Tóm tắt & review sách Tâm lý học về tiền – Morgan Housel
Mục lục
- 1. Giới thiệu tác giả
- 2. Giới thiệu tác phẩm
- 3. Tóm tắt nội dung sách Tâm lý học về tiền
- Chương 1. Không ai điên rồ
- Chương 2. May mắn và rủi ro
- Chương 3. Không bao giờ là đủ
- Chương 4. Sự tích tụ gây chấn động
- Chương 5. Làm giàu và duy trì sự giàu có
- Chương 6. Sự kiện sau chót, bạn thắng rồi
- Chương 7. Tự do
- Chương 8. Nghịch lý người đàn ông ở trong xe ô tô
- Chương 9. Của cải là thứ mà bạn không nhìn thấy
- Chương 10. Tiết kiệm tiền
- Chương 11. Hợp lý hơn là có lý
- Chương 12. Ngạc nhiên chưa
- Chương 13. Chừa chỗ cho sai lầm
- Chương 14. Rồi bạn sẽ khác
- Chương 15. Không gì là miễn phí
- Chương 16. Khi bạn tin vào bất kỳ điều gì
- 4. Đánh giá sách Tâm lý học về tiền
1. Giới thiệu tác giả
Morgan Housel là một cây viết nổi tiếng về tài chính cá nhân. Thông qua những quan điểm thú vị và đúng đắn về tài chính, tiền bạc, kinh doanh, đầu tư, tác giả đã thực sự là thay đổi cuộc sống của hàng vạn người. Trong sự nghiệp của mình, ông từng chiến thắng nhiều giải thưởng, danh hiệu danh giá như: Giải thưởng Sidney của New York Times và hai lần lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Gerald Loeb cho mảng Báo chí Tài chính và Kinh doanh.
2. Giới thiệu tác phẩm
Cuốn sách khám phá mối quan hệ giữa con người và tiền bạc. Sách không chỉ tập trung vào những con số, lý thuyết tài chính hay đầu tư đơn thuần mà còn nhấn mạnh vào hành vi và tâm lý con người trong quá trình kiếm, quản lý và tiêu tiền. Sách không chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài chính mà còn giúp chúng ta suy ngẫm về cách bản thân nhìn nhận và đối xử với tiền bạc trong cuộc sống hàng ngày.
3. Tóm tắt nội dung sách Tâm lý học về tiền
Chương 1. Không ai điên rồ
Mỗi người có một trải nghiệm riêng về tiền bạc, điều này ảnh hưởng lớn đến cách họ đối xử với tiền và hình thành tư duy tài chính ở mỗi người. Chúng ta đều nghĩ ta biết cách vận hành thế giới. Nhưng chúng ta chỉ mới trải nghiệm phần rất nhỏ của nó. Do cái nhìn về tiền bạc khác nhau nên ta không nên trông đợi hay tin tưởng vào lời khuyên ở bất kỳ ai.
Chương 2. May mắn và rủi ro
Tác giả cho rằng rủi ro và may mắn đóng vai trò lớn trong tài chính, chúng là bản sao của nhau. Hiểu và chấp nhận rằng đôi khi sự thành công hay thất bại không chỉ dựa vào kỹ năng hay quyết định mà còn yếu tố may mắn giúp người ta có cái nhìn đúng đắn hơn về tài chính. Ví dụ điển hình như câu chuyện về Benjamin Graham – nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị. Nhưng phần lớn sự thành công trong đầu tư của Benjamin Graham lại nhờ vào việc sở hữu lượng khổng lồ cổ phiếu GEICO, ông đã tự thừa nhận điều này đã phá vỡ gần như mọi quy luật đa dạng hóa mà chính ông đã viết trong cuốn sách nổi tiếng của mình. Nhà kinh tế Bhashk Mazumder chỉ ra rằng, thu nhập giữa người anh em ruột có mối quan hệ mật thiết hơn chiều cao hay cân nặng. Nếu bạn giàu và cao ráo, anh trai bạn cũng có thể giàu có hơn là cao ráo
Chương 3. Không bao giờ là đủ
Sống dưới mức thu nhập và tránh bị cuốn vào lối sống tiêu dùng phô trương sẽ giúp tạo dựng sự bền vững tài chính. Tác giả khuyến khích mọi người tìm kiếm sự hài lòng và an toàn hơn là theo đuổi sự giàu có bằng mọi giá.
Chương 4. Sự tích tụ gây chấn động
Đầu tư không nên là kiếm được lợi nhuận cao nhất bởi chúng thường có xu hướng trở thành những lần đột phá không lặp lại được. Mục tiêu nên là kiếm được lợi nhuận tốt mà bạn có thể nắm giữ và có thể lặp lại trong khoảng thời gian dài nhất.
Chương 5. Làm giàu và duy trì sự giàu có
Cách duy nhất duy trì sự giàu có là: sự kết hợp giữa sống thanh đạm và chút hoang tưởng. Kiếm tiền yêu cầu sự chấp nhận rủi ro, lạc quan và lao mình vào thị trường. Những giữ tiền yêu cầu sự khiêm nhường và nỗi sợ rằng những gì bạn kiếm được có thể bị tước đi trong nháy mắt.
Lên kế hoạch rất quan trọng nhưng phần quan trọng nhất của mỗi kế hoạch đó là lên kế hoạch cho trường hợp kế hoạch không đi theo đúng kế hoạch
Chương 6. Sự kiện sau chót, bạn thắng rồi
Việc quan trọng không phải đúng hay sai. Mà là bạn kiếm được bao nhiêu tiền khi đúng và để mất bao nhiêu tiền khi sai.
Chương 7. Tự do
Kiểm soát thời gian là khoản cổ tức cao nhất mà tiền bạc mang lại
Chương 8. Nghịch lý người đàn ông ở trong xe ô tô
“Không một ai thấy ấn tượng với những món đồ thuộc sở hữu của bạn nhiều như bạn cả. Có một nghịch lý rằng Mọi người thường muốn sở hữu tài sản để gửi đi thông điệp đến người khác rằng họ nên được yêu mến và ngưỡng mộ. Nhưng thực tế những người khác thường bỏ qua việc ngưỡng mộ bạn bởi họ sử dụng sự giàu có của bạn là thước đo khát khao được yêu mến, ngưỡng mộ của chính họ.
Chương 9. Của cải là thứ mà bạn không nhìn thấy
Sự giàu có là những tài sản chính mà chưa được chuyển đổi thành những món đồ bạn thấy được. Nếu bạn tiêu tiền cho mọi thứ, bạn cuối cùng chỉ còn có đồ vật chứ không còn tiền. Cách duy nhất để trở nên giàu có là không tiêu số tiền mà bạn có.
Chương 10. Tiết kiệm tiền
Cách tốt nhất để tăng khoản tiết kiệm không phải làm tăng nguồn thu nhập mà là tăng sự khiêm tốn của bạn. Bạn khát khao ít hơn khi bạn bớt quan tâm những điều người khác nghĩ về bạn. Trong một thế giới mà trí tuệ trở nên siêu cạnh tranh, thì những lợi thế cạnh tranh lại nghiêng về kỹ năng mềm – giao tiếp, khả năng đồng cảm và quan trọng hơn cả đó là sự linh hoạt.
Chương 11. Hợp lý hơn là có lý
Đừng cố gắng tỏ ra lý trí đến lạnh lùng khi đưa ra những quyết định tài chính. Chỉ cần cố gắng hợp lý là được
Chương 12. Ngạc nhiên chưa
Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy bất cứ điều gì liên quan tới đồng tiền là những câu chuyện mọi người thường tự kể và những mối ưu tiên của họ dành cho các sản phẩm, dịch vụ bởi chúng không đứng yên và luôn thay đổi. Lịch sử có thể là bản hướng dẫn sai lệch cho tương lai về nền kinh tế và thị trường cổ phiếu vì nó không xét đến những sự thay đổi trong cấu trúc thường xảy ra trên thế giới ngày nay.
Chương 13. Chừa chỗ cho sai lầm
Điểm thất bại lớn nhất của tiền bạc là sự phụ thuộc duy nhất vào một nguồn tiền để tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn mà không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào để tạo ra khoảng cách giữa những khoản chi tiêu mà bạn nghĩ tới trong hiện tại và tương lai.
Chương 14. Rồi bạn sẽ khác
Chúng ta nên tránh những kết quả cực đoan trong việc lập kế hoạch tài chính. Sự tích lũy hoạt động hiệu quả nhất khi bạn để một kế hoạch được phát triển trong thời gian hàng năm hoặc hàng thập kỷ. Chúng ta nên chấp nhận rằng suy nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi và bạn cần làm ngay khi có thể.
Chương 15. Không gì là miễn phí
Mọi thứ đều có cái giá của nó.Hãy thuyết phục bản thân rằng chi phí – cái giá lợi nhuận của thị trường là xứng đáng. Đó là cách duy nhất để đối phó với biến động thị trường
Chương 16. Khi bạn tin vào bất kỳ điều gì
Bạn càng muốn điều gì đó trở thành sự thật, bạn càng dễ tin vào câu chuyện đánh giá quá mức tỷ lệ thành sự thật của điều đó. Mỗi người đều có một cái nhìn không hoàn chỉnh về thế giới. Nhưng chúng tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh để lấp đầy chỗ trống đó
4. Đánh giá sách Tâm lý học về tiền
Cuốn sách được đánh giá cao bởi cách viết rõ ràng, dễ hiểu và đầy tính nhân văn. Tác giả đã thành công qua việc đưa ra những khái niệm tài chính phức tạp dưới góc nhìn đơn giản hơn, giúp người đọc nhận thức rõ về mối quan hệ của họ với tiền bạc. Sách phù hợp với những ai đang quan tâm đến tài chính cá nhân, đầu tư và những người muốn tìm hiểu thêm về cách suy nghĩ và hành xử của con người khi đối diện với tiền bạc.
Tóm tắt & review sách Tâm lý học về tiền – Morgan Housel