Trang chủ Kỹ năng Tóm tắt & Review sách Sức mạnh của EQ – Patrick King

Tóm tắt & Review sách Sức mạnh của EQ – Patrick King

0

Tóm tắt & Review sách Sức mạnh của EQ – Đánh Thức Trí Tuệ Cảm Xúc – Làm Chủ Ngôn Ngữ – Thu Phục Lòng Người – Patrick King

1. Giới thiệu tác giả

Patrick King là chuyên gia Tương tác Xã hội kiêm Huấn luyện viên Hội thoại. Anh sống và làm việc tại San Francisco, California. Anh là tác giả bán chạy số 1 trên Amazon ở lĩnh vực hẹn hò và mối quan hệ, với trọng tâm là trí tuệ cảm xúc và sự thấu hiểu về tương tác xã hội, nhằm phá vỡ các rào cản cảm xúc, truyền cảm hứng tự tin và thúc đẩy sự thành công.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Sức mạnh của EQ” là một cuốn sách đề cao tính thực tiễn, với những kỹ thuật áp dụng được ngay lập tức:

  • Trí tuệ đối thoại và cách đạt tới thấu cảm chỉ trong 4 bước.
  • Cách thoát ly quan điểm cá nhân và đọc vị cảm xúc của người khác.
  • Kỹ thuật “đọc nguội” và trở thành chuyên gia tìm kiếm “manh mối” trong giao tiếp.
  • Sự thấu hiểu cảm xúc cùng CÁCH DÁN NHÃN BẢN thân và người khác.
  • Những câu hỏi chất lượng khiến bạn có vẻ như biết đọc thấu suy nghĩ.

3. Tóm tắt nội dung sách Sức mạnh của EQ

04 nguyên tắc quan trọng trong thuật đọc nguội – nhìn thấu tâm lý đối phương

1. Quan sát

Người đọc nguội bắt đầu bằng cách chú ý đến tất cả những điều nhỏ nhặt nhất, móc nối chúng với nhau để vẽ nên bức tranh về đối phương. Khi nhìn thấy một người đàn ông thừa cân, không chú ý nhiều đến ngoại hình, và có vẻ còn hút thuốc lá. Chúng ta tổng hợp tất cả những chi tiết quan sát này lại và đoán rằng đây là người không để ý chăm sóc bản thân.

2. Chuyển hướng

Nếu nhận định ban đầu không đúng, người đọc nguội nhanh chóng chuyển hướng câu chuyện để tránh bị lộ sai sót. Họ thêm thông tin bổ sung một cách khéo léo để duy trì ấn tượng rằng mình luôn đúng.

3. Lợi dụng phản ứng – Hợp tác

Người đọc nguội cố tình chọn ra một người có vẻ phản hồi tích cực và tin tưởng lời của mình, bỏ qua những người hoài nghi. Đối tượng muốn nghe những điều tích cực về bản thân sẽ dễ bị thao túng và bỏ qua những lỗi sai nhỏ của người đọc nguội.

4. Nói chuyện

Thay vì đưa ra lời phán ngay lập tức, người đọc nguội sẽ khéo léo dẫn dắt cuộc trò chuyện để thu thập thông tin từ đối phương. Qua những phản hồi và phản ứng của đối phương, người đọc nguội lại càng có thêm dữ liệu, làm cho lời nói của họ trở nên chính xác hơn.

 

06 yếu tố quan trọng trong lời xin lỗi:

1. Bày tỏ sự hối lỗi chân thành

Chỉ thừa nhận rằng bạn làm người kia không vui là chưa đủ. Chẳng rõ vì sao nhưng con người luôn mong những người đã làm sai với họ cũng phải cảm thấy khổ sở về điều đó – rằng họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Điều đầu tiên bạn cần làm là thừa nhận sai lầm hoặc việc làm sai trái, sau đó hãy bộc lộ sự biết lỗi chân thành.

2. Giải thích sự việc

Có một ranh giới mong manh giữa lời giải thích và lời biện minh, và tất nhiên, quan trọng là ở giọng điệu và cách diễn đạt. Bạn nên để người khác biết tại sao sai lầm đó lại xảy ra, mà không phủ nhận tội lỗi hoặc cố luồn lách rũ bỏ trách nhiệm. Hãy chia sẻ suy nghĩ và lập luận của bạn, cũng như lý do tại sao những chuyện đó lại xảy ra. Chỉ ra những lý do hợp lý đằng sau những lựa chọn của bạn, đặc biệt nếu bạn thực sự không có ý định làm tổn thương họ.

3. Nhận trách nhiệm

Tốt nhất là cứ thẳng thắn không vòng vo: đó là lỗi của tôi hoặc đúng là tôi đã sai rồi. Tôi xin chịu trách nhiệm. Cố gắng không thêm vào những chữ “nếu”, “và” hoặc “nhưng”. Nếu bạn cố gắng (cho dù vô cùng khéo léo) gợi ý rằng một ai khác đã ép bạn làm vậy hoặc tình huống buộc bạn phải cư xử theo cách đó, thì bạn chỉ đang cố đổ lỗi chứ không phải nhận lỗi đâu.

4. Ăn năn!

Ăn năn là cách chúng ta có thể cho người kia thấy rằng mình quan tâm đến việc giúp họ cân bằng lại cán cân đạo đức. Chúng ta nói với họ: “tôi đã sai rồi. Nhưng tôi hứa với bạn rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Tôi đã thay đổi những điều sau đây để đảm bảo rằng chuyện này sẽ không bao giờ lặp lại…”

5. Đề nghị đền bù

Nếu thích hợp, hãy đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng nếu tội lỗi của bạn mang tính trừu tượng hoặc thiên về cảm xúc hơn thì một món quà đẹp đẽ như hoa hoặc sôcôla có thể có giá trị như một cử chỉ bù đắp mang tính biểu tượng. Những hành động nhỏ bé này không thể phù phép để vấn đề biến mất, nhưng bạn cũng đã bỏ ra gì đó để thể hiện được chút lòng thành.

6. Xin tha thứ

Hãy coi việc cầu xin sự tha thứ như một bước cần thiết để hoàn tất mọi chuyện, nhưng đừng kỳ vọng sẽ được chấp nhận ngay lập tức. Bạn không được bắt người kia phải hồi tưởng hoặc xoa dịu tội lỗi của bạn trong khi có thể họ vẫn còn cảm thấy buồn bực.

 

Phương pháp thành thạo giao tiếp không lời:

Hai nguyên tắc vàng để trở thành một người giao tiếp không lời hài hòa và chú tâm là:

1. Vượt qua căng thẳng nhất thời

Một trở ngại lớn trong việc chủ động và ý thức về sự giao tiếp không lời – của cả bạn và người khác – là sự lo âu. Nếu bạn căng thẳng, lo lắng, không vui hoặc không thoải mái theo bất kỳ cách nào, bạn sẽ ngay lập tức mất tập trung và chỉ chú ý vào bản thân.

Căng thẳng và giao tiếp hiệu quả không thể đi đôi với nhau. Lo âu có thể dẫn đến việc bạn hiểu sai ý người khác.

2. Nuôi dưỡng nhận thức cảm xúc

Việc học cách kiểm soát căng thẳng đi đôi với nhận thức về cảm xúc – xét cho cùng, bạn phải nhận ra ngay từ đầu rằng bạn đang bị căng thẳng nếu muốn vượt qua căng thẳng! Điều tuyệt vời là khi bạn càng phát triển nhận thức về biểu hiện cảm xúc của chính mình thì bạn càng có thể nhận ra điều đó ở người khác dễ dàng hơn.

Hãy luôn nhớ rằng bạn chỉ có thể đáp ứng thực tế cảm xúc của người khác trong mức độ mà bạn có thể đáp ứng thực tế cảm xúc của mình.

4. Đánh giá sách Sức mạnh của EQ – Đánh Thức Trí Tuệ Cảm Xúc – Làm Chủ Ngôn Ngữ – Thu Phục Lòng Người

Một vài điểm mình rất ấn tượng trong cuốn sách mới này của bác Patrick King:

Về hình thức, bìa thiết kế dễ nhìn, đơn giản, tên sách rõ ràng (dễ đọc); thiết kế mục lục hay các trang sách đều dễ nhìn; sách còn có cái bookmark “siêu chữ”, lần đầu tui thấy một chiếc bookmark nhiều chữ vậy luôn á.

Về nội dung, cuốn này có 5 chương, sách khá mỏng, phần mình thích nhất là hướng dẫn tổng hợp của sách (phần này tác giả sẽ tóm tắt lại các nội dung chính của từng chương trong sách); nội dung sách sẻ chia sẻ về các kĩ năng giúp trau dồi trí tuệ cảm xúc, khả năng thấu cảm, giao tiếp, … dễ hiểu và cô đọng.

Gấp lại cuốn sách, mình thấy EQ là một chỉ số rất quan trọng, đặc biệt là nó còn có thể rèn luyện nên mọi người hãy cố gắng trau dồi và rèn luyện thêm để chỉ số EQ ngày càng cải thiện nha.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Sức mạnh của EQ

Tóm tắt & Review sách Sức mạnh của EQ – Đánh Thức Trí Tuệ Cảm Xúc – Làm Chủ Ngôn Ngữ – Thu Phục Lòng Người – Patrick King

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Cảm nghĩ của bạn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

error: Content is protected !!!
Exit mobile version