Tóm tắt & Review sách Tôn tử binh pháp và 36 kế – Trần Trường Minh & Phạm Hồng
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Trần Trường Minh là tác giả của nhiều đầu sách dành cho nhiều lứa tuổi, đặc biệt là thiếu nhi. Phần lớn những tác phẩm của ông theo hướng tổng hợp nội dung. Một số tác phẩm của Trần Trường Minh: 100 truyện cổ tích Việt Nam, Kho tang truyện cổ tích Việt Nam, Mẹ kể con nghe,…
2. Giới thiệu tác phẩm
Tôn tử binh pháp và 36 kế là sự kết hợp khéo léo và tài tình của Trần Trường Minh giữa 2 kiệt tác là Tam thập lục kế (36 kế xuất hiện lần đầu tiên thời Nam Bắc triều sau đó được viết thành sách vào thời nhà Minh) và Tôn Tử binh pháp (do Tôn Vũ soạn thảo năm 512 TCN thời Xuân Thu).
3. Tóm tắt nội dụng sách Tôn tử binh pháp và 36 kế
Thiên 01: Kế sách
Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, phải nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào 5 mặt sau để phân tích, nghiên cứu để tìm thế thắng bại trong chiến tranh: Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp.
Thiên 02: Tác chiến
Tôn tử nói: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, với tình huống đó cần rất nhiều chi phí. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm, lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được.
Thiên 03: Mưu công
Tôn tử nói: thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì.
Thiên 04: Hình
Tôn tử nói: Người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công.
Thiên 05: Thế
Tôn Tử nói: Phàm điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít đều là việc tổ chức biên chế quân đội, chỉ huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính.
Thiên 06: Hư thực
Tôn Tử viết: Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân địch.
Thiên 07: Quân tranh
Tôn Tử viết: – Phàm dụng binh chi pháp …ý quên … phép dùng binh thường, tướng soái nhận lệnh vua, trưng tập dân chúng, tổ chức quân đội, sau mới bày trận đối địch. Trong quá trình đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa là giành lấy lợi thế. Cái khó nhất của việc này là phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi.
Thiên 08: Cửu biến
Tôn Tử nói: Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh, có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua không nên nghe. Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách dùng binh.
Thiên 09: Hành quân
Tôn Tử viết: Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình hình quân địch, phải chú ý hạ trại tại chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu muốn quyết chiến với địch, nên bày trận sát bờ sông.
Thiên 10: Địa hình
Tôn Tử viết: Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững.
Thiên 11: Cửu địa
Tôn Tử nói rằng: Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau: thế đất ly tán, thế đất dễ lui (vào cạn), thế đất tranh giành, thế đất giao thông, thế đất ngã tư, thế đất khó lui (vào sâu), thế đát khó đi lại, thế đất vây bọc, thế đất chết kẹt.
Thiên 12: Hỏa công
Tôn Tử nói: Có năm cách đánh bằng lửa: đốt dinh trại để giết người, đốt lương thảo tích trữ, đốt xe cộ, là kho lẫm, đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cựu bị sẵn sàng. Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thiên 13: Dùng gián điệp
Dùng gián điệp thì có năm loại: nhân gián (hương gián), tử gián, nội gián, sinh gián, phản gián. Khi năm hạng gián điệp ấy cùng khởi sự, không ai biết được các đường lối dò xét hiểm hóc của họ như thế mới là thần bí, đáng gọi là vật báu của vua loài người vậy.
Tam thập lục kế
36 Kế của người Trung Hoa: Dương đông kích tây, Điệu hổ ly sơn, Nhất tiễn hạ song điêu, Minh tri cố muội, Du long chuyển phượng, Mỹ nhân kế, Sấn hỏa đả kiếp, Vô trung sinh hữu, Tiên phát chế nhân, Đả thảo kinh xà, Tá đao sát nhân, Di thể giá họa, Khích tướng kế, Man thiên quá hải, Ám độ trần sương, Phản khách vi chủ, Kim thiền thoát xác, Không thành kế, Cầm tặc cầm vương, Ban chư ngật hổ, Quá kiều trừu bản, Liên hoàn kế, Dĩ dật đãi lao, Chỉ tang mạ hòe, Lạc tỉnh hạ thạch, Hư trương thanh thế, Phủ để trừu tân, Sát kê hách hầu, Phản gián kế, Lý đại đào cương, Thuận thủ khiên dương, Dục cầm cố tung, Khổ nhục kế, Phao bác dẫn ngọc, Tá thi hoàn hồn, Tẩu kế.
4. Cảm nhận và đánh giá sách Tôn tử binh pháp và 36 kế
Bìa sách được thiết kế cứng cáp mang lại cảm giác sang trọng cũng như bảo vệ tốt phần giá trị bên trong. Sở hữu một cuốn sách vừa có giá trị cao và có tính thời đại chính là cách khôn ngoan nhất để có thể vừa lĩnh hội được những kiến thức vừa bổ ích vừa áp dụng nó vào trong cuộc sống những khi cần thiết.
Tôn tử binh pháp và 36 kế được tác giả mang vào cái nhìn trực quan qua những phân tích, nhận định ở từng phân mục cụ thể. Cuốn sách mang lại trí tuệ và những mưu trí của các danh tướng và các nhà kinh doanh được Trần Trường Minh dẫn chứng một cách chi tiết và cụ thể sẽ giúp bạn đọc thấy được sức công phá trên mọi mặt trận của tổ hợp Binh thư này, từ đó rút ra những bài học bổ ích cho bản thân mình.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review sách Tôn tử binh pháp và 36 kế – Trần Trường Minh & Phạm Hồng