờ những loại thuốc có tên chung là kháng sinh.
HỆ MIỄN DỊCH
Hệ miễn dịch của bạn là cơ quan phòng ngự trước những vi sinh vật ghê gớm. Cơ thể bạn sở hữu bản lưu trữ về mọi vi sinh vật nó từng đánh bại trong quá khứ, giúp dễ dàng đánh bại vi sinh vật đó nếu nó trở lại. Những thành phần/cơ cấu chính của hệ miễn dịch bao gồm:
- Da: Đây là một lớp bọc bền bỉ giúp ngăn cản vi khuẩn.
- Máu: Máu của bạn chứa các tế bào bạch cầu, giống như những binh sĩ vậy. Chúng tuần tra khắp cơ thể bạn, tìm kiếm những vi sinh vật xâm nhập và tấn công chúng.
- Kháng thể: Cơ thể bạn sinh ra những protein đặc biệt này để kháng lại những vi sinh vật và độc tố do chúng lan tỏa khắp cơ thể bạn.
- Lá lách: Cơ quan nội tạng này loại bỏ những vi sinh vật không mong muốn khỏi máu của bạn.
4. Đánh giá sách Cẩm nang khám phá cơ thể người
Chúng ta thường bị cuốn hút bởi những bí ẩn của vũ trụ cùng thế giới bên ngoài, nhưng sự thực là con người chưa biết nhiều về vũ trụ nội tại – chính cơ thể của mình. Cơ thể người có thể được coi là một hệ sinh thái vô cùng phức tạp và rộng lớn (nếu tính theo tầm vi mô ấy!). Có quá nhiều hoạt động đang diễn ra bên trong và bên trên cơ thể, bao gồm nhiều thứ quen thuộc nhưng… hơi ghê một xíu! Ợ hơi, chảy nước mũi, toát mồ hôi,… và nhiều hoạt động nữa.
Đấy là còn chưa đề cập đến vi khuẩn, nấm, rận, .. nữa đó! Những nhân tố ấy đều có nguồn gốc tự nhiên, nếu có lợi thì đóng vai trò thiết yếu cho cơ thể, nếu có hại thì cần xử lý y học kịp thời. Mỗi tiểu tiết về cơ thể người đều đi kèm những câu chuyện khoa học kỳ thú đến bất ngờ, không hề kém cạnh những ngôi sao xa xôi ngoài vũ trụ huyền bí.
Cuốn sách “Cẩm nang khám phá cơ thể con người” được in màu và có nhiều hình ảnh, đơn giản vì đây là cuốn sách thiên về khoa học nên nếu chỉ có chữ và in đen trắng thì thật sự đối với những người mới tham khảo thêm về thể loại sách này như mình sẽ rất khó để có hứng đọc. Mục lục của sách cũng được thiết kế sinh động, kèm hình ảnh minh hoạ khiến độc giả có thêm nhiều hứng thú.
Đây một cuốn sách đáng đọc vì với mỗi người thì việc hiểu về cơ thể của chính mình là cực cần thiết, hiểu nó để chăm sóc tốt cho nó và nó sẽ phục vụ lại nhu cầu của ta một cách tuyệt nhất. Nên nếu bạn có cơ hội để đọc cuốn sách này thì thật tuyệt.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review sách Cẩm Nang Khám Phá Cơ Thể Người – George Ivanoff