Tóm tắt & Review sách Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất – Charles Phillips

0
199

Tóm tắt & Review sách Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất – Charles Phillips

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả của cuốn sách “Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất” là Charles Phillips. Thông tin cá nhân của tác giả hiện không được công bố rộng rãi.

2. Giới thiệu tác phẩm

Cuốn sách là một sản phẩm bổ sung thiết yếu cho quy trình trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc – một cuốn cấm nang kỹ năng lãnh đạo. Hãy lắng nghe lời vàng ý ngọc của những vị lãnh đạo xuất chúng trong lịch sử và của hiện tại. Từ Homer ở thế kỉ thứ 8 trước Công Nguyên đến bài nói chuyện TED của các nhà lãnh đạo khởi nghiệp thể kỷ 21, chúng ta sẽ đi sâu vào kinh nghiệm chuyên môn lãnh đạo được tích lũy trong gần 3000 năm.

3. Tóm tắt nội dung sách Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất

Cuốn sách gồm 100 trích dẫn từ những nhà lãnh đạo, những vị tướng quân xuất chúng. Sau mỗi trích dẫn cuốn sách còn có thêm xuất xứ và chủ nhân của câu trích dẫn. Tuy nhiên mình xin phép chỉ sơ lược những trích dẫn và giải đáp ý nghĩa của nó.

01: Hãy vừa là người biết nói, vừa là người biết làm.

=> Lời khuyên này xuất hiện trong tác phẩm sử thi Bài ca thành Ilium của Homer. Nó được dành cho Achilles – chiến binh vĩ đại nhất của đội quân Hy Lạp thời kỳ Mycenae khi họ bao vây thành Troy trong mười năm kể từ năm 1250 TCN. Chủ nhân của phát ngôn này, Phoenix Con trai của Amyntor, là một lão tướng duới trướng của Achilles và cũng là người đã giúp nuôi dạy người anh hùng trẻ tuổi này. Lời khuyên của Phoenix dành cho Achilles nhấn mạnh vào tầm quan trọng của ngôn từ và sức mạnh của ngôn ngữ trong việc thuyết phục cũng như truyền cảm hứng cho những người đi theo. Ấy vậy nhưng ông cũng khuyến khích người đứng đầu nên lãnh đạo bằng cách làm gương – để thể hiện và thực hiện, bên cạnh việc nói. Achilles sau đó đã chứng minh giá trị của hành động bằng cách giành lấy chiến thắng vang dội chỉ trong một trận đấu với chiến binh Hector của thành Troy. Người lãnh đạo biết bắt tay vào việc chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho thành công của người khác.

02: Nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ khiến kẻ khác gần như không nhận ra họ tồn tại. Khi công việc đã hoàn thành, mục tiêu đã đạt được, mọi người sẽ cùng nói: “Chúng ta đã tự mình đạt được thành công.”

=> Nhà hiền triết Trung Hoa cổ đại Lão Tử chia sẻ quan điểm sâu sắc này về năng lực lãnh đạo trong tác phẩm được sùng bái có tên “Đạo Đức Kinh” của mình. Theo tục truyền lại, Lão Tử là thầy bói và quan giữ sách của triều đình nhà Chu, khả năng là vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Cuốn Đạo Đức Kinh là hệ thống tư tưởng lối sống được xây dựng nhằm mang lại bình an và thuận hòa cho miền đất bấy giờ đang rối loạn do xung đột. Mặc dù phần đông các học giả hiện đại đều nghi ngờ rằng “Đạo Đức Kinh” không chỉ thuộc về duy nhất một tác giả, và nhiều người cho rằng Lão Tử chi là một hình tượng được dựng ra mà thôi, nhưng tác phẩm được cho là được viết bởi ông đã trở thành tư liệu nền tảng cho phong trào tôn giáo – triết học Trung Hoa mang tên Đạo giáo. Các tín đồ của Đạo giáo tuân theo Đạo (“con đường”) và nhắm đến lý vô vi (“không làm, không can thiệp”), không phải có ý là không làm gì, mà là để mọi việc xảy ra theo lẽ tự nhiên.

03: Khi tức giận ta nên kiềm chế cả lời nói lẫn hành động.

=> Trong câu nói trên, người thầy vĩ đại Pythagoras đã khuyên những nhà lãnh đạo chúng ta nên tạm ngưng hành động và phát ngôn khi nóng giận. Cơn phẫn nộ có thể ngắt đứt phần lý trí trong ta, và vì vậy, ta có thể sẽ chọn nhầm người để nói, dùng sai tông giọng, nhầm thời điểm hay đơn giản là nói những đièu mình không thực sự nghĩ. Cũng tương tự như vậy, sự tức giận có thể đẩy chúng ta đến chỗ nổi xung bằng hành động, ra một quyết định kinh doanh vội vàng hay sa thải những người mà ta coi trọng. Tất nhiên, tức giận cũng có thể đem lại ích lợi: nó có thể là nguồn năng lượng thúc đấy chúng ta tạo ra thay đổi. Thế nhưng, để dẫn tới được những thay đổi tích cực, nó phải nằm trong tầm kiếm soát của ta, và điều đó đồng nghĩa với việc ta phải làm theo lời khuyên của Pythagoras: không được hành động trong cơn nóng giận và phải tận dụng sự phẫn nộ một cách có kiểm soát.

04: Trong trường hợp rõ ràng không thể đạt được mục tiêu, thì đừng điều chỉnh mục tiêu, mà hãy điều chỉnh bước hành động.

=> Câu nói bên trên có ý khuyến khích các nhà lãnh đạo nên kiên định trong nỗ lực đạt được mục tiêu. Con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng, mà nói như vậy đã là nhẹ đi rồi; tuy vậy điều đó rõ ràng là không đồng nghĩa với việc khuyên các nhà lãnh đạo nên bỏ cuộc. Tập trung vào phần thưởng, như người ta vẫn hay nói đấy, nhưng hãy điều chỉnh suy nghĩ của bạn về phương thức để đạt được nó. Các nhà lãnh đạo có thể là người nắm vai trò trọng yếu trong việc xử lý nỗi thất vọng trước trở ngại và giám sát công cuộc tái điều chỉnh điềm tĩnh và hiệu quả cho thứ được Khổng Tử gọi là “các bước hành động”. Một nhân tố thiết yếu cho kỹ năng lãnh đạo là phát triển khả năng đánh giá cùng cái nhìn thấu đáo để xác định được khi nào cần gạt bỏ phương pháp đang sử dụng sang một bên và xây dựng hướng tiếp cận mới.

05: Một người có tri thức mà không thể trình bày rõ ràng thì cũng không hơn một người chẳng có hiểu biết gì.

=> Pericles nổi danh với khả năng diễn thuyết. Và như câu nói của ông đã thể hiện rất rõ, người lãnh đạo cần phải là người biết giao tiếp. Sở hữu những ý tưởng tuyệt vời chẳng để làm gì nếu ta không đủ khả năng biểu đạt chúng và thuyết phục người khác – thế thì thôi khỏi bận tâm đến việc lên ý tưởng luôn đi. Với một vài người, giao tiếp là việc rất tự nhiên và đơn giản. Với những người khác thì nó thử thách hơn; ấy vậy nhưng, một giải pháp luôn hiện hữu chính là luyện tập. Bạn có thể học cách nói chuyện trước công chúng thật tốt, học cách viết lách hiệu quả và cách phát triển kỹ năng sử dụng mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông tương tác tân tiến nhất. Giao tiếp là một kỹ năng lãnh đạo ưu việt, bởi để có thể lãnh đạo, bạn không chỉ cần phải quyết đoán, mà còn phải biết thuyết phục người khác rằng bạn đã có bước đi đúng đắn nữa.

06: Hãy để người có khả năng xoay chuyển thế giới tự xoay chuyển chính mình trước tiên.

=> Lời khuyên bên đây của ông dường như có ý: Hãy lãnh đạo bằng cách làm gương. Ông gọi ý rằng chúng ta nên thay đổi chính bản thân theo cách mình muốn thấy ở người khác tại chính bản thân mình. Là nhà lãnh đạo, bạn phải là người đi đầu thực hiện những hành vi mình cho là cần thiết. Nếu bạn muốn nhóm của mình cải thiện giờ giấc đi làm, thì bản thân bạn cũng cần đến văn phòng đúng giờ, nếu bạn muốn quy trình làm việc và quá trình ra quyết định được suôn sẻ, thì bạn cũng cần rèn giũa cách làm việc của chính mình. Từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta đều biết rằng thay đổi nhờ bắt chước hành vi sẽ dễ dàng hơn chủ ý tuân theo chỉ dẫn. Bạn cũng có thể hiểu từ “xoay chuyển” của Socrates theo hướng “thúc đẩy”; trong trường hợp này, câu nói thâm thúy của ông vẫn giữ nguyên trọng lượng: Để thúc đẩy cả đội, đầu tiên, bạn cần thúc đẩy chính bản thân. Bạn cần trở thành hiện thân của lòng nhiệt tình và động lực, và bạn cần trở thành trung tâm năng lượng cho cả tập thể. Hãy đưa đồng đội sát cánh cùng mình, thay vì chỉ đạo và kiểm soát hành vi của họ.

07: Người chưa từng học cách tuân lệnh thì không thể làm chỉ huy tốt.

=> Lời khuyên về lãnh đạo của ông được thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong môi trường quân sự, nói kỷ luật và tính hiệu quả phụ thuộc vào việc tuân thủ mệnh lệnh mà không tranh cãi. Đế thực thi quyền hạn của mình sao cho có hiệu quả nhất, chỉ huy quân sự cần có kinh nghiệm nhận và thực hiện chỉ thị – họ cần học cách tuân lệnh. Vì đã từng nhận lệnh trong quá khứ, nên giờ họ biết cách nào là tốt nhất để trình bày và truyền đạt mệnh lệnh.

08: Ta không đánh cắp thắng lợi.

=> Bài học rút ra từ câu nói trên: Hãy để người khác thấy mình cạnh tranh một cách công bằng và trọng danh dự. Chiến thắng có được nhờ hành vi tiểu nhân có thể đem đến lợi ích cá nhân nhất thời, nhưng sẽ làm suy yếu vị thế lãnh đạo, bởi vì việc đi đường tắt và giở trò gian dối đều là những chỉ dấu cho sự thiếu tự tin vào một chiến thắng công bằng và chính trực. Parmenio đưa ra gợi ý đó bởi ông nhận thấy quân đội Macedon bị áp đảo quân số hoàn toàn; Alexander thì quyết định ông cùng binh sĩ sẽ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho trận chiến ngày hôm sau. Trái lại, theo như lời kể, Darius đã nghi ngờ mình sẽ bị tấn công vào buổi đêm, nên đã lệnh cho quân lính giữ thế sẵn sàng tới sáng. Sự tự tin của Alexander đã được đền đáp và đội quân Macedon sau khi được nghỉ ngơi dưỡng sức đã giành thắng lợi vang dội.

09: Những nhà lãnh đạo thông thái nhìn chung thường có những cố vấn thông thái, bởi tư tưởng lớn thì mới gặp nhau.

=> Câu nói của ông mang hàm ý ta có thể biết năng lực của nhà lãnh đạo bằng cách đánh giá năng lực những trợ lý thân cận của họ. Một người lãnh đạo phải thông thái thì mơi có thể chọn đúng được cánh tay phải và cấp dưới,  Diogenes đã nói vậy, thế nên, nếu bạn thấy người lành đạo nào đó có đội ngu trợ lý ấn tuợng, bạn có thể an tâm rằng người đó cũng tài giỏi. Tương tư như vậy, khi đã quyết tâm trở thành lãnh đạo, một người nên đầu tư thời gian và sự quan tâm vào việc chọn lựa đội ngũ của mình. “Nhà cố vấn thông thái” là thể nào? Họ không phải những kẻ đồng ý với mọi thứ. Họ sẽ lên tiếng khi bạn sai lầm hoặc hối thúc bạn ngưng hành động nếu cần thiết, và họ mong rằng bạn sẽ lắng nghe. Lẽ tất nhiên, bạn có thể quyết định gạt bỏ ý kiến của họ, và trách nhiệm lãnh đạo thường phải đi kèm với những phản hồi khó nhằn hay những quyết định mà chỉ có mình tin tưởng, như cựu Thủ tưởng Anh Tony Blair từng nói “Nghệ thuật lãnh đạo là biết nói không, chứ không phải nói được.” Ấy vậy nhưng một nhà lãnh đạo giỏi phải quan tâm đến đội của mình và biết chắc mình có thể dựa vào họ. Lãnh đạo xuất sắc luôn có một đội ngũ xuất sắc bên mình.

10: Một vị tướng giỏi không chỉ thấy đường đến thắng lợi; người đó còn phải biết khi nào chiến thắng là bất khả thi.

11: Ai mà chẳng vững tay chèo khi sóng yên biển lặng.

12: Họ làm được bởi họ nghĩ mình làm được.

13: Người trị vì nên từ tốn khi muốn trừng phạt và mau chóng khi muốn trao thưởng.

14: Hãy hành xử làm sao để tính khiêm nhường không trở thành điểm yếu, và quyền lực không trở thành sự cay nghiệt nơi bạn.

15: Hành động đúng đắn tốt hơn hiểu biết, nhưng để hành động đúng, thì ta phải hiểu cái gì là đúng.

16: Người lãnh đạo chưa thể vui lòng cho đến khi những người dưới quyền cũng vui lòng.

17: Một lương tâm trong sáng và thanh sạch thì chẳng sợ chi.

18: Tri thức vốn tự thân đã là sức mạnh.

19: Hoài nghi trong ta chính là kẻ bội phản, khiến ta vuột mất thứ tốt đẹp vốn có thể đạt được, chỉ vì ta lo sợ không dám thử sức.

20: Câu trả lời ngắn nhất là hành động.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất

Lãnh đạo giỏi không phải năng lực bẩm sinh, mà là kết quả của một quá trình tôi luyện và học hỏi. Bạn giống những nhà lãnh đạo xuất sắc ở điểm nào? Bạn nên thay đổi thế nào để trở thành một thủ lĩnh kiên định, tận tâm, có tầm nhìn? Dù bạn chỉ dẫn dắt một nhóm nhỏ hay đang quản lý một công ty tầm cỡ, dù bạn chỉ xây dựng gia đình hay đang cố gắng để thăng tiến trong sự nghiệp, bạn vẫn cần kỹ năng quản trị để ứng phó và giải quyết mọi chuyện.

Vì vậy, hãy lắng nghe lời vàng ý ngọc của những vị lãnh đạo xuất chúng từ quá khứ tới hiện tại. Từ Homer ở thế kỷ 8 TCN đến bài nói chuyện TED của các nhà lãnh đạo khởi nghiệp thế kỷ 21, từ các vị tướng quyền lực như Alexander Đại Đế hay Napoleon,… đến các nhà tư tưởng lỗi lạc như Socrates, Martin Luther King Jr.. bạn sẽ học hỏi được nhiều bí kíp và được truyền cảm hứng để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất

Tóm tắt & Review Tinh thần thủ lĩnh từ những lãnh đạo kiệt xuất – Charles Phillips

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 5 Average: 4.4]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây