Tóm tắt & Review Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s cabin), tiểu thuyết của nhà văn Harriet Beecher Stowe
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Bà Harriet Beecher Stowe (1811 – 1896) – tác giả của quyển sách này, sống ở bang Ohio, một bang ở sát miền Nam nước Mĩ, nơi chế độ nô lệ tồn tại khốc liệt nhất. Bà đã mắt thấy tai nghe những cảnh buôn bán nô lệ rất thương tâm. Bà đã chứng kiến những cảnh lao động khổ nhục của người nô lệ, thấy họ bị đày đọa, đánh đập tàn nhẫn như thế nào. Bà đã thấy bọn chủ nô dùng chó săn đuổi bắt, cắn xé người nô lệ bỏ trốn hoặc dùng súng đi săn bắt họ như săn bầy thú rừng. Bà cũng đã thấy những cuộc đấu tranh của người da đen để tự giải phóng, và đã viết nên tác phẩm “Túp lều bác Tom”. Những người Mỹ có xu hướng tiến bộ lúc ấy coi nô lệ da đen là những con người cũng có tình thương yêu gia đình thắm thiết, tâm hồn phong phú, trí thông minh tuyệt vời và có tinh thần đấu tranh gan dạ. Họ đứng về phía tự do, bảo vệ quyền của con người, coi chế độ nô lệ là một chế độ dã man cần xóa bỏ. “Túp lều bác Tom” đã nói lên điều đó.
2. Giới thiệu tác phẩm
Túp lều bác Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch (và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh Thánh) và được tin là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô. Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: “Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại”
Túp lều bác Tom có nội dung gồm 10 chương.
3. Tóm tắt nội dung Túp lều bác Tom
Túp lều bác Tom kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là bác Tom với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác.
Bác Tom có thể nói là một con người đại diện cho những người da màu, dù bị đối xử rất tệ, nhưng vẫn giữ vững một lòng trong sạch, thà chịu đòn, đau đớn chứ nhất định không vấy bẩn lương tâm. Bác chính là điểm sáng trong câu chuyện. Ban đầu bác xuất hiện như một “điểm mù”- một nhân vật khá nhạt nhòa. Nhưng sau đó, bác lại chính là người truyền tải rất rõ những thông điệp của tác giả. Bác là một người nô lệ nhưng bác không mang một trái tim bị xiềng xích. Bác có một tâm hồn rộng mở, sẵn sàng đi qua những trang Kinh thánh, học những điều tử tế tốt đẹp của đời và mang trên mình một trái tim ấm nóng, luôn quan tâm và yêu thương hết thảy những con người lương thiện, và luôn thủy chung một lòng với người chủ cũ – gia đình Shelby của mình.
Sau tất cả bao nhiêu biến cố, với sự tốt bụng và hướng thiện của mình dẫu cho cuộc sống đầy khắc nghiệt, bác đã dạy dỗ cô bé, giúp cô bé có được những quan niệm sống và hơn hết, là lối sống yêu thương, đối xử công bằng và quan tâm đến mọi người hơn. Sau này, khi những chuyện không hay xảy ra và bác bị một ông chủ ở đồn điền miền Nam “mua về”, những chuỗi ngày khắc nghiệt là cứ thế tiếp diễn. Những đồ đạc của bác thì bị vứt bỏ bớt đi và dù cho bị đánh đập, bất công, bác vẫn giữ tâm ngay thẳng. Dù cho kẻ ấy với tâm can độc ác muốn hành hạ đến cùng, bác vẫn không hề bị khuất phục. Bác có thể nói, là một người làm việc rất siêng năng, nhưng vì với lòng tốt của mình, giúp đỡ một người làm, tên chủ đâm ra căm ghét bác. Hắn lấy cớ hành hạ bác, và cả những lí do khác nữa. Hễ có dịp, hắn lại cho đánh bác đến không đi nổi, và những vết thương bị nhiễm trùng cứ ngày một nặng thêm. Chỉ những điều ấy thôi, những người như bác Tom đã phải sống khắc nghiệt nhưng họ vẫn ngay thẳng, tâm trong sạch, cũng đủ để ta dành ra một phút giây nào đó, nhìn nhận lại chính mình.
4. Cảm nhận và đánh giá
“Tôi thật sự đã khóc rất nhiều. Tôi không nghĩ lại có cuốn sách nào có thể khiến mình cảm động đến thế. Bác Tom quá tuyệt vời. Bác dậy ta những điều khiến ta phải thầm khâm phục và ngưỡng mộ. Cuốn sách đã nói lên những khát khao lúc bấy giờ nhưng lại ẩn chứa điều tuyệt vời là ngay cả những con người trong thời hiện đại này cũng cần phải học hỏi theo rất nhiều. Rất đáng để ta ngưỡng mộ. Những đoạn Bác thẳng thắn trả lời với những người chủ của mình , vẫn giữ được sự tôn trọng nhất định với như lại khiến ta cảm nhận được một tâm hồn rất cao quý, chẳng có gì có thể chà đạp được. Quả là một cuốn sách rất tuyệt vời! Bác Tom đáng kính ơi…”
“Đây không chỉ là một cuốn sách hay và thấm thía, mà còn là sự đấu tranh. Đấu tranh cho cả một tộc người, tuy tài năng, đức độ nhưng luôn nằm dưới đáy của xã hội. Người da đen bị bán, bị tra tấn, bị chịu những số phận thảm khốc. Cứ lúc nào cuộc sống bác Tom có thêm 1 tia hi vọng nhỏ nhắn, là mình lại thực tâm muốn mọi sự cứ đi theo chiều như vậy. Nhưng không. Đó là quá nhiều, quá nhiều cho một chủng tộc bị kì thị. Đây là một cuốn sách hiếm hoi lấy đi nước mắt của mình. Tin mình đi, nếu bạn là một con người đấu tranh cho sự công bằng, bạn sẽ nhìn trong câu chữ những tình cảm không thể nói thành lời dành tặng người da đen. Bạn sẽ quý trọng họ bao giờ hết cái màu da đẹp đẽ ấy. Mua và thưởng thức nó đi.”
Với tác phẩm của mình, nhà văn Stowe đã đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mĩ. Bà tố cáo thống thiết chế độ vô nhân đạo ấy, khích lệ những người Mĩ có lương tâm đấu tranh để tiêu diệt nó.
Đọc tác phẩm này, chúng ta cần chú ý đến hai con đường để thực hiện lí tưởng tự do. Bác Tom sống một cuộc đời trong sạch, bác thương yêu vô hạn những người cùng cảnh ngộ, bác dũng cảm chịu chết chứ không chịu đánh một người nô lệ khác. Bác không đấu tranh bạo lực, sợ đổ máu. Bác luôn luôn hướng về Chúa, nhưng Chúa không hề bênh vực bác và những người khổ cực như bác. Tấm lòng nhân đạo đưa bác đến cái chết thê thảm. Con đường thứ hai là con đường mà Eliza, George đã đi. Phải vùng dậy, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.
Bằng những lời lên án quyết liệt chế độ nô lệ, bằng những con đường đấu tranh mà tác giả đã đề ra để tranh thủ mọi tầng lớp xã hội khác nhau ở nước Mĩ lúc bấy giờ, bà Stowe được coi là “người phụ nữ da trắng trẻ tuổi đã góp phần vào chiến thắng của lực lượng tiến bộ đòi hủy bỏ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến.”
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s cabin) của nhà văn Harriet Beecher Stowe