Tóm tắt & Review tiểu thuyết Kẻ trộm giấc mơ – Yasutaka Tsutsui

0
801

Tóm tắt & Review tiểu thuyết Kẻ trộm giấc mơ – Yasutaka Tsutsui

1. Giới thiệu tác giả

Yasutaka Tsutsui là một tiểu thuyết gia và diễn viên người Nhật. Ông đã giành được nhiều giải thưởng như giải Izumi Kyoka năm 1981, giải Kawabata Yasunari năm 1989 và giải Nihon SF Taisho năm 1992.

2. Giới thiệu tác phẩm

Là bộ truyện nổi tiếng của tác giả Yasutaka Tsutsui, Kẻ trộm giấc mơ chứa nhiều yếu tố, tình tiết đến hoang đường nhưng tới cuối cùng, câu chuyện vẫn dựa trên điểm cốt lõi, tính khoa học của nền tảng tâm lý: lý thuyết phân tâm học mà Sigmund Freud là cha đẻ.

Tuy nhiên, Kẻ trộm giấc mơ không phải cuốn sách thuần tâm lý học hay bàn luận chuyên sâu về lý thuyết phân tâm. Đây vẫn là một cuốn tiểu thuyết viễn tưởng nên không tránh khỏi những yếu tố hoang đường, phi thực tế. Càng trôi về cuối truyện, các buổi trị liệu tâm lý càng trở nên quá đỗi xa rời cội gốc tâm lý ban đầu mà tác giả chủ yếu tập trung vào khắc họa trận chiến giữa những giấc mơ. Các giấc mơ bị chồng lẫn vào nhau, lằn ranh mơ – thực bị xóa nhòa và tác phẩm trở nên kì ảo như một câu chuyện cổ tích.

3. Tóm tắt nội dung tác phẩm Kẻ trộm giấc mơ

Bởi tính khu biệt, đặc thù về nội dung nên tiểu thuyết Kẻ trộm giấc mơ xuất hiện một nhóm nhân vật khá đặc biệt: các bác sĩ tâm lý. Tất nhiên, không ít tác phẩm văn học đã viết về ngành y, thậm chí là do chính người bác sĩ viết lên nhưng có lẽ, không nhiều tiểu thuyết thực sự viết về người bác sĩ trị bệnh tâm lý, nhất là khi nhân vật trung tâm lại là một nữ bác sĩ tâm lý như Kẻ trộm giấc mơ.

Với hệ thống nhân vật mang tính đặc thù nghề nghiệp như vậy, nên theo dõi Kẻ trộm giấc mơ, trước những lý thuyết về tâm lý học nói chung, phân tâm học nói riêng được mỗi nhân vật thể hiện đều có sức thuyết phục nhất định. Từ đó, mỗi cá nhân đều như đang thực sự sống, đối thoại, suy tưởng theo đúng với nghề nghiệp họ mang trên trang sách.

Thật vậy, từ Chiba Atsuko, tác giả đã gợi đến một nữ bác sĩ tâm lý vững vàng, kiên định với phương pháp điều trị kết hợp giữa lý thuyết phân tâm cùng khoa học kỹ thuật hiện đại: “Nhưng tiềm thức đó là của bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thế nên chúng ta mới phải nghiên cứu cách họ liên kết siginifiant với signifie còn gì? Đúng như anh nói đấy, người bệnh chỉ phát ngôn theo đúng tiềm thức của bản thân họ thôi, chính vì thế, nếu không nhìn sâu vào tiềm thức của bệnh nhân thì làm sao biết được những lời họ nói thực sự có ý nghĩa như thế nào?”

Còn qua sự hằn học của Seijiro Inui, Yasutaka Tsutsui tiên sinh lại khắc họa thành công hình ảnh một kẻ làm khoa học mà bo bo giữ lấy lý luận, tư duy bảo thủ: “Như anh vừa nói ban nãy đấy, bệnh nhân tâm thần phân liệt cũng là người, cách chữa trị bằng phương thức xâm nhập hẳn vào tiềm thức suy nghĩ của người bệnh, tâm chí còn có thể áp dụng được cho người thường như vậy, trên quan điểm y học mà nói, chắc chắn gây ra nhiều tranh cãi. Dù cậu Tokita có khẳng định hiệu quả của thiết bị PT thế nào đi chăng nữa, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn nhờ cách chữa trị này vẫn chưa có bất cứ ai. Không biết rõ hiệu quả thế nào mà đã nhanh nhanh chóng chóng chuyển sang phát triển thiết bị mới ngay, chẳng phải là quá hấp tấp sao?”

Nhân vật trong câu chuyện là sự hiện diện phong phú không chỉ ở những nét cả tính riêng biệt mà còn là ở chỗ họ luôn có phần chìm bên trong được che dấu và nó chỉ được biểu hiện mãnh liệt nhất khi họ mơ.

Và từ những con người riêng biệt như những lát cắt nhỏ lấy ra từ đời sống ấy, Yasutake Tsutsui tiên sinh đã dựng lên trước mắt người đọc cả xã hội Nhật Bản thu nhỏ tại Viện Nghiên cứu Tâm thần học. Một xã hội hiện đại nhưng người ta có thật sự hạnh phúc? Hay con người càng thêm áp lực, luôn phải đè nén cảm xúc, áp chế dục vọng thiết yếu, chẳng thể tin tưởng bất kỳ ai. Người ta luôn mang theo rất nhiều gương mặt mà chẳng thể sống thật với bản thân. Cũng vì vậy, dường như trong số những nhân vật của Kẻ trộm giấc mơ, không trừ một ai, người nào cũng phải chịu đựng tôn thương tâm lý mà từ đó, tạo thành ẩn ức sâu kín trong tâm hồn. Không kể bác sĩ hay dân thường, không kể người điều trị hay bệnh nhân.

Với Konokawa là sự lo âu vì vụ án của chính anh chưa phá được, với Chiba là sự khước từ phần thân thiện và thấu cảm của mình, với Tokita là việc không thể chịu trách nhiệm hay đạo đức vì dù cho có là thiên tài thì anh vẫn mãi là một đứa trẻ, với bác sĩ Shima thì chỉ khi một giấc mơ của bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng bị cấy vào đầu ông ta mới biết rằng 2 năm trước ông đã từng gặp Paprika trong mơ để trị liệu chứng trầm cảm. Hay Osanai là sự bất lực trong việc khẳng định mình ở thế giới thực, còn chủ tịch bệnh viện thì bị mắc kẹt trong sự bất lực của đôi chân. Tất cả tạo nên một bức tranh đa dạng về con người ở thế giới hiện đại cùng những vấn đề họ gặp phải, Paprika và DC Mini mang đến một tín hiệu tích cực về mặt giải pháp cho nó. Nhưng có lẽ, tất cả vẫn đang chỉ đang nằm trong trí tưởng tượng.

4. Cảm nhận và đánh giá tiểu thuyết Kẻ trộm giấc mơ

Thế giới giấc mơ là thế giới mà con người luôn khao khát được chạm tới. Cuộc hành trình thăm dò giấc mơ là tham vọng để mở cánh cửa đi vào những vùng đất cấm của con người, nơi họ cất giữ những bí mật, những đau khổ không dám đối diện hay những đứa trẻ là chính họ đang đi lạc.

Kẻ Trộm Giấc Mơ mang tới một viễn cảnh khi vô thức của con người được soi chiếu rõ ràng trong mơ, tất nhiên trong giới hạn của một bộ phim khoa học viễn tưởng điều đó là hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng nếu đặt nó ra ngoài thực tế thì việc có thể phơi bày nhanh chóng phần vô thức mà một người cất công che dấu suốt bấy nhiêu năm (chưa kể tới việc con người luôn dễ bị rơi vào suy diễn và tự đánh lừa chính mình) nó thực sự đau đớn và khó vượt qua hơn thế rất nhiều.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Kẻ trộm giấc mơ

Tóm tắt & Review tiểu thuyết Kẻ trộm giấc mơ – Yasutaka Tsutsui

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây