Tóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường – Adele Faber & Elaine Mazlish

0
405

Tóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường – Adele Faber & Elaine Mazlish

1. Giới thiệu tác giả

Adele Faber & Elaine Mazlish là hai chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về vấn đề giao tiếp và sự thấu hiểu giữa người lớn và trẻ em. Adele Faber tốt nghiệp bằng Cử nhân sân khấu và kịch nghệ tại Đại học Queens College, lấy bằng thạc sĩ giáo dục tại Đại học New York và dành tám năm để giảng dạy tại các trường Trung học Thành phố New York. Elaine Mazlish tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học về nghệ thuật sân khấu Đại học New York và bà là đạo diễn các chương trình dành cho trẻ em tại Grosvenor house và Lenox Hill Settlements.

2. Giới thiệu tác phẩm

Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường được ươm mầm từ khi tác giả còn là những bà mẹ trẻ đi tham dự những buổi sinh hoạt dành cho phụ huynh. Cùng với những kinh nghiệm quý báu, dày dặn của các thầy cô giáo và sự tìm hiểu của mình, bộ đôi Adele Faber & Elaine Mazlish đã cho ra đời tác phẩm này.

3. Mục lục

  1. Xử lý những cảm xúc gây cản trở việc học
  2. Bảy kỹ năng mời gọi trẻ hợp tác
  3. Những cạm bẫy của sự trừng phạt và những giải pháp thay thế nhằm giúp trẻ tự giác hơn
  4. Cùng nhau giải quyết vấn đề
  5. Khen ngợi mà không tâng bốc, phê bình nhưng không gây tổn thương
  6. Làm sao để giải phóng trẻ khỏi một vai trò nào đó
  7. Phụ huynh và giáo viên hãy phối hợp với nhau
  8. Vật bắt giữ giấc mơ

4. Tóm tắt nội dung sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường

Xử lý những cảm xúc gây cản trở việc học

Trẻ cần được thừa nhận cảm xúc cả ở nhà lẫn ở trường. Thay vì lơ đi cảm xúc của trẻ, bạn có thể:

  1. Xác định xem chúng đang cảm thấy thế nào.
  2. Thừa nhận cảm xúc của trẻ bằng một từ hoặc một âm tiết “Ồ”, “Ô”, “Ừm”, “À” hay “Ra vậy”.
  3. Đưa ra viễn cảnh mà trong thực tại trẻ đã không làm được.
  4. Thừa nhận cảm xúc của trẻ, ngay cả khi bạn đang cố uốn nắn những hành vi không thể chấp nhận được.

Bảy kỹ năng mời gọi trẻ hợp tác

Khơi gợi sự hợp tác ở nhà và ở trường cho trẻ. Đồng thời, thay vì chất vấn hay chỉ trích trẻ, bạn có thể:

  1. Mô tả vấn đề
  2. Cung cấp thông tin
  3. Đưa ra sự lựa chọn
  4. Nói ngắn gọn
  5. Mô tả cảm xúc của bạn
  6. Viết vấn đề ra giấy
  7. Bông đùa (dùng giọng nói hay tính cách của người khác)

Những cạm bẫy của sự trừng phạt và những giải pháp thay thế nhằm giúp trẻ tự giác hơn

Khi trẻ mắc lỗi, Thay vì đe dọa, trừng phạt, bạn có thể:

  1. Chỉ ra một giải pháp hữu ích
  2. Bày tỏ nỗi thất vọng ghê gớm
  3. Nêu sự mong mỏi của bạn
  4. Chỉ cho trẻ cách khắc phục
  5. Đề xuất sự lựa chọn
  6. Để trẻ nếm trải hậu quả do hành vi của nó gây ra

Cùng nhau giải quyết vấn đề

  1. Hãy nghe cảm xúc và nhu cầu của trẻ.
  2. Tóm tắt quan điểm của trẻ.
  3. Hãy bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của bạn.
  4. Khuyến khích trẻ cùng động não với mình để tìm ra giải pháp.
  5. Viết tất cả những ý kiến ra – không đánh giá.
  6. Cùng nhau quyết định xem ai không thích ý kiến nào, có thể thực hiện ý kiến nào và lập kế hoạch thực hiện ra sao.

Khen ngợi mà không tâng bốc, phê bình nhưng không gây tổn thương

Đừng ngần ngại mà dành cho trẻ những lời khen hữu ích và lời phê bình mang tính xây dựng:

  1. Mô tả những gì mình trông thấy hoặc nghe thấy.
  2. Mô tả cho trẻ biết bạn cảm thấy gì.
  3. Chỉ ra những gì cần làm.

Làm sao để giải phóng trẻ khỏi một vai trò nào đó

Hãy giải phóng trẻ khỏi một vai trò bị áp đặt thay vì ép trẻ theo một khuôn khổ nhất định:

  1. Tìm cơ hội chỉ cho trẻ thấy một bức tranh mới về bản thân chúng.
  2. Đặt trẻ vào những tình huống mà chúng có thể nhìn thấy mình khác đi.
  3. Cố ý cho trẻ nghe thấy bạn nói gì đó tích cực về chúng.
  4. Lập ra kiểu mẫu hành vi mà bạn muốn thấy ở chúng.
  5. Nhắc cho trẻ nhớ những thành tích chúng từng đạt được.
  6. Bày tỏ những cảm xúc hoặc niềm mong mỏi của bạn.

Phụ huynh và giáo viên hãy phối hợp với nhau

Trong cuộc họp phụ huynh lý tưởng, thay vì bắt đầu bằng cách nêu lên những sai phạm, bạn hãy thử:

  1. Bắt đầu bằng cách mô tả những điều đúng đắn.
  2. Mô tả điều mà đứa trẻ cần làm.
  3. Chia sẻ vấn đề cần được quan tâm.
  4. Chia sẻ những điều tốt đẹp của trẻ khi ở nhà hoặc ở trường.
  5. Chung tay bàn bạc một kế hoạch.
  6. Kết thúc cuộc gặp gỡ bằng một câu tường thuật mang tính tích cực để phụ huynh có thể nhắc lại cho trẻ nghe.
  7. Làm theo đúng như kế hoạch.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường

Đây là cuốn sách dành cho phụ huynh và giáo viên – những đối tượng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ với tiêu đề rất rõ ràng: Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường.

Với những hình minh họa sinh động, cuốn sách giúp người đọc không bị nhàm chán. Cuốn sách nêu ra những ví dụ cụ thể về thái độ và ngôn ngữ của quy trình học. Đồng thời, những cách để tạo ra một môi trường cảm xúc, khiến trẻ cảm thấy an toàn để mở lòng ra trước những cái mới lạ cũng được tác giả trình bày đầy đủ. Cuốn sách cũng giúp bạn biết được cách để trẻ dám chịu trách nhiệm và rèn luyện tình tự giác cho trẻ. Cuối cùng là những phương pháp nhằm động viên, khích lệ trẻ tin rằng chúng là ai và chúng sẽ trở thành người như thế nào.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường

Tóm tắt & Review sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường – Adele Faber & Elaine Mazlish

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây