Trang chủ Văn học Tóm tắt & Review sách Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng

Tóm tắt & Review sách Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng

0

Tóm tắt & Review sách Thương Nhớ Mười HaiVũ Bằng

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả của Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học có mẹ là một chủ tiệm bán sách trên phố Hàng Gai. Tác giả này bộc lộ năng khiếu viết văn, làm báo khi tuổi còn rất nhỏ. 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, ông lao vào nghề báo với tất cả niềm say mê chứ không phải vì mưu sinh.

Vũ Bằng cũng có khoảng thời gian hoạt động cách mạng sôi nổi. Ông vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động nhưng vì sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, Vũ Bằng mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và truy tặng huân chương nhà nước.

2. Giới thiệu tác phẩm

Thương Nhớ Mười Hai của Vũ Bằng là một Việt Nam Danh Tác, được ông chắp bút từ tháng Giêng năm 1960 cho đến năm 1971 mới hoàn thành. Nói về Thương Nhớ Mười Hai là nói về 12 tháng trong năm của Hà Nội, có cảnh vật, ẩm thực, phong tục sinh hoạt của người Bắc Việt. Đó là tình yêu, nỗi nhớ của tác giả dành cho quê hương khi xa cách và thấp thoáng trong đó luôn là hình ảnh một người vợ dịu hiền…

3. Tóm tắt nội dung tác phẩm Thương nhớ mười hai

Có một Hà Nội “thơ” đến vậy….

Mỗi tháng trong năm Hà Nội lại khoác trên mình một màu áo khác nhau, mười hai tháng mang mười hai màu áo khác nhau. Tháng Giêng “nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận” cùng những cơn mưa rả rích, gió lành lạnh ngày xuân. Những ngày bầu trời mát mẻ, “trong vắt như lọc qua một tấm vải màu xanh” đó là những ngày tháng Năm. Sang những ngày tháng Tám trời lại “buồn se lại, đẹp não nùng” làm sao mà không nhớ hình ảnh những chiếc lá vàng chỉ đợi một cơn gió nhẹ lay rụng xuống hai bên đường đi, tháng Mười gió bấc, mưa phùn mà chỉ ở Hà Nội những ngày đó mới cảm nhận hết được không khí ấy. Từng câu chữ len lỏi vào những cảnh vật thiên nhiên rất riêng của Hà Nội. Ví đất trời Hà Nội như một cô gái ẩm ương, thất thường những vẫn đáng yêu thật là đúng! Tất cả đều được Vũ Bằng ghi lại bằng ngôn từ chân thật, phong phú của mình.

Thú vui ẩm thực

Theo dòng thương nhớ mười hai tháng, Vũ Bằng đã cho người đọc dạo quanh thế giới ẩm thực với tất cả những “đặc sản” ở miền Bắc. Mùa nào thức nấy, mỗi mùa  người đọc lại được “ nếm” những tinh hoa của đất trời hòa quyện với phương thức chế biến dân tộc. Từ cái thú ăn bánh chưng rán với cá kho đến ăn chả cá anh vũ, cốm Vòng ăn với chuối trứng cuốc,.. là những kinh nghiệm quý báu về ẩm thực nói riêng và tinh hoa dân tộc nói chung mà nhà văn đã truyền tải đến bạn đọc.

Với khí hậu nhiệt đới, miền Bắc được trời phú cho nhiều loại hoa quả hảo hạng. Mỗi loại có một mùi vị riêng, một phong cách riêng. Để cảm nhận được sự khác nhau giữa các loại hoa quả đã là một điều khó vậy mà tác giả còn có những cảm nhận rất sành sỏi về từng giống trong một loại quả. Phải là người rất sâu sắc và am tường mới có thể có những cảm nhận rất độc đáo như vậy được.

Hồng, thực ra, có ba bốn loại: hồng hạc, bốn múi, trái dài, ít hột, ngon nhất là giống ở Việt Trì; hồng ngâm tức là thứ hồng xanh, có trái ăn hơi chát, muốn kiếm thứ thực ngon phải là giống ở Sơn Tây. Nhưng trong lễ cưới hỏi, nhất định phải tìm cho được hồng mòng, chẳng những trông đã đẹp mắt, mà cốm và hồng ăn vào miệng lại nhuyễn với nhau, vừa thơm, vừa ngọt, vừa bùi, ấy ai đa cảm, mấy mà không nghĩ rằng thịt ướp lấy thịt, da ướp lấy da để hòa làm một cũng chỉ mê li đến thế chớ không thể nào hơn được!

Rành về các loại trái cây, sự tương thích của từng loại trái cây trong các tình huống trong cuộc sống là vậy, nhà văn lại cũng rất rành về cách chế biến các loại thức ăn vào từng mùa sao cho ngon. Đọc những câu văn miêu tả cách chế biến mà người đọc không khỏi tưởng tượng đến căn bếp nào ngào ngạt hương thơm với bàn tay người nội trợ khéo léo. Thật khó để kiềm lòng trước những áng văn sống động, độc giả tiếp tục đọc mà thấy sao ruột cồn cào như xem chương trình quảng bá ẩm thực vậy.

… Chỉ một lát thôi, mổ ruột bỏ lòng đi rồi nhồi với hạt sen, ý nhĩ, miến, thịt ba chỉ, mộc nhĩ,nấm hương, cho vào nồi hầm lên,…Đáo để cái giống chim này, sao mà thịt nó thơm, mà lại mềm đến thế, mềm đến cả xương,.. Chết, đem nó làm món gì cũng ngon chết người đi: xáo với măng, lá lốt như kiểu xáo vịt đã hay, thái ra từng miếng nhỏ hấp với rau cải nõn lại càng ngon tệ, nhung ngon vượt bậc là đồ một chõ xôi “ nếp cái mới” rồi úp một hai con chim ngói lên trên để cho mỡ nó nhuyễn vào xôi rồi lấy ra ăn thật nóng, nhất định cả thế giới này không có một món ăn nào sánh nổi.

Phong tục tập quán còn đây…

Thời gian trôi qua là lớp bụi phủ đi những thứ xưa cũ nhưng những phong tục tập quán tốt đẹp từ đời ông cha để lại thì nay vẫn vẹn nguyên, nhất là trong những gia đình Bắc Việt. Vũ Bằng đã minh chứng điều ấy thông qua mô tả không khí ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Nào là kiêng không quét nhà vào những ngày Tết vì sợ đuổi đi mất thần tài, kiêng không làm vỡ chén, ly…đọc đến đây sẽ thấy gần gũi, lòng ta lại nôn nao Tết về…

Người vợ tấm mẳn

Xa Hà Nội, cái gieo vào lòng nhà văn một nỗi nhớ khắc khoải và đau đớn chính là thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người vợ thân yêu.

Ngay đầu tác phẩm, Vũ Bằng đã dành tặng người vợ thân yêu mấy lời ai điếu:

Bắt đầu viết cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu chót thì là thương. Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngần nào người bạn chiếu chăn.

Sự tàn ác của thời cuộc đã đẩy đôi vợ chồng trẻ xa nhau mãi mãi. Nhớ về người vợ tâm đầu ý hợp, tác giả đau như bị ai lỡ tạc vào lòng.

“Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này, cả đêm em không biết chán. Trăng giãi trên đường thơm thơm; trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc; trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm; trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chính… trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái tuyết trinh và lẻn cả vào phòng the của người cô phụ lay động lá màn chích ảnh?

Lúc ấy, đứng dừng lại nhìn vào mắt vợ thì trong mắt vợ mình cũng thấy có trăng, có trăng cả ở toàn thân mặc quần áo mà như là kho thân; chạm mạnh vào thì vỡ. Tự nhiên mình có cảm giác trăng ở trong lòng mình cũng lung linh một thứ ánh sáng xanh màu huyền diệu, thắm hoa hương, làm cho cả tâm óc chơi với, rung động.

4. Cảm nhận và đánh giá tác phẩm Thương nhớ mười hai

Thương Nhớ Mười Hai là góp nhặt nhiều ký ức, tình yêu về đất Bắc của Vũ Bằng khi xa quê hương nhiều năm, có lẽ vào Nam sinh sống không làm ông quên đi Hà Nội mà chỉ làm những điều đó trở nên sâu đậm hơn. Đứng trước một ngày nắng oi ả của Sài Gòn lại thèm cái se lạnh của gió Bắc ngoài Hà Nội, ăn trái cây miền Nam mà cứ nghe mùi vụ mận Thất Khê, nhãn Hưng Yên… Dù không nói ra nhưng những gì Vũ Bằng viết đều thấy một niềm tự hào dành cho quê hương, đất nước và một tình yêu da diết cho một Hà Nội trong ký ức đẹp đến nao lòng…

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Thương nhớ mười hai

Tóm tắt & Review sách Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

error: Content is protected !!!
Exit mobile version