Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về ăn kiêng? – Jane Ogden

0
209

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về ăn kiêng? – Jane Ogden

1. Giới thiệu tác giả

Jane Ogden là giáo sư chuyên ngành Tâm lý học Sức khỏe tại Đại học Surrey, Vương quốc Anh. Bà đã tham gia nghiên cứu và viết về hành vi ăn uống và kiểm soát cân nặng trong gần 30 năm.

Bà là tác giả của 6 cuốn sách, trong đó có 3 cuốn nói về hành vi ăn uống. Bà cũng đã công bố hơn 180 bài nghiên cứu học thuật, trong đó có hơn 100 bài về chủ đề ăn kiêng, béo phì và chứng rối loạn ăn uống.

2. Giới thiệu tác phẩm

Cuốn sách “Tâm lý học nói gì về ăn kiêng?” cung cấp một cái nhìn tổng quát và cân bằng về nguyên nhân của tình trạng thừa cân và những thách thức của việc ăn kiêng. Thông qua tìm hiểu những yếu tố kích hoạt nhận thức khiến chúng ta đánh giá sai lầm về thực phẩm, cuốn sách này đi sâu vào khám phá những phương pháp ăn kiêng hiệu quả. Nhờ khả năng nắm bắt tâm lý, chúng ta có thể thay đổi những hành vi thiếu lành mạnh và lấy lại vóc dáng chuẩn.

3. Tóm tắt nội dung sách Tâm lý học nói gì về ăn kiêng

Mục đích của cuốn sách này là gì?

Trên thị trường, có rất nhiều sách viết về chủ đề ăn kiêng. Đa số là những cuốn sách về chế độ ăn chứa đựng một thông điệp đơn giản và rõ ràng, hướng tới những người muốn giảm cân mà không dựa vào bất cứ bằng chứng nào.

Những điều này khiến cho việc giảm cân trông có vẻ dễ dàng, cường điệu quá mức về khả năng duy trì giảm cân, và kết quả là sách bán rất chạy. Cũng có những cuốn sách được trau chuốt hơn, tìm hiểu tính chất phức tạp của hành vi ăn uống, việc giảm cân, chứng rối loạn ăn uống và béo phì, nhưng chúng là những cuốn hoặc đã được biên soạn dành cho các chuyên gia y tế hoặc là sách tham khảo, chẳng hạn như cuốn The Psychology of Eating của chính tác giả, dành cho các sinh viên đang tìm kiếm tài liệu học thuật hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của họ.

“Tâm lý học nói gì về ăn kiêng?” nhắm tới mục đích trình bày ngắn gọn và dễ hiểu về các vấn đề xoay quanh chế độ ăn kiêng, dễ đọc nhưng vẫn có cơ sở bằng chứng. Nó tìm hiểu lịch sử của quá trình ăn kiêng, lý do người ta ăn kiêng, hệ quả tích cực và tiêu cực của việc ăn kiêng và lý do ăn kiêng thành công hoặc thất bại. Sau đó, cuốn sách đi vào tìm hiểu các chiến lược khả thi đối với việc thay đổi hành vi và minh họa cách áp dụng những chiến lược này để tối đa hóa khả năng thành công bằng cách khuyến khích ăn kiêng theo một chế độ có thể áp dụng lâu dài. “Tâm lý học nói gì về ăn kiêng?” không phải một viên thuốc thần kỳ để giảm cân thành công (xin lỗi!).

Nhưng nó cũng đưa ra một loạt chiến lược và đề xuất thực chứng để thử (và thử lại) nhằm tối đa hóa cơ hội thành công. Có câu nói “bạn không thể lúc nào cũng làm hài lòng tất cả mọi người”.

Tác giả tin rằng không một phương pháp ăn kiêng nào có thể hiệu quả với tất cả mọi người vào mọi lúc. Nhưng trong cuốn sách “Tâm lý học nói gì về ăn kiêng?”, tác giả hy vọng sẽ có đủ những phương pháp tiếp cận khả thi dành cho hầu hết mọi người để tìm ra một thứ gì đó hoặc thậm chí nhiều thứ có hiệu quả với họ hoặc những người họ muốn giúp đỡ.

Cuốn sách này dành cho ai?

“Tâm lý học nói gì về ăn kiêng?” dành cho bất kỳ ai cần giảm cân và muốn duy trì cân nặng đó, nhưng lại quan tâm tới kiến thức chuẩn xác hơn và nhận thức được rằng ăn kiêng không dễ dàng như người ta vẫn tưởng tượng. Nó cũng dành cho những người muốn giúp người khác giảm cân, chẳng hạn như trưởng câu lạc bộ giảm cân, chuyên gia về ăn kiêng, nhớ nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng, cố vấn, nhà tâm lý học. tá, huấn luyện viên cá nhân, vợ chồng hoặc cha mẹ, và người muốn biết khi nào và tại sao ăn kiêng thành công hoặc thất bại, và làm thế nào để khuyến khích người khác giảm cân theo một cách có thể được duy trì trong tương lai.

Cách đọc cuốn sách này?

Rõ ràng, không thể yêu cầu độc giả đọc cuốn sách này theo cách nào. Nhưng tác giả đã gửi nó cho các chuyên gia y tế và những người ăn kiêng, và những người ăn kiêng, và tất cả đều nhận xét rằng họ thích cách nó xây dựng và dẫn dắt một câu chuyện. Đó đúng là mục tiêu của tác giả! Vì thế, tôi thực sự khuyên bạn nên đọc tuần tự từ đầu tới cuối. Để dễ hiểu hơn, câu chuyện ở đây là: chúng ta ăn quá nhiều bởi cách chúng ta suy nghĩ và các yếu tố kích hoạt từ môi trường. Để ăn ít hơn, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ và kiểm soát môi trường sống.

Chương 1: Lược sử của ăn kiêng

Chương 2: Thừa cân – Béo phì

Tỷ lệ béo phì đã tăng trên toàn cầu từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước trên khắp thế giới, và điều này để lại ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tâm lý. Mặc dù yếu tố di truyền có liên quan tới quá trình phát triển của bệnh béo phì nhưng nó không thể giải thích cho những thay đổi theo thời gian; bằng chứng đến từ dữ liệu di cư hoặc tác động của mạng xã hội và trọng lượng cơ thể của bạn bè chúng ta. Điều này cho thấy môi trường dễ gây béo phì là nguyên nhân dẫn tới việc dễ tăng cân và khó duy trì vóc dáng mảnh mai.

Tuy nhiên, với tác giả, đây là một lời giải thích chưa thực sự thuyết phục vì không phải tất cả mọi người sống trong môi trường dễ béo phì đều thừa cân. Do đó, cần phải xem xét vai trò rõ ràng của hai hành vi – ăn uống và hoạt động thể chất – trong hai chương tiếp theo.

Chương 3: Tại sao chúng ta ăn quá nhiều?

Nói một cách đơn giản nhất, tăng cân là kết quả của việc chúng ta ăn nhiều hơn nhu cầu. Chương này đã tìm hiểu lý do tại sao chúng ta ăn quá nhiều, với trọng tâm là cách ta nghĩ và các yếu tố kích hoạt từ môi trường sống của ta. Đôi khi, người ta cũng chỉ ra rằng những yếu tố kích hoạt từ môi trường ấy phần nào làm thay đổi tầm quan trọng của từng yếu tố trong suy nghĩ của ta. Và điều này dẫn tới tình trạng tăng cân.

Chương 4: Tại sao chúng ta vận động quá ít?

Chương này trình bày các nguyên nhân của việc vận động thể chất và giống như hành vi ăn uống, nó cũng có liên quan tới cách chúng ta nghĩ và yếu tố kích hoạt từ môi trường. Bất kỷ nỗ lực giảm cân nào cũng phải xử lý những yếu tố này.

Chương 5: Ăn kiêng và hệ quả của nó

Ăn kiêng liên quan tới việc ăn ít hơn để giảm cần và có thể là phản ứng đối với tình trạng thừa cân hoặc béo phì, sự bất mãn về cơ thể hoặc thậm chí là rối loạn ăn uống. Ăn kiêng có hệ quả với cả sức khỏe thể chất và tâm lý. Khi nó có hiệu quả, mọi người sẽ cải thiện các nguy cơ mắc bệnh về tim, tiểu đường và giảm các triệu chứng như khó thở hoặc đau khớp. Họ cũng có thể thấy tâm trạng và sự thỏa mãn về cơ thể được cải thiện. Đôi khi, ăn kiêng có thể dẫn tới giảm cân, sau đó lại tăng cân, điều này có thể gây hại cho sức khỏe nhiều hơn là chỉ duy trì trạng thái thừa cân. Nó cũng là nguyên nhân gây ra việc ám ảnh với đồ ăn và ăn quá nhiều. Điều này đặt ra câu hài “Tại sao ăn kiêng thất bại?” và “Khi nào ăn kiêng thành công … Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong hai chương tiếp theo.

Chương 6: Tại sao ăn kiêng thất bại?

Thói quen là sản phẩm của quá trình mô hình hóa, lặp lại, củng cố và liên kết. Chúng rất khó thay đổi vì gần như đã bám rễ trong một thời gian rất dài. Chúng minh họa cho quá trình phân tích lợi ích-chi phí đơn giản, và tại thời điểm thực hiện hành vi, lợi ích trước mắt luôn chiến thắng chi phí lâu dài. Điều đó có nghĩa là các chế độ ăn kiêng thường thất bại khi mọi người không thể thay đổi các thói quen này. Thêm vào đó, thay đổi thói quen ăn uống thậm chí còn khó thực hiện hơn do các vấn đề như yếu tố kích hoạt cảm xúc, sự từ chối, sự rút lui và yếu tố kích hoạt từ môi trường – những điều thúc đẩy hành vi ăn uống vô tổ chức – hoặc áp lực xã hội từ những người muốn bạn cư xử như bình thường vẫn làm. Nhưng đôi khi ăn kiêng vẫn thành công! Điều này sẽ được lý giải trong chương sau.

Chương 7: Ăn kiêng thành công

Chế độ ăn kiêng thành công đã được khám phá với ba phương pháp tiếp cận khác nhau. Ba phương pháp này có chung một số yếu tố phổ biến dường như tạo điều kiện cho quá trình giảm cân được duy trì liên tục. Những điều này liên quan tới yếu tố kích hoạt ban đầu, niềm tin rằng mọi thứ có thể thay đổi, sự chuyển dịch trong mối quan hệ lợi ích-chi phí đối với việc ăn uống và tập thể dục, hệ thống hành vi mới, ý thức về quyền kiểm soát và một bản sắc cá tính mới. Tuy nhiên, bí quyết nằm ở chỗ là phải khiến những yếu tố này xảy ra, thay vì chỉ mô tả về chúng. Đây là trọng tâm trong các chương cuối của cuốn sách này.

Chương 8: Một số chiến lược thay đổi hành vi

Rất khó thay đổi thói quen vì chúng thường hình thành từ thuở nhỏ và đều là phản ứng đối với cách chúng ta nghĩ và các yếu tố kích hoạt từ môi trường. Chương này đã trình bày một số chiến lược thay đổi hành vi hữu ích có thể được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến trong hành vi ăn uống và tập thể dục, bao gồm từ bỏ hành vi cũ, thay đổi nhận thức, cảm nhận, lên kế hoạch, cải thiện động lực, sử dụng cảm xúc và tự giám sát. Chương tiếp theo sẽ minh họa cách các chiến lược này được áp dụng trực tiếp vào chế độ ăn thành công như một bộ công cụ hiệu quả.

Chương 9: Bộ công cụ dành cho chế độ ăn kiêng hiệu quả

Chế độ ăn kiêng thành công phải trải qua một số quá trình. Lý thuyết tâm lý nhận dạng được một loạt chiến lược thay đổi hành vi. Chương này đã trình bày một bộ công cụ cho việc ăn kiêng hiệu quả – một phương pháp tiếp cận năm bước để kết hợp tất cả những điều này với nhau và áp dụng các chiến lược để tối đa hóa cơ hội thành công trong khi vẫn tránh được các cạm bẫy của thất bại.

Chương 10: Hiện thực hóa chế độ ăn kiêng

Chuyên gia y tế giúp mọi người giảm cân bằng cách áp dụng các chiến lược được trình bày trong các chương trước của cuốn sách này và hiểu rõ sự khác biệt giữa chế độ ăn kiêng thành công và thất bại.

Chương này tập trung vào một số vấn để cụ thể đối với các chuyên gia y tế. Đặc biệt, quan trọng là không được gây hại, phải tối đa hóa mối quan hệ chuyên gia/ khách hàng và áp dụng những điều bạn nói, những việc bạn làm và cách bạn tương tác với khách hàng như một phần của quá trình thay đổi hành vi. Nếu họ quý mến bạn và tiếp tục nhờ bạn tư vấn, họ có nhiều cơ hội thành công hơn.

Cuối cùng, cũng cần phải thừa nhận rằng giảm và duy trì cân nặng cực kỳ khó, nhưng nếu bạn nhẫn nại, bình tĩnh và tiếp tục cố gắng với kách hàng của mình, thì họ sẽ duy trì nỗ lực thay đổi và cả hai bạn đều có khả năng thành công lớn hơn.

Chương 11: Giúp đỡ người khác

4. Đánh giá nội dung sách Tâm lý học nói gì về ăn kiêng

Tại sao một số người bị thừa cân?

Tại sao lại khó giảm cân đến thế?

Chúng ta phải làm thế nào để có thái độ lành mạnh đối với thực phẩm?

Trong thời đại của các vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ, “Tâm lý học nói gì về ăn kiêng?” cho bạn biết không có cái gọi là “chế độ ăn kiêng thần thánh”, và chúng ta phải làm chủ cách tâm trí định hình lựa chọn thực phẩm cho bản thân.

Như tác giả đã từng chia sẻ cuốn sách này không dành cho ai cần tìm hiểu những cách giảm cân thần tốc, mà nó giúp bạn đọc biết khi nào và tại sao ăn kiêng thành công hoặc thất bại, và làm thế nào để khuyến khích người khác giảm cân theo một cách có thể được duy trì trong tương lai.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Tâm lý học nói gì về ăn kiêng

Tóm tắt & Review sách Tâm lý học nói gì về ăn kiêng? – Jane Ogden

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây