Tóm tắt & review 22 quy luật bất biến trong Marketing là tập hợp những quy luật cơ bản có thể chi phối và quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh.
Mục lục
- 1. Giới thiệu tác giả
- 2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả
- 3. Tóm tắt nội dung 22 quy luật bất biến trong marketing
- Lời mở đầu
- Quy luật 1. Quy Luật Dẫn Đầu
- Quy luật 2 .Quy Luật Về Chủng Loại Sản Phẩm
- Quy luật 3. Quy Luật Về Trí Nhớ
- Quy luật 4. Quy Luật Về Nhận Thức
- Quy luật 5. Quy Luật Về Trọng Tâm
- Quy luật 6. Quy Luật Độc Quyền
- Quy luật 7.Quy Luật Bậc Thang
- Quy luật 8. Quy Luật Tay Đôi
- Quy luật 9. Quy Luật Đối Nghịch
- Quy luật 10. Quy Luật Phân Hóa
- Quy luật 11: Quy Luật Triển Vọng
- Quy luật 12. Quy Luật Mở Rộng
- Quy luật 13. Quy Luật Hi Sinh
- Quy luật 14. Quy Luật Về Thuộc Tính
- Quy luật 15. Quy Luật Nói Thẳng
- Quy luật 16. Quy Luật Đơn Nhất
- Quy luật 17. Quy Luật Không Thể Dự Đoán
- Quy luật 18. Quy Luật Về Thành Công
- Quy luật 19. Quy Luật Về Thất Bại
- Quy luật 20. Quy Luật Thổi Phồng
- Quy luật 21. Quy Luật Gia Tăng
- Quy luật 22. Không Có Tài Trợ Thích Hợp, Một Ý Tưởng Không Thực Hiện Được
- 4. Cảm nhận và đánh giá 22 quy luật bất biến trong marketing
1. Giới thiệu tác giả
Al Ries là một chuyên gia tiếp thị và tác giả người Mỹ. Ông là người đồng sáng lập và chủ tịch của công ty tư vấn Ries & Ries có trụ sở tại Atlanta với đối tác và con gái của ông, Laura Ries. Cùng với Jack Trout, Ries được cho là đã làm sống lại ý tưởng “định vị” trong lĩnh vực tiếp thị. Jack Trout cũng là đồng tác giả của cuốn sách 22 quy luật bất biến trong marketing.
2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả
Cuốn sách 22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing trình bày những qui luật cơ bản có khả năng chi phối, quyết định quan trọng đến sự thành bại trong kinh doanh. Đây cũng là công trình tâm huyết của hai tác giả Al Ries và Jack Trout với nhiêù năm nghiên cứu và trải nghiệm thực tế. Những quy luật này mang giá trị thực tiễn cao, dễ nắm bắt, vận dụng và nhanh chóng đưa bạn đến thành công và toả sáng trong vai trò là một nhà Marketing hiệu quả.
Đối tượng độc giả của sách là những doanh nghiệp đang trên con đường phát triển sản phẩm của mình một cách thông minh và có hiệu quả
3. Tóm tắt nội dung 22 quy luật bất biến trong marketing
Lời mở đầu
Chúng tôi đã phân tích nguyên tắc tiếp thị một cách chi tiết qua sách vở, các bài báo, các bài thuyết trình. Chúng tôi cũng đã phát triển các mẫu chiến lược trong quá trình tiếp thị, bao gồm cả một mẫu tự nhiên của trí tuệ con người mà chúng tôi đã phổ biến dưới khái niệm “vị trí”. Chúng tôi cũng đã phát triển một mẫu thị trường mang tính quân sự, những công ty và nhãn hiệu được sắp xếp ở các vị thế tấn công, phòng ngự tập kích hay du kích trong chiến tranh tiếp thị.
Sau nhiều năm làm việc với các nguyên tắc và vấn đề trong tiếp thị, chúng tôi đã đúc kết thành các điều luật cơ bản bảo đảm thành công hay thất bại trên thị trường. Chúng tôi gọi đây là những điều luật tiếp thị không thể thay thế, có tất cả 22 điều tương ứng với 22 quy luật bất biến trong marketing. Vi phạm các điều này, rủi ro sẽ đến với bạn.
Quy luật 1. Quy Luật Dẫn Đầu
Vị trí dẫn đầu hay hơn là vị trí tốt hơn?
Rất nhiều người tin tưởng rằng vấn đề căn bản trong tiếp thị là làm sao thuyết phục các khách hàng tương lai rằng mình có sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn.
Điều này không đúng. Nếu bạn chia sẻ một thị trường nhỏ và bạn phải cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, được tài trợ tốt hơn thì chiến lược tiếp thị của bạn có thể bị thất bại ngay từ đầu. Bạn đã vi phạm luật tiếp thị đầu tiên.
Vấn đề căn bản trong tiếp thị là sáng tạo được một chủng loại mà mình là người đầu tiên trong lĩnh vực này. Đó chính là “luật dẫn đầu”. Vị trí dẫn đầu vẫn hơn là vị trí tốt hơn. Đi vào trí nhớ trước tiên dễ dàng hơn là thuyết phục mình có sản phẩm tốt hơn sản phẩm của ai đó đã được giới thiệu trước. Bạn có thể trình bày Luật dẫn đầu bằng cách tự đặt hai câu hỏi:
- Ai là người đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương? Chales Lindbergh, đúng không?
- Ai là người thứ hai bay một mình qua Đại Tây Dương? Thật không dễ trả lời. Người thứ hai bay một mình qua Đại Tây Dương là Bert Hinkler. Bert là phi công giỏi hơn Charlie: ông ta bay nhanh hơn. dùng ít nhiên liệu hơn. Tuy vậy, ai đã từng nghe nói về Bert Hinkler (Bert đã bỏ nhà đi và bà Hinkler chẳng có tin tức gì về ông ta kể từ khi ấy).
Quy luật 2 .Quy Luật Về Chủng Loại Sản Phẩm
Nếu bạn không ở vị trí đầu tiên của một chủng loại, hãy tạo ra sản phẩm mới mà bạn ở vị trí đầu tiên.
Hãy quên nhãn hiệu đi. Hãy nghĩ đến các mặt hàng. Các khách hàng tương lai sẽ cảnh giác khi nói đến nhãn hiệu vì mọi người đều khoe tại sao nhãn hiệu của họ tốt hơn. Nhưng khách hàng luôn cởi mở khi nói đến mặt hàng vì người ta đền ham thích cái gì mới lạ, ít người thích thú với cái gì tốt hơn.
Quy luật 3. Quy Luật Về Trí Nhớ
Luật về trí nhớ tiếp theo sau luật về nhận thức (Law of perception). Nếu tiếp thị là trận chiến của nhận thức, không phải của sản phẩm thì trí nhớ đóng vai trò quyết định đối với thị trường.
Mỗi năm có hàng ngàn doanh nhân thất bại vì đã vi phạm luật này. Một vài người có ý tưởng hay quan niệm mà họ tin là sẽ (hoặc có thể) cách mạng hóa một nền công nghiệp. Vấn đề là làm sao đưa quan điểm hay tư tưởng này vào tâm trí của các khách hàng tương lai.
Nếu bạn muốn tạo ra một ấn tượng sâu sắc cho một người nào đó, bạn không thể lách vào trong tâm trí họ và rồi từ từ tạo ra một quan niệm thuận lợi theo thời gian. Tâm trí không hoạt động theo cách ấy. Bạn phải nhảy bổ vào tâm trí.
Lý do bạn phải nhảy bổ vào thay vì luồn lách bởi lẽ người ta không thích thay đổi suy nghĩ của mình. Một khi họ đã có ấn tượng như thế nào thì nó là như vậy. Họ nghĩ bạn là loại người như thế nào thì ghi vào tâm trí. Bạn không thể trở thành một người khác trong tâm trí cuả họ.
Quy luật 4. Quy Luật Về Nhận Thức
Tiếp thị không phải là cuộc chiến của sản phẩm. Đó là cuộc chiến của các nhận thức.
Hầu hết mọi người đều cho rằng mình nhận thức hay hơn người khác. Họ có cảm giác của một sự hoàn hảo mang tính chủ quan. Nhận thức của họ luôn chính xác hơn người láng giềng hay bạn bè. Sự thật và nhận thức trở nên hợp nhất trong tâm trí, không có sự khác biệt giữa hai điều đó.
Hầu hết các sai lầm về tiếp thị bắt nguồn từ giả thuyết là bạn đang chiến đấu trong một trận chiến của các sản phẩm. Tất cả những điều luật trong cuốn sách này lại rút ra từ những quan điểm ngược lại.
Một số nhà tiếp thị khảo sát những qui luật tiếp thị tự nhiên dựa vào một lập luận sai lầm: sản phẩm chính là trung tâm của các chương trình tiếp thị và rồi bạn sẽ thắng hay thua dựa vào sản phẩm. Đó chính là lý do tại sao đường lối tiếp thị tự nhiên của một số sản phẩm (từng được coi là hợp lý) luôn bị sai lầm.
Chỉ có cách nghiên cứu cách nhận thức được hình thành ra sao trong tâm trí và đặt trong tâm các chương trình tiếp thị của bạn trên các nhận thức này bạn mới có thể vượt qua các sai lầm căn bản của bản năng tiếp thị.
Quy luật 5. Quy Luật Về Trọng Tâm
Khái niệm mạnh mẽ nhất trong tiếp thị là làm chủ được một từ có trong tâm trí khách hàng.
Đây là luật về trọng tâm (law of focus). Bạn rút ngắn đường đi vào tâm trí khách hàng bằng cách thu nhỏ điểm hội tụ thành một từ đơn hay một khái niệm. Đó là sự hy sinh căn bản trong tiếp thị.
ững từ hiệu qủa nhất là những từ đơn giản và có khuynh hướng nói về lợi ích. Không cần biết sản phẩm phức tạp ra sao, không cần biết nhu cầu thị trường thế nào, tốt nhất là luôn đặt trọng tâm vào một từ hay lợi ích của khách hàng, hơn là hai, ba hoặc bốn từ.
Việc này sẽ đạt kết qủa to lớn hơn nếu bạn đưa ra một lợi ích mạnh mẽ, khách hàng có thể cho bạn biết một số lợi ích khác nữa. Luật về trọng tâm áp dụng cho bất cứ cái gì mà bạn bán ra.
Quy luật 6. Quy Luật Độc Quyền
Hai công ty không thể nào làm chủ cùng một từ trong tâm trí khách hàng. Nếu một đối thủ đã làm chủ một từ hay đã chiếm một vị trí trong tâm trí khách hàng rồi thì thật là vô ích khi cố công làm chủ từ đó.
Vấn đề lớn nhất mà người tiêu dùng thường gặp phải khi sử dụng pin là gì? Nó không còn dùng được vào những lúc cần thiết nhất. Vậy người ta đòi hỏi điều gì ở loại pin số một? Lẽ dĩ nhiên là sự lâu bền, đó là cái mà mình phải quảng cáo. Đúng không? Đáng tiếc, không đúng như vậy.
Sự kiện mà các nhà nghiên cứu chẳng bao giờ cho bạn biết là đã có một công ty khác làm chủ ý tưởng đó rồi. Các nhà nghiên cứu này chỉ muốn khuyến khích khách hàng của họ (tức là bạn) gia tăng số lượng các chương trình tiếp thị. Lý thuyết cho rằng nếu bạn chi đủ tiền, bạn sẽ làm chủ ý tưởng. Đúng không? Sai.
Nhiều người đã phải trả một giá quá đắt vì vi phạm luật độc quyền.
Quy luật 7.Quy Luật Bậc Thang
Chiến lược áp dụng tùy thuộc vào bậc thang bạn đứng.
Trong khi mục tiêu tiếp thị chính của bạn là chiếm vị trí đầu tiên trong tâm trí của khách hàng, bạn vẫn không thua trong cuộc chiến nếu cố gắng của bạn chưa thành công. Có những chiến lược được áp dụng khi nhãn hiệu của bạn ở vị trí thứ hai và thứ ba.
Tất cả các sản phẩm đều không được tạo ra ngang bằng nhau. Có một hệ thống thứ tự trong đầu óc của khách hàng mà họ dùng nó khi quyết định.
Cái thang đánh giá là một so sánh đơn giản nhưng có hiệu qủa rất lớn giúp bạn giải quyết những vấn đề khủng hoảng trong tiếp thị. Trước khi bắt đầu bất cứ chương trình tiếp thị nào, bạn hãy tự hỏi các câu hỏi sau: “Chúng ta ở vị trí nào trên cái thang đánh giá trong tâm trí khách hàng? Nấc trên cùng hay nấc thứ hai?” (Hoặc có thể chẳng ở nấc nào cả).
Sau đó phải chắc chắn là chương trình của bạn được thực hiện một cách thực tế tùy vào vị trí của bạn trên cái thang.
Quy luật 8. Quy Luật Tay Đôi
Về lâu dài, mỗi thị trường là một cuộc đua của hai con ngựa
Lúc đầu, mỗi một loại sản phẩm là một cái thang với nhiều nấc, dần dần, cái thang nhiều nấc trở thành một cái thang hai nấc.
Trong một thị trường đang mở mang, vị trí số ba và số bốn xem ra rất hấp dẫn. Doanh số gia tăng, các khách hàng mới và ít hiểu biết tràn ngập thị trường. Những khách hàng này không phải luôn luôn biết được nhãn hiệu nào đứng đầu, vì vậy họ thường
chọn ngay cái nào trông có vẻ hấp dẫn hay thích thú. Các nhãn hiệu loại này có được vị trí số ba hay số bốn.
Thời gian trôi qua, các khách hàng này học hỏi được kinh nghiệm, trở nên khôn ngoan hơn. Họ muốn nhãn hiệu dẫn đầu, căn cứ vào giả thuyết ngây thơ là nhãn hiệu dẫn đầu phải tốt hơn.
Chúng tôi nhắc lại: Khách hàng tin rằng tiếp thị là cuộc chiến của sản phẩm. Cách suy nghĩ này giữ cho hai nhãn hiệu trên cùng: “Chúng nó phải tốt nhất vì chúng đứng đầu”.
Quy luật 9. Quy Luật Đối Nghịch
Nếu bạn đang nhắm vào vị trí thứ hai, chiến lược của bạn bị người đứng đầu quyết định.
Trong sức mạnh có sự suy yếu. Bất cứ khi nào người đứng đầu mạnh, là có cơ hội cho người nào ở vị trí thứ hai lật ngược lại.
Giống như một đô vật dùng sức mạnh của đối thủ để chóng lại chính đối phương.
Một công ty phải tìm cách lật đổ sức mạnh của công ty đứng đầu.
Nếu bạn muốn thiết lập một chỗ đứng chắc chắn ở bậc thang thứ hai, hãy nghiên cứu công ty ở phía trên bạn. Sức mạnh của họ ở đâu và làm thế nào để xoay chuyển thế mạnh đó thành thế yếu.
Bạn phải khám phá ra bản chất của kẻ dẫn đầu và rồi chỉ ra cho khách hàng thấy điều ngược lại. (nói một cách khác, đúng gắng làm tốt hơn, mà cố gắng làm khác đi). Thường thì hãng mới nổi lên chống lại hãng đã có uy tín lâu đời.
Quy luật 10. Quy Luật Phân Hóa
Cũng như vi trùng đơn bào ameoba phân chia trong ống nghiệm, đấu trường tiếp thị được coi như là một đại dương các chủng loại không ngừng phát triển.
Luật phân hóa ảnh hưởng đến các quốc gia (Dẫn chứng là vụ lộn xộn ở Nam Tư). Năm 1776, có vào khoảng 35 đế quốc, vương quốc, quốc gia trên thế giới. Vào chiến tranh Thế giới thứ hai, số này gia tăng gấp đôi. Vào năm 1970, có hơn 130 quốc gia. Ngày nay, khoảng 190 quốc gia được thế giới công nhận là quốc gia có chủ quyền.
Sớm tốt hơn là trễ. Nhưng bạn không thể đi vào tâm trí khách hàng trước tiên, trừ phi bạn đã chuẩn bị thời gian cho việc phát triển.
Quy luật 11: Quy Luật Triển Vọng
Doanh số bán ra của một công ty tăng hay giảm công cuộc kinh doanh? Rõ ràng là trong ngắn hạn, gia tăng doang số bán ra làm thúc đẩy công cuộc kinh doanh. Nhưng có nhiều, rất nhiều bằng chứng cho thấy doanh số bán ra làm giảm công cuộc kinh doanh của một công ty về lâu dài, bởi vì khách hàng được chỉ cho biết là đừng mua theo giá bình thường.
Bên cạnh sự kiện cho khách hàng biết rằng họ có thể mua một thứ nào đó với giá rẻ hơn; một đợt bán hạ giá còn nói gì với khách hàng? Nó nói rằng giá bình thường của bạn quá cao. Sau đợt khuyến mãi giảm giá chấm dứt, khách hàng có khuynh hướng tránh mua ở các tiệm có tiếng là hay bán giảm giá.
Để duy trì số bán các hàng bán lẻ nhận thấy hầu như họ phải liên tục bán giảm giá. Không phải là chuyện lạ khi đi qua một dãy phố bán lẻ ta tìm thấy cả chục tiệm với cửa kính được trang trí bằng biển giảm giá.
Quy luật 12. Quy Luật Mở Rộng
Trong cuốn sách này, luật bị vi phạm nhiều nhất là luật Mở Rộng. Điều tồi tệ hơn nữa là công việc mở rộng liên tục mà công ty dự phần vào với một sự cố gắng vô ý thức. nó cũng giống như tủ quần áohay ngăn kéo bàn giấy của bạn bị đầy ắp mà không phải do sự vô ý của bạn.
Có lúc công ty tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất mang lại nhiều lợi tức. Ngay sau đó, cũng chính công ty lại trải mỏng ra sản xuất nhiều loại sản phẩm và thua lỗ.
Có rất nhiều cách mở rộng sản phẩm, nhiều như là các hành tinh trong vũ trụ vậy. và hàng ngày đều có một cách mới được nghĩ ra. Về lâu dài, và với sự cạnh tranh nghiêm trọng, việc mở rộng sản xuất thêm sản phẩm không bao giờ thành công.
Tạo ra nhiều mùi vị là cách thông dụng nhất để cố gắng chiếm thêm thị trường. nghe có vẻ đúng nhưng thực sự lại không như vậy.
Đối với nhiều công ty, mở rộng sản phẩm là một cách dễ dàng nhất. Phát động một nhãn hiệu mới không những cần tiền bạc mà còn phải có ý kiến hay ý niệm. Để một nhãn hiệu mới có cơ thành công, nó phải là nhãn hiệu đầu tiên của loại sản phẩm đó. Các công ty đợi cho đến khi có một thị trường mới được triển khai thì hai vị trí đứng
đầu đã có người chiếm mất rồi. Vì vậy họ lại quay trở lại với chiều hướng mở rộng sản phẩm cũ.
Phương thuốc trị bênh mở rộng sản phẩm là sự can đảm của công ty, một mặt hàng hiếm hoi trong thời buổi hiện nay.
Quy luật 13. Quy Luật Hi Sinh
Luật hi sinh đối ngược lại với Luật mở rộng. Ngày nay, nếu bạn muốn thành công, bạn phải bỏ bớt đi. Có ba thứ phải hi sing: sản phẩm, thị trường. được nhắm tới và sự thay đổi liên tục.
Thứ nhất: sản phẩm. sách nào viết rằng muốn bán được nhiều bạn phải bán nhiều hơn?
Hãy bàn tới sự hi sinh thứ hai: Mục tiêu thị trường được nhắm tới.
Sự hi sinh cuối cùng: Thay đổi liên tục.
Quy luật 14. Quy Luật Về Thuộc Tính
Đối với mỗi thuộc tính, đều có thuộc tính đối lập hiệu quả
Trong chương 6 (Luật độc quyền) chúng tôi đã nhấn mạnh rắng bạn không thể làm chủ một từ hay một vị thế mà đối thủ làm chủ. Bạn phải tìm ra một từ riêng cho mình. Bạn phải tìm được một thuộc tính khác.
Tiếp thị là trận chiến của ý tưởng. vậy nếu muốn thành công bạn phải có ý tưởng hay, thuộc tính riêng của mình để đặt trọng tâm cố gắng của bạn vào đó. Nếu không cố, tốt hơn hết là bạn phải bán giá rẻ, thật là rẻ.
Có người nói tất cả thuộc tính đều không sáng tạo ngang nhau. Một vài thuộc tính quan trọng hơn đối với khách hàng hơn là các thuộc tính khác. Bạn phải thử nghiệm và làm chủ được thuộc tính quan trọng nhất.
Quy luật 15. Quy Luật Nói Thẳng
Khi bạn thừa nhận một khuyết điểm, khách hàng sẽ cho bạn một ưu điểm.
Bản chất của công ty hay con người là chống lại sự thừa nhận một vấn đề. Từ nhiều năm rồi, sức mạnh của tư duy tích cực đã được nhồi nhét vào đầu óc chúng ta. “Tư duy tích cực” là đế tài vô tận của sách vở và báo chí.
Như vậy có lẽ bạn ngạc nhiên khi nói rằng cách hữu hiệu nhất để lọt vào tâm trí khách hàng là thừa nhận một khuyết điểm trước rồi sau đó chuyển thành ưu điểm.
Mục đích của sự nói thẳng ra không phải là lời xin lỗi. Mục đích của nói thẳng là để tạo ra một lợi ích thuyết phục khách hàng của bạn.
Luật này chỉ chứng minh một cách xử thế cũ kỹ: Thật thà là chính sách tốt nhất.
Quy luật 16. Quy Luật Đơn Nhất
Nhiều nhà tiếp thị nhìn thấy sự thành công như là sự tổng hợp của nhiều nỗ lực. Họ nghĩ là dù với bất cứ chiến lược nào vẫn có thể thành công nếu có nỗ lực đúng mức trong thực hiện. Nếu họ làm việc với hãng dẫn đầu về một loại sản phẩm, họ thường phung phí sức lực vào nhiều chương trình khác nhau và hình như họ nghĩ rằng cách tốt nhất để phát triển là tham dự vào mọi thứ.
Nếu họ không cộng tác được với hãng dẫn đầu, họ thường cố gắng làm như mình đang dẫn đầu, nhưng tốt hơn một chút nữa. Cũng giống như trường hợp tổng thống Saddam Husein nói rằng “ điều chúng ta cần làm là chiến đấu hăng hơn một chút và rồi vất vả trót lọt”. Cố gắng nhiều hơn không phải là bí quyết thành công trong tiếp thị.
Dù bạn gặp phải cực nhọc hơn hay gặp thuận lợi hơn thì sự khác biệt cũng không nhiều. Công ty lớn hoen thì Luật bình quân cũng loại đi nhiều hơn những lợi thế khi nó cố gắng làm nhiều hơn.
Lịch sử đã chứng minh rằng, để đạt được hiệu quả, chỉ có một điều duy nhất có thể làm được trong tiếp thị là hành động táo bạo. Nói cách khác, trong một tình huống nào đó, chỉ cần một hành động cũng đạt được những kết quả đáng kể.
Quy luật 17. Quy Luật Không Thể Dự Đoán
Nếu bạn không phải là người thảo ra kế hoạch của đối thủ, bạn không thể nào dự đoán được tương lai.
Điều mập mờ của hầu hết các kế hoạch tiếp thị là một giả thuyết về tương lai. Mà các kế hoạch tiếp thị dựa vào những gì sẽ xảy ra trong tương lai thường la sai lầm.
Với hàng trăm máy vi tính và cả một đạo quân các chuyên gia về khí tượng mà chẳng ai có thể dự đoán được thời tiết trước ba ngày, làm thế nào mà bạn có thể dự đoán được thị trường của bạn trước ba năm.
Kế hoạch ngắn hạn tốt đến góc độ hoặc từ ngữ khác với sản phẩm của bạn hoặc công ty. Rồi thì bạn tổ chức một hương tiếp thị dài hạn mạch lạc để tạo ra một chương trình gia tăng đến tột độ ý tưởng hay góc độ đó. Nó không phải là một kế hoạch dài hạn; đó là một chiều hướng dài hạn.
iều nguy hiểm của việc làm dựa trên khuynh hướng là ước tính phỏng định. Nhiều công ty nhảy vào những kết luận với dự đoán là khuynh hướng này sẽ kéo dài trong bao lâu.
Tệ hại ngang với sự ước tính phỏng chứng một khuynh hướng là việc giả thiết tương lai sẽ trở lại giống như hiện tại. Khi mà bạn giả thiết rằng không có gì thay đổi, bạn đang dự đoán tương lai một cách chắc chắn y như là khi bạn đang giả dụ rằng một vài thứ sẽ thay đổi. Hãy ghi nhơ Luật Peter (Peter’s Law).: Điều không ngờ luôn xảy ra.
Quy luật 18. Quy Luật Về Thành Công
Thành công thường đưa đến kiêu căng và kiêu căng thường dẫn đến thất bại
Tự cao tự đại (cái tôi) là kẻ thù của sự thành công trong tiếp thị. Khách quan vô tư là điều cần thiết.
Khi thành công, người ta có chiều hướng trở nên thiếu khách quan. Họ thường áp đặt sự xét đoán của mình cho thị trường.
Thành công thường là yếu tố gây tai học tiếp theo ngay đằng sau sự việc mở rộng sản phẩm thiếu suy xét. Khi một nhãn hiệu thành công công ty sẽ nghĩ ngay cái tên chỉ là lý do chính dẫn đến thành công của nhãn hiệu. Vì vậy, họ tìm kiếm ngay một sản phẩm khác để gắn tiếp cái tên đó.
Sự lật ngược lại. Cái tên không làm cho nhãn hiệu đó nổi tiếng (dù rằng một cái tên tồi có thể làm cho nhãn hiệu không nổi tiếng được). Nhãn hiệu nổi tiếng vì bạn đã có những hoạt động tiếp thị đúng. Nói một cách khác, bước đi của bạn phù hợp với luật tiếp thị.
Bạn phải đi vào tâm trí khách hàng trước tiên. Bạn phải thu hẹp trọng tâm hoạt động, Bạn nắm được những thuộc tính mạnh mẽ.
Sự thành công của bạn làm cho bạn trở nên kiêu căng đến mức bạn đặt cái tên nối tiếng cho tất cả các sản phẩm.
Quy luật 19. Quy Luật Về Thất Bại
Thất bại là điều có thể xảy đến và hãy chấp nhận.
Nhiều công ty tìm cách sửa chữa sự việc hơn là bỏ đi. “Hãy tổ chức lại để cứu vãn tình thế”. Đó là lối sống của họ.
Thừa nhận một lỗi lầm và không làm bất cứ điều gì sửa chữa lỗi lầm đó thì không hay cho sự nghiệp của bạn. Cách hay hơn cả là thừa nhận thất bại và sớm làm một cái gì đó để giảm bớt thiệt hại.
Quy luật 20. Quy Luật Thổi Phồng
Nhiều năm qua, quảng cáo thổi phồng lớn nhất dành cho các sự phát triển, hứa hẹn thay đổi ngay toàn thể một nền công nghiệp, loại cần thiết cho kinh tế nước Mỹ.
Khi sự việc tiến triển tốt, một công ty không cần quảng cáo rầm rộ. Khi bạn cần sự thổi phồng, có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối.
Các phóng viên, và cả biên tập viên trẻ, thiếu kinh nghiệm thướng có khuynh hướng ngưỡng mộ những gì họ đọc qua sách báo hơn là tự mình tìm kiếm lấy. Một khi sự thổi phồng được bắt đầu, nó sẽ tiếp diễn dài dài.
Quy luật 21. Quy Luật Gia Tăng
Các chương trình thành công không xây dựng trên thị hiếu nhất thời, mà được xây dựng căn cứ vào khuynh hướng.
Một thị hiếu nhất thời (a fad) như là sóng biển, và một khuynh hướng (trend) là thủy triều. Một mốt nhất thời có rất nhiều sự thổi phồng trong đó, và một khuynh hướng có rất ít.
Một mốt nhất thời là một hiện tượng ngắn hạn có thể sinh lợi, nhưng không đủ lâu để cho một công ty đứng vững. Nói xa hơn, một công ty thướng có một khuynh hướng sẵn sàng đẩy mạnh thị hiếu nhất thời như thể nó là một khuynh hướng (xu hướng). Kết quả là công ty thường bị kẹt bộ máy nhân viên đồ sộ, cơ sở sản xuất đẳt tiền và mạng lưới phân phối.
Quy luật 22. Không Có Tài Trợ Thích Hợp, Một Ý Tưởng Không Thực Hiện Được
Trong tiếp thị, người giàu lại càng trở nên giàu hơn vì họ có đủ khả năng đưa hình ảnh sản phẩm vào tâm trí của khách hàng. Vấn đề của họ chỉ là việc chọn lọc ý kiến hay, ý kiến dở và cách tiết kiệm được chi phí. Thương trường thường có nhiều bất công. Nhất là với các nhà tiếp thị nhỏ khi gặp phải đối thủ cạnh tranh lớn. Các công ty khổng lồ chi rất nhiều tiền cho nhãn hiệu của họ. Procter & Gamble mỗi năm chi khoảng 2 tỷ USD cho các hoạt động quảng cáo tiếp thị, General Motors tiêu tốn khoảng 1.5 tỷ USD mỗi năm. Trong tiếp thị, thật khó có thể tiết kiệm nếu muốn thành công. Như vậy các công ty nhỏ có thể tìm vốn được ở đâu? Có lẽ chúng ta sẽ có một topic khác dành riêng cho vấn đề này.
4. Cảm nhận và đánh giá 22 quy luật bất biến trong marketing
22 quy luật bất biến trong marketing là sự tổng hợp các quy luật mang tính thực tiễn cao, hướng các doanh nghiệp đến những ý tưởng và quy luật đúng đắn. Đây thực sự là những chỉ dẫn vô cùng giá trị cho mỗi doanh nghiệp trên con đường xây dựng và phát triển.
Sự thành công trong kinh doanh hay của một thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào cách tiến hành công tác Marketing. Một chương trình Marketing hiệu quả không phải chỉ cần đựơc lên kế hoạch đầy đủ, thực hiện đúng thời điểm và có nguồn tài chính thuận lợi mà còn phải tuân theo những qui luật Marketing.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt và review 22 quy luật bất biến trong marketing by Lê Minh Hạnh